Doanh nghiệp, người lao động “chật vật” vì nghẽn chuỗi cung ứng xăng dầu
Đời sống - 01/11/2022 19:25 NGUYỄN NAM
TP.HCM nêu kiến nghị “nóng” về tình hình cung ứng xăng dầu "Nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài gây nên thiếu xăng dầu cục bộ" Từ chuyện doanh nghiệp xăng dầu "ma" |
Những ngày qua, tình trạng một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, hạn chế bán hàng tiếp tục xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải mà còn ảnh hưởng đến cả công việc của công nhân, người lao động, người dân nói chung.
Người lao động “chật vật” tìm xăng
“Hôm qua là một ngày ‘kinh hoàng’ khi phải chạy hơn 10km, đi qua 9 cửa hàng mới có thể đổ được xăng”, chị Dương Thủy - nhân viên của Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam chia sẻ và cho biết, tình trạng khan hiếm xăng đã diễn ra lâu nay nhưng vẫn không tin “tới mức như vậy” vì trước đó, khu vực Q.12 nơi chị ở đã có cây xăng, quy định chỉ đổ 30.000 đồng/xe máy.
Theo chia sẻ của chị Thủy, chị phải chạy từ Q.12 lên đường Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp) tới Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), quảng đường hơn 10km, tới cây xăng nào cũng “thông báo hết xăng, còn dầu”, đi qua 9 cửa hàng xăng dầu mới “được duyệt đổ 30.000 đồng”. “Mất 2 tiếng đồng hồ chỉ để đi đổ xăng, xem như buổi đó không làm được việc gì”, chị nhớ lại.
Một cửa hàng xăng dầu tại quận Gò Vấp treo biển "hết xăng". Ảnh: NGUYỄN NAM |
Không “may mắn” như chị Dương Thủy, chị Đ. T. T - nhân viên của một công ty làm dịch vụ logistics tại TP.HCM đã phải “gọi điện thoại cho người thân” để nhờ “tiếp tế nhiên liệu” vì suốt chặng đường từ nhà tới công ty, cửa hàng xăng dầu đã treo bảng “hết xăng” trong khi xe của chị không còn nhiên liệu để đi tiếp.
Doanh nghiệp lo lắng những ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
Bên cạnh người lao động bị ảnh hưởng đến thời gian làm việc, các cá nhân, doanh nghiệp dịch vụ cũng chịu tác động không kém. Theo chia sẻ của anh Nguyễn Năng Phúc, tài xế xe công nghệ, thực trạng quy định hạn mức đổ xăng diễn ra chủ yếu ở các cửa hàng xăng dầu tư nhân, các cửa hàng trực thuộc hệ thống xăng dầu như Petrolimex thì không. “Tuy nhiên, mọi người vẫn phải đứng xếp hàng gần cả tiếng đồng hồ để chờ tới lượt đổ xăng”, anh Phúc nói và cho biết, điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc đón, trả khách.
Hay như anh Mai Đức Hòa - Giám đốc một công ty truyền thông tại TP.HCM cũng đã phải đứng chờ 45 phút mới đổ được xăng cho phương tiện của mình. “Thời gian chờ để tới lượt khiến tôi trễ hẹn với khách hàng”, anh Hòa chia sẻ và cho biết thêm, nếu không tìm được giải pháp dài hơi, việc thiếu hụt nhiên liệu như hiện nay sẽ tác động lớn đến kinh tế thị trường.
