Điểm tựa vững chắc cho NLĐ: Kỳ 1 - Những tháng ngày không thể quên
Đời sống - 07/07/2022 08:40 TRỊNH QUỐC DŨNG – TTXVN tại Đà Nẵng
Có thể nói, chuỗi tháng ngày căng mình chống dịch Covid-19 là khoảng thời gian khó khăn “không thể quên”, nhất là đối với những công nhân, người lao động (NLĐ) ngoại tỉnh đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Nhưng nhờ có các hoạt động chung tay sẻ chia của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Nẵng với các chủ doanh nghiệp, công đoàn cơ sở nên NLĐ đã yên tâm sản xuất “3 tại chỗ”, đảm bảo an toàn trong dịch bệnh và mang lại nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình.
Vách ngăn an toàn trong dịch bệnh
Anh Huỳnh Phúc Hồng hiện là công nhân tại phân xưởng in của Công ty Cổ phần Công nghiệp Nhựa Chin Huei (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Đã gần một năm trôi qua, nhưng anh vẫn nhớ như in những tháng ngày dọn vào Công ty để ăn, ngủ, làm việc theo mô hình “3 tại chỗ” trong đợt cao điểm chống dịch Covid-19 cuối năm 2021. Tuy nhà chỉ cách Công ty khoảng 1 cây số nhưng trong gần một tháng, anh phải tuân thủ quy định, không được về thăm vợ con.
Sáng kiến vách ngăn trên bàn ăn tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Nhựa Chin Huei (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Ảnh: QUỐC DŨNG |
“Thời điểm đó, khó khăn nhất mà mình phải vượt qua là về mặt tình cảm - nỗi nhớ gia đình. Còn các điều kiện về ăn, ngủ, làm việc đều được lãnh đạo Công ty và Công đoàn đáp ứng đầy đủ, chỉ việc yên tâm sản xuất. Tuy dịch bệnh khó khăn nhưng các công nhân vẫn được nhận đủ 100% lương và được thêm tiền hỗ trợ trong thời gian “3 tại chỗ”. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa bị mắc Covid-19 và vẫn giữ được việc làm ổn định.”– anh Huỳnh Phúc Hồng chia sẻ.
Từ tháng 2/2020, để đảm bảo an toàn cho các công nhân, Công ty Nhựa Chin Huei cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Đà Nẵng sáng kiến chế tạo ra các vách ngăn cá nhân để đảm bảo phòng, chống dịch trong hoạt động ăn uống của công nhân. Tại căng tin của Công ty, mỗi bàn ăn được đặt các vách ngăn bằng nhựa cứng, chia bàn ăn làm 4 phần. Trong giai đoạn “3 tại chỗ” thì mỗi bàn ăn chỉ được sắp xếp 2 người ngồi ở 2 góc chéo nhau để đảm bảo giãn cách. Nhờ tuân thủ nghiêm các quy định về giãn cách, an toàn lao động nên dù có tới hàng trăm công nhân thực hiện “3 tại chỗ” nhưng Công ty chưa bị bùng phát đợt dịch nghiêm trọng nào.
Đại diện cơ quan TTXVN tại Đà Nẵng trao tặng vật tư, dụng cụ phòng, chống dịch cho LĐLĐ TP Đà Nẵng để hỗ trợ các công nhân thực hiện “3 tại chỗ”. Ảnh: QUỐC DŨNG |
Đồng chí Lưu Diễn Hiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty Nhựa Chin Huei cho biết: “Ban lãnh đạo Công ty đánh giá rất cao công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam và TP Đà Nẵng. Đặc biệt, thành phố đã ưu tiên cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, thực hiện tiêm vaccine sớm nhất cho các công nhân, NLĐ để yên tâm sản xuất. Có thể nói, khoảng thời gian thực hiện “3 tại chỗ” là thời điểm rất khó khăn, Công ty đã chi khoảng 300 triệu đồng để thực hiện công tác này, trong khi lợi nhuận rất thấp, chủ yếu hoạt động để đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi hàng hóa. Nhưng Công ty đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của công đoàn các cấp, với tổng số tiền hơn 90 triệu đồng cùng nhiều lương thực, thực phẩm để cải thiện bữa ăn cho các công nhân. Trong khó khăn, sự hỗ trợ của LĐLĐ, chính quyền thành phố đã tiếp sức cho Công ty ổn định sản xuất, chăm lo cho NLĐ để sớm phát triển, phục hồi sau dịch bệnh".
