Diễn biến mới nhất vụ trục lợi bảo hiểm xã hội ở Đồng Nai
Pháp luật lao động - 03/06/2023 19:51 TRẦN LƯU
Ngày 3/6, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, cho biết, cơ quan này vừa có văn bản gửi Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh thống nhất tạm dừng hợp đồng chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với 4 phòng khám tư nhân tại TP Biên Hòa.
Động thái này diễn ra sau khi Công an TP Biên Hòa phát hiện vụ trục lợi BHXH với quy mô lớn xảy ra trên địa bàn.
Cụ thể, 4 phòng khám bị tạm dừng vì làm khống giấy tờ hưởng BHXH gồm: Phòng khám Đa khoa Tân Long, Phòng khám Đa khoa Long Bình Tân (phường Long Bình Tân); Phòng khám Đa khoa Tam Đức (phường Tân Hiệp) và Phòng khám Đa khoa Quốc tế Mỹ Đức (phường Long Bình).
Lực lượng Công an đang khám xét phòng khám liên quan đến vụ trục lợi. Ảnh: CACC. |
Thời gian tạm dừng hợp đồng khám chữa bệnh BHYT từ ngày 3/6 cho đến khi BHXH tỉnh và Sở Y tế tỉnh có văn bản thông báo mới, căn cứ theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi trục lợi quỹ BHXH, BHYT của các phòng khám nêu trên.
Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 18 người để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
18 người bị tạm giữ có 5 bác sĩ, trong đó có 3 bác sĩ là trưởng các phòng khám đa khoa, gồm: Phòng khám Long Bình Tân, Phòng khám Tân Long và Phòng khám Hiền Phước; 2 bác sĩ là Phó Phòng khám Đa khoa Tam Đức và bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Mỹ Đức; 13 người còn lại là dược sĩ, nhân viên y tế và đối tượng chuyên môi giới để làm giả các loại giấy tờ liên quan.
Vào sáng ngày 30/5 vừa qua, lực lượng Công an đã đồng loạt khám xét các phòng khám, nhà ở của một số đối tượng tại các phường: Tân Hiệp, Long Bình, Long Bình Tân, Trảng Dài, Bửu Hòa.
Quá trình khám xét, Công an đã thu giữ hàng trăm nghìn giấy chứng nhận bệnh nghỉ hưởng BHXH, giấy khám sức khỏe (đã ghi khống kết quả, chưa có thông tin người khám) và nhiều máy móc, tài liệu liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng khám.
Công an thành phố Biên Hòa đã triệu tập hơn 30 người liên quan đến việc làm các giấy tờ giả để xác minh, làm rõ.
Bước đầu, Công an xác định ngoài việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân hằng ngày, các phòng khám còn mua bán, làm “khống” các loại giấy tờ như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy khám sức khỏe để bán cho người lao động, chủ yếu là công nhân trong các công ty.
Công an đã thu giữ nhiều tài liệu, giấy tờ thể hiện chủ phòng khám ký tên, đóng dấu xác nhận bệnh lên "giấy chứng nhận nghỉ việc, hưởng BHXH" cho người đi mua loại giấy này, trong khi người đi khám không có bệnh.
Bằng cách xác nhận khống này, người giả bệnh lấy giấy này về nộp cho doanh nghiệp để làm cơ sở được BHXH chi trả lương, giúp cho nhiều đối tượng trục lợi BHXH.
Các phòng khám ngoài việc mua bán các giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH còn lập hồ sơ để được quyết toán tiền bảo hiểm y tế.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng mở rộng điều tra, làm rõ.
Hành vi mua bán sổ BHXH bị xử lý thế nào? Hành vi mua bán sổ BHXH là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự. |
Thu sai đối tượng 3,5 tỷ đồng bảo hiểm xã hội trong năm 2021 Kiểm toán Nhà nước cho biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thu bảo hiểm bắt buộc không đúng đối tượng 220 trường hợp ... |
Tỉnh ủy Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm Ngày 30/5, đồng chí Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đã ký, ban hành Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy, tổ ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định