Để nước mắt không còn mặn chát!
Cà phê tối - 11/03/2020 14:50 Phan Hà
Hạn mặn đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long mỗi khi mùa khô về. Ảnh: T.P |
Nhìn tấm ảnh người nông dân quệt nước mặt trên cánh đồng nứt toác vì hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mới xót xa làm sao! Dịch bệnh sẽ qua đi nhưng chưa biết khi nào họ thôi phải chống chọi với vấn nạn đã gần chục năm này?
Tính đến nay đã có 5 tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Thủ tướng đã vào tận nơi, ngân khố đã trích ra 70 tỷ để hỗ trợ người dân và các địa phương đã khá nhiều kinh nghiệm từ các năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh khi mùa khô về.
Đây là lời kể chua xót của nông dân Trần Thanh Liêm ở Trần Đề, Sóc Trăng: "Mỗi năm, thường ăn tết xong mới xuất hiện nước mặn. Đằng này, từ cuối tháng 11 nước mặn đã tràn về, đúng vào thời điểm 10 công lúa của tôi đang làm đòng nên cháy vàng, giảm năng suất gần 50%, mất lợi nhuận hơn 15 triệu đồng". Những người chân lấm tay bùn và lo lắng từng ngày như ông Liêm ở Tây Nam Bộ đang có hàng triệu!
Dich bệnh vài tháng có thể qua đi nhưng hạn mặn cứ kéo dài năm này qua năm khác, năm sau khốc liệt và thiệt hại nặng nề hơn năm trước. Riêng năm 2020, không chỉ hàng trăm ngàn ha lúa bị ảnh hưởng, hàng chục ngàn ha trái cây có thể bị mất trắng mà giờ đây từng can nước ngọt ở nhiều nơi cũng trở nên quý giá. Chưa kể bà con nuôi cá tra đang lo cái mặn “ giết” luôn con cá của mình.
Nguyên nhân đã nói rất nhiều, dù do tận Trung Quốc họ đắp đập hay làm thủy điện không cho nước ngọt chảy về hay thiên nhiên đang bị con người bạc đãi thì hóa giải được những thứ đó lại vẫn là những giải pháp tạm thời.
Có lẽ giờ đây không còn là lúc để ngồi than vãn và chờ đợi mà phải như 15 năm trước, khi ĐBSCL quyết tâm sống chung với lũ thay vì chống đỡ vô vọng.
Đã có ý kiến cho rằng hạn mặn năm nay có vẻ khắc nghiệt hơn so với 2016 nhưng thiệt hại quan sát được cho đến thời điểm hiện nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016.
Kết quả này thuộc về việc điều chỉnh sản xuất nông nghiệp của các địa phương theo hướng thích nghi là chính yếu, các hạ tầng kiểm soát nước mặn chỉ đóng vai trò nhất định cho dù kinh phí để xây dựng các công trình kiểm soát nước rất lớn.
Nói cho dễ hiểu và gần gũi hơn thì thay vì trông Trời và đợi thời tiết thì chuyện sống chung với hạn mặn cần tính toán với những cách tối ưu nhất. Phân bổ nguồn nước ngọt hơn 300 tỷ m3 từ sông Mê Kông chảy vào miền Tây, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phân phối lại nguồn nước hợp lý… đang là điều mà cả dân, Nhà nước lẫn các chuyên gia chung sức đồng lòng, hiệp lực tính đến để hạn mặn không biến thành những giọt nước mắt mặn chát.
Tôi xin chép lại một khuyến cáo của chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện, người nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL: “Trước đây, mình cứ nói ngăn mặn, trữ ngọt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, cái này rất không ổn. Nước ngọt để sản xuất thì làm sao sử dụng được cho sinh hoạt, vì thuốc trừ sâu, ô nhiễm. Lâu dài phải sống chung với hạn mặn vì mình bị tổn thương quá nhiều do chống thiên nhiên, cứ loay hoay “mùa lũ chống lũ, mùa mặn chống mặn”, cứ thế xoay cả năm không có thời gian rảnh, vất vả. Lẽ ra phải nương theo thì khoẻ cả năm”.
Có thể đồng ý, có thể chưa xuôi nhưng có lẽ đó là điều mà những người nông dân đang vật lộn với hạn mặn có thể tham khảo.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 11/3 Tính đến 7h sáng nay, ngày 11/3, dịch bệnh đã lan rộng tại 118 quốc gia/vùng lãnh thổ. Việt Nam đã có 34 ca dương ... |
Nghệ An: Một tài khoản facebook đăng tin thất thiệt về Covid -19 ở Thanh Chương Tuy cơ quan chức năng khẳng định đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có trường hợp nào nhiễm Covid-19 nhưng ... |
Công nhân lao động cần tỉnh táo trước lời mời chào mua giấy sức khỏe giả Cùng với Zalo, các nhóm Facebook công nhân, đặc biệt là công nhân Khu công nghiệp đang trở thành “địa chỉ” tiếp thị của những ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.