“Cắm trại” giữa Công ty
Ngoài Công ty Nhựa Chin Huei, nhiều doanh nghiệp khác tại Đà Nẵng cũng chủ động lên phương án, chuyển phương thức hoạt động từ sản xuất bình thường sang thực hiện “3 tại chỗ” để chống dịch. Điển hình như các đơn vị: Công ty CP Quốc tế Vinatex Đà Nẵng, Công ty CP Quốc tế Phong Phú, Trung tâm Vận chuyển và kho vận miền Trung; Công ty TNHH Universal Alloy Corporation (UAC), Công ty Cổ phần Dệt may 29/3... Trong đó, Công ty UAC (Khu Công nghệ cao, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) là đơn vị thực hiện “3 tại chỗ” sớm nhất tại Đà Nẵng.
Ngay từ cuối tháng 6/2021, khi Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine, Công ty UAC có một công nhân mắc Covid-19, doanh nghiệp đã triển khai phương án “3 tại chỗ” cho gần 60 trường hợp có nguy cơ mắc bệnh được làm việc và ăn, ở ngay tại nhà máy. Phương án này đã được Công ty kích hoạt, triển khai chỉ vài giờ sau khi có thông tin về ca bị nhiễm bệnh. Để tránh dừng sản xuất, gián đoạn chuỗi cung ứng, Công ty đã chuẩn bị sẵn phương án tổ chức cho gần 700 cán bộ, công nhân “cắm trại” ngay tại Công ty. Trong thời gian đó, các điều kiện sinh hoạt, nhu yếu phẩm của các lao động tại nhà máy được cung ứng đầy đủ. Hằng ngày, các công nhân đều được đo thân nhiệt, mỗi tuần đều được lấy mẫu xét nghiệm.
Nhớ lại khoảng thời gian “cắm trại, ngủ lều” ở Công ty, anh Nguyễn Mạnh Hậu – công nhân Công ty UAC cho biết: "Sau khi Công ty phát hiện ca F0 đầu tiên, tôi cũng là người thuộc diện có nguy cơ cao nên đã cùng khoảng 60 công nhân khác được cách ly ngay tại phân xưởng để tiếp tục sản xuất, sinh sống theo mô hình “3 tại chỗ”. Thời gian đó, tôi cũng khá lo lắng vì dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Ban đầu mọi người đều hoang mang trước viễn cảnh phải nằm lều, ngủ trại tại Công ty hàng tháng trời. Tuy nhiên, sau vài ngày, nhận thấy cách vận hành của mô hình “3 tại chỗ” khá an toàn, và thường xuyên được kiểm tra phòng dịch mỗi ngày, nên ai cũng yên tâm, tập trung sản xuất".
Lãnh đạo LĐLĐ TP Đà Nẵng thăm hỏi, động viên các công nhân đang thực hiện “3 tại chỗ” tại Công ty UAC. Ảnh: XUÂN HẬU |
Đồng chí Đinh Thị Thanh Hà – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng nhận định các mô hình “3 tại chỗ” tại Đà Nẵng thể hiện sự chủ động và quan điểm tích cực của doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp đã chăm lo tốt cho NLĐ để họ yên tâm ăn ở tại chỗ và duy trì tiến độ sản xuất. Đây là những mô hình tiên phong, rút ra nhiều kinh nghiệm cho những doanh nghiệp khác thuộc các khu công nghiệp ở Đà Nẵng. Trong thời gian đó, LĐLĐ TP cũng luôn đồng hành, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Theo thống kê của LĐLĐ TP, trong năm 2021 vừa qua, các cấp Công đoàn ở TP Đà Nẵng đã hỗ trợ trên 41 tỷ đồng cho tuyến đầu chống dịch, doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” và đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; trong đó nguồn kinh phí của LĐLĐ TP là 23 tỷ đồng và các cấp công đoàn trực thuộc là hơn 18 tỷ đồng.
Mời bạn đón đọc kỳ 2: "Tình người trong gian khó".
Hộp thư Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng |
Kỹ thuật viên đam mê sáng tạo, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỉ đồng |
Phiên chợ công nhân sẻ chia áp lực, lan tỏa niềm vui |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định