Dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: sự khẳng định vị thế của người lao động
Kinh tế - Xã hội - 09/06/2022 16:59 QUỐC THẮNG
Trong kỳ họp Quốc hội thứ 3 khóa XV (từ ngày 23/5/2022 đến ngày 16/6/2022), chúng ta thấy có nhiều nội dung được các đại biểu bàn thảo liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội trong công cuộc phát triển của đất nước.
Trong đó, việc góp ý Dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những nội dung quan trọng. Bởi vì, đây được xem là một bước tiến mới để chi tiết hóa Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở mà chúng ta đã áp dụng. Tính chất đồng bộ và toàn diện của việc thực hiện quy chế dân chủ chỉ được hiện thực hóa khi chúng ta đặt nội dung này trong hệ thống pháp luật.
Mặt khác, dân chủ cần được bảo đảm ở bất cứ nơi nào có tính quan hệ giữa hai yếu tố như: giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể, giữa công dân với Nhà nước. Việc đưa ra Dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Bởi vì, hơn bất cứ lĩnh vực nào, quan hệ lao động vốn là vấn đề phức tạp và liên quan mật thiết đến quy chế thực hiện dân chủ. Xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định là điều kiện cơ bản để cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển. Điều đó chỉ thực hiện được nếu chúng ta có một quy chế dân chủ hoàn thiện.
Quang cảnh Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: danvan.vn |
Tầm quan trọng của vấn đề thực hiện quy chế dân chủ trong quan hệ lao động thể hiện rõ ở Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Trong đó, quy chế dân chủ được hướng dẫn chi tiết ở Mục 2, Chương 5. Đặt quy chế dân chủ trong nội dung “Đối thoại tại nơi làm việc” thực chất là khẳng định tính chất tiền đề của việc thực hiện quy chế dân chủ trước hết là đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động (đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu, đối thoại khi có vụ việc).
Đối thoại là cơ hội để các bên trình bày nguyện vọng, đề xuất các ý tưởng, giải pháp liên quan hướng đến một quan hệ lao động hài hòa. Trong quá trình áp dụng quy chế dân chủ vào thực tế ở cơ sở, chúng ta thấy luôn có những vấn đề mới phát sinh. Chính vì thế, việc tổ chức các hình thức đối thoại là cách thức để hoàn thiện tinh thần dân chủ ở cơ sở, rút ra các bài học kinh nghiệm từ các vấn đề đã xảy ra trước đó. Thực tế cho thấy, đơn vị nào thực hiện tốt quy chế dân chủ thì đơn vị đó giảm được số vụ tranh chấp lao động tập thể.
Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đối thoại với công nhân lao động Công ty TNHH JA Solar. Ảnh: laodongcongdoan.vn |
Để có những cuộc đối thoại có ý nghĩa thiết thực, không mang tính hình thức, Công đoàn các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, dự kiến các nội dung gắn liền với thực tế của từng đơn vị.
Khi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được ban hành, cán bộ công đoàn phải là người được tiếp cận sớm và nắm rõ các điều khoản trong đó. Những đợt tập huấn để chi tiết hóa hoặc thảo luận về tình huống bằng cách đặt vấn đề trong thực tế trở nên rất cần thiết.
Từ đó, khả năng tư vấn pháp luật, đàm phán, thương lượng của cán bộ công đoàn được nâng cao. Vai trò của cán bộ công đoàn còn được thể hiện ở khía cạnh khác: hơn ai hết, cán bộ công đoàn là người thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động, gắn bó mật thiết với người lao động. Khía cạnh này có tầm quan trọng trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở chỗ: yếu tố pháp lý luôn được đặt cạnh với tinh thần nhân văn, kể cả khi quy chế dân chủ đã được “luật hóa”.
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với các đơn vị Nhà nước - là nơi trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước. Luật sẽ có tác dụng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ở các đơn vị này.
Có ý kiến cho rằng, chúng ta cần áp dụng Luật này cho cả các đơn vị doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng này phải phù hợp với tính chất của từng loại hình doanh nghiệp.
Mặt khác, khi xây dựng các điều khoản, cần đảm bảo thống nhất để không bị chồng chéo với các quy định về dân chủ ở cơ sở trong Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn. Mặt khác, phải lưu ý đến vấn đề chế tài xử phạt và đề phòng tình trạng lợi dụng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, chống đối, gây mất an ninh trật tự và đoàn kết trong các tổ chức.
Kể từ Chỉ thị số 30-CT/TW (năm 1998), việc triển khai, áp dụng quy chế dân chủ ở cơ sở đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị - xã hội của nước ta, đặc biệt là vị thế của người lao động ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để dân chủ hóa xã hội ngày càng sâu rộng hơn, chúng ta cần hệ thống hóa các quy chế một cách chặt chẽ và khoa học. Việc ban hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với mọi tổ chức có quan hệ lao động.
Đại biểu Quốc hội quan tâm vấn đề khuyến khích đầu tư và chính sách tiền lương của người lao động Một số Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh vào các lĩnh vực chế tạo ... |
Kỳ họp Quốc hội với nhiều quyết sách đảm bảo quyền lợi, vị thế của người lao động Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, khai mạc vào ngày 23/5 (dự kiến bế mạc vào ngày 16/6) bàn nhiều ... |
"Cả mười tỉnh đều xin cơ chế thì không thể gọi là đặc thù..." Chiều 24/5 Quốc hội xem xét, ban hành một số nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.