Chia sẻ với phóng viên, ông An Sơn Lâm - nhà sáng lập Thuyền buồm Đông Dương, than phiền rằng khoảng nửa tháng trước, tình trạng khan hiếm xăng đã diễn ra khiến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tàu du lịch của ông rất khó mua đủ nhiên liệu hoạt động. “Trước đây, chúng tôi mua dầu trực tiếp từ Petrolimex, mỗi lần khoảng 3.000 lít cho khoảng 14 ngày hoạt động. Tập đoàn xăng dầu này sẽ dùng xe chuyên dụng đến cảng để bơm trực tiếp xuống tàu. Mấy hôm nay, lượng dầu doanh nghiệp mua được chỉ khoảng 1/6 so với trước nên phải đi lùng ở nhiều cửa hàng mới đủ nhiên liệu cho tàu chạy”, ông Lâm nói và cho biết thêm, hiện nay dù việc mua dầu cho tàu hoạt động đã dễ hơn khoảng 10 ngày trước nhưng do giá thành cao nên đẩy giá hoạt động lên cao.
Người lao động đứng xếp hàng dài chờ tới lượt để đổ xăng. Ảnh: NGUYỄN NAM |
Theo ông Lâm, hoạt động kinh doanh tàu du lịch nói riêng hay hoạt động đường thủy nói chung, nếu sử dụng tiếp nhiên liệu thì khó và phức tạp hơn hoạt động vận chuyển trên cạn. Vì việc tiếp nhiên liệu lên tàu vừa tốn thêm chi phí, nhân công, vừa hao hụt nhiên liệu trong quá trình chiết rót. Mức chi phí của doanh nghiệp vì vậy đã tăng khoảng 20% so với trước.
Nếu tình trạng khan hiếm xăng dầu kéo dài, Thuyền buồm Đông Dương không chỉ gặp khó vì không đủ nhiên liệu để hoạt động mà còn phải chịu tổn thất về tài chính khi chi phí tăng. Vì thế, để giải quyết tình trạng này, ông Lâm cho rằng, Chính phủ nên sớm can thiệp, chỉ đạo sát sao các đơn vị liên quan bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu theo nhu cầu; xuất quỹ bình ổn xăng dầu để ổn định giá thị trường; có chính sách phù hợp cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu, bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp, tránh tình trạng càng bán càng lỗ như các doanh nghiệp xăng dầu phản ánh hiện nay.
Tình trạng thiếu hụt xăng khiến người lao động, người dân... phải đứng chờ rất lâu mới tới lượt đổ. Ảnh: NGUYỄN NAM |
Cần có giải pháp hiệu quả, nhanh chóng
Sở Công thương TP.HCM cho biết, có trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động 24/24 giờ nhưng cũng có doanh nghiệp đăng ký bán hàng từ 6 - 18 giờ hàng ngày, hay chỉ bán đến 17 giờ hàng ngày.
Theo Sở Công thương TP.HCM, tính đến tháng 10/2022, thành phố có 550 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, 60 thương nhân phân phối, 1 thương nhân làm tổng đại lý và 29 đại lý bán lẻ.
Để tránh tình trạng doanh nghiệp đăng ký, thay đổi, giảm thời gian bán hàng nhất là trong trường hợp nguồn cung xăng dầu thiếu hụt thì cần có quy định về thời gian bán hàng của các cây xăng trên địa bàn. Vì thế, đơn vị này đang lấy ý kiến dự thảo tờ trình ban hành quy định giờ bán hàng, các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP.HCM.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều người lao động, bản chất của việc thiếu hụt xăng dầu như hiện nay là do không đủ nguồn hàng để cung ứng ra thị trường chứ không phải có hàng mà không bán. Vì thế, việc Sở Công thương đề xuất quy định giờ bán xăng dầu là không sát với thực tế.
Một doanh nghiệp bị phạt 890 triệu đồng vì bán xăng không đảm bảo chất lượng UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Triều Võ Petro hơn 890 ... |
Nhiều cây xăng ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên hết xăng RON 95 do thiếu nguồn cung Tiến hành giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, lực lượng chức năng ghi ... |
Khi “dòng máu” xăng dầu chập chờn tắc nghẽn “Nửa đêm người dân TP.HCM ùn ùn đi đổ xăng, chen nhau từng chút”, “Người dân ở TP.HCM chật vật mua xăng”, “Nhiều xây xăng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.