Đừng biến hành khách thành "diễn viên"
Cà phê tối - 18/12/2021 14:17 An Vinh
"Đầu gà" “Anh hùng từ thiện" Phạm Nhật Vượng |
Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông trở thành "diễn viên" bất đắc dĩ. |
Sự việc đã diễn ra cả chục ngày trước nhưng cho đến hôm nay vẫn gây bức xúc trong dư luận, thậm chí làm nóng cả bên lề nghị trường Quốc hội.
Câu chuyện bức xúc này bắt đầu từ việc, tối 7/12, tàu điện Cát Linh - Hà Đông lần đầu tiên diễn tập phản ứng với sự cố kể từ khi tuyến đường sắt này được đưa vào khai thác thương mại. Tình huống diễn tập là lỗi tín hiệu xảy ra ở máy đếm trục tín hiệu Ga Cát Linh. Lúc này trên tàu có khoảng 40 hành khách. Ga Cát Linh phải đóng cửa hơn 30 phút để khắc phục sự cố, trong khi nhiều hành khách được một phen hú vía.
Đa số ý kiến hành khách đều e ngại về việc nếu họ không may đi đúng vào chuyến tàu có diễn tập thì sẽ bị muộn giờ đi làm, đi học,... Thậm chí có những hành khách nêu câu hỏi “nếu không được báo trước, liệu người đi tàu có quyền kiện vì ảnh hưởng tới lịch trình di chuyển và công việc của họ không?"
Đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội giải thích với báo chí, việc diễn tập các tình huống sự cố "được thực hiện theo khuyến cáo của tư vấn ACT - Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống đường sắt - trong giai đoạn đầu khai thác".
Phân tích về lời giải thích trên, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Tinh Thông Luật nói, hiện nay pháp luật có quy định về việc diễn tập để ứng phó với nguy cơ sự cố, tai nạn xảy ra trong một số lĩnh vực. Ví dụ như việc diễn tập cấp cứu trong hoạt động y tế, hay phòng cháy, chữa cháy đều phải dựa trên các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; cách thức triển khai theo phương án được phê duyệt và phải được thông báo trước.
Tuy nhiên, Luật Đường sắt năm 2017 cũng như các Nghị định, Thông tư dưới luật không đề cập đến việc diễn tập mà "diễn viên là những hành khách" khi họ chưa được hỏi trước ý kiến, thậm chí không đồng ý tham gia. Trong hoạt động giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển, hàng không cũng chưa có điều luật nào quy định về việc diễn tập không báo trước.
"Theo nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự thì các cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Và chỉ có luật của Quốc hội mới được phép đặt ra những quy định cấm đoán hay hạn chế quyền của người dân khi họ đang tham gia giao thông công cộng", Luật sư Bình nói.
Ông Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, khuyến nghị "việc diễn tập không báo trước cần phải cân nhắc thận trọng và nên nghiên cứu thêm". “Diễn tập là cần thiết để cơ quan chức năng chủ động ứng phó với các sự cố có thể xảy trong quá trình vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Tuy nhiên, nếu diễn tập gây tâm lý bất an cho hành khách thì không nên", ông Hưng nêu quan điểm.
Đại biểu này nói thêm, các cơ quan chức năng của Hà Nội cần công khai 63 quy trình ứng phó khẩn nguy tàu Cát Linh - Hà Đông và các kịch bản, phương án liên quan. "Việc công khai phương án diễn tập là rất cần thiết bởi phải kết hợp giữa tuyên truyền và diễn tập nội bộ. Những người điều vận và đảm bảo an ninh trật tự phải được tập luyện trước. Hành khách thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng. Người dân nắm được thông tin sẽ chủ động phối hợp thực hiện tốt hơn", ông Hưng nói.
Ngoài ra, ông Hưng đề nghị rà soát kỹ các quy định pháp luật về việc diễn tập không báo trước, để tránh ảnh hưởng đến quyền của người dân.
Còn ông Phạm Văn Hòa (Ủy Ban Pháp luật của Quốc hội) thì cho rằng "vấn đề quan trọng là các tình huống diễn tập sự cố không báo trước đó có nội dung, mức độ như thế nào".
Theo ông Hòa, mục đích của diễn tập là phòng ngừa sự cố có thể xảy ra, chuẩn bị phương án ứng phó. Vì vậy, trong thực tế có thể chấp nhận một số phương án diễn tập không báo trước, "qua đó sẽ rút kinh nghiệm được tốt hơn". Tuy nhiên, ông cho rằng các cơ quan chức năng cần cân nhắc kỹ nội dung diễn tập và "phải có các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối". Đồng thời, các tình huống diễn tập cần tính đến ảnh hưởng lịch trình di chuyển, công việc của hành khách để có giải pháp phù hợp.
Đông đảo các ý kiến của hành khách và dư luận đều thống nhất ở quan điểm, các cuộc diễn tập trên các cơ sở dịch vụ công hay hạ tầng dân sự là hoạt động đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận chứ không phải chỉ để tạo ra yếu tố bất ngờ. Nếu như hôm tuyến Cát Linh - Hà Đông tổ chức cuộc diễn tập bất ngờ mà trong số hành khách đang đi trên tàu có người cao tuổi có vấn đề về tim mạch, có phụ nữ có thai, các em nhỏ,... bị ảnh hưởng sức khoẻ do chấn động tâm lý thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Không một điều luật nào cho phép một doanh nghiệp dùng tính mạng số đông người dân làm một phép thử liều lĩnh và nguy hiểm như vậy cả?
Diễn tập bất ngờ chỉ có thể áp dụng trong lực lượng chuyên nghiệp và tương thích như: cảnh sát, cứu hỏa, cứu hộ cứu nạn, không thể áp dụng vào các sinh hoạt xã hội bình thường, trong đó có việc tham gia giao thông của hành khách
Nói một cách hình ảnh, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có thể xây dựng nhiều kịch bản, dựng nên nhiều "vở kịch" để thử thách độ an toàn của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, nhưng họ tuyệt đối không được biến các hành khách thành những "diễn viên" bất đắc dĩ cho những "vở kịch" của mình.
Xin hãy “hạ màn” vĩnh viễn những “vở kịch” không đúng quy định của luật pháp và trái với lòng dân như “vở kịch” hôm 7/12 trên tuyến Cát Linh - Hà Đông!
“Lên ép luôn! Xin lỗi!” Chiến thắng 3-0 của tuyển Việt Nam trước đội tuyển Malaysia trong khuôn khổ AFF Suzuki Cup 2020 làm nức lòng người hâm mộ. Không ... |
Hội An muốn ngừng tiêu thụ thịt chó: Thành bại, tại Facebook? Vừa qua, Hội An đã ký văn bản ghi nhớ cam kết không tiêu thụ thịt chó mèo nhằm cải thiện hình ảnh du lịch. ... |
Hãy chọn những niềm vui an toàn Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng, đại dịch trong 2 năm qua đã dẫn tới những cuộc khủng hoảng to lớn, cả về ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.