Để mỗi cán bộ công đoàn là một “nhà báo” của công nhân, công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 21/06/2022 11:10 ĐỖ THIỆM
Cán bộ công đoàn học chụp ảnh, quay phim. Ảnh minh họa: Tạp chí Lao động và Công đoàn |
Nhận thức đúng về công tác tuyên truyền công đoàn
Tuyên truyền là một trong các chức năng, nhiệm vụ tổ chức Công đoàn Việt Nam, được quy định tại Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động của công đoàn cũng được quy định tại Điều 15 Luật Công đoàn năm 2012 với các nội dung: Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn; Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo, đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, cho phép người lao động được thành lập, tham gia tổ chức đại diện khác (không phải là Công đoàn Việt Nam) tại doanh nghiệp đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động để tập hợp và xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xác định và chỉ đạo thực hiện ở các cấp công đoàn. Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tổng quát là “Nâng cao hiệu quả đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên và người lao động, vì việc làm bền vững, đời sống ngày càng cao. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, hiểu biết pháp luật, trách nhiệm cao, tay nghề giỏi, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh. Hoàn thiện mô hình tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bản lĩnh, trí tuệ, chuyên nghiệp; tập hợp, thu hút đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn Việt Nam; xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam cũng đề ra 09 nhiệm vụ tổng quát, trong đó nhiệm vụ tổng quát thứ hai là “Tiến hành thường xuyên, đồng bộ, chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho người lao động. Chủ động thông tin về tổ chức và hoạt động Công đoàn, chú trọng công tác định hướng thông tin trên Internet và mạng xã hội. Tham gia xây dựng môi trường văn hóa tích cực trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp; đời sống tinh thần lành mạnh cho người lao động. Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền đồng cấp về những vấn đề mới, diễn biến mới trong phong trào công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn”.
Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) đã và đang đặt ra cho công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, người lao động của tổ chức Công đoàn nhiều vấn đề mới, trong đó có cả những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen, đòi hỏi cán bộ và các cấp công đoàn phải nghiên cứu, điều chỉnh, đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương tiện tuyên truyền để thích ứng và phát triển trong tình hình mới.
Để mỗi cán bộ công đoàn là một “nhà báo”
Để thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, vận động và giáo dục đoàn viên, người lao động của công đoàn, khẳng định vai trò, vị trí của công đoàn trong xã hội, góp phần thu hút, tập hợp người lao động, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và xây dựng công đoàn vững mạnh hiện nay, các cấp công đoàn cần quan tâm triển khai thực hiện hiêu quả Chương trình số 01/CTr-BCH, ngày 26/8/2020 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam đến năm 2023” phù hợp với tình hình ở địa phương, ngành, đơn vị. Trong đó chú trọng một số nội dung như:
Trước hết là, nâng cao nhận thức cho cán bộ công đoàn, các cấp công đoàn về công tác truyền thông
Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ công đoàn các cấp nhằm đổi mới tư duy và cách thức thực hiện công tác truyền thông, từ truyền thống sang hiện đại là chủ yếu; xác định truyền thông công đoàn là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước, các cấp công đoàn với đoàn viên, người lao động; công tác truyền thông là trách nhiệm của mỗi cán bộ công đoàn và mỗi cấp công đoàn.
Đồng thời, rà soát, bổ sung, cụ thể hóa tiêu chí về thực hiện công tác truyền thông vào hệ thống chỉ tiêu hằng năm của mỗi cấp công đoàn, tiêu chí phân loại công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và tiêu chí khen thưởng của tập thể và cá nhân về hoạt động công đoàn.
Thứ hai là, phát huy hiệu quả truyền thông công đoàn thông qua thông tấn, báo chí
Thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin, giới thiệu gương điển hình, mô hình hay về phong trào công nhân và hoạt động công đoàn cho các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương và trung ương để tuyên truyền.
Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện các chương trình truyền hình, phát thanh, chuyên trang, chuyên mục; tổ chức các đợt đăng tải cao điểm và thường xuyên các tác phẩm, bài viết tuyên truyền về phong trào công nhân và hoạt động công đoàn các cấp.
Quan tâm hoàn thiện hạ tầng, nâng cấp giao diện các trang thông tin điện tử (website) của các cấp Công đoàn; nâng cao kỹ thuật biên tập tin bài, năng lực quản trị website, liên kết với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương để khai thác, đăng lại các bài viết có chất lượng cao về phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), về tổ chức và hoạt động công đoàn.
Thứ ba là, Phát triển kênh truyền thông trực tiếp có tác động nhanh, sức lan tỏa rộng để đưa thông tin đến đoàn viên, CNVCLĐ.
Truyền thông theo nhóm: công đoàn lựa chọn nội dung phù hợp, đề xuất với người sử dụng lao động tạo điều kiện về địa điểm, thời gian… để tổ chức truyền thông đến đoàn viên, CNVCLĐ theo nhóm phù hợp.
Truyền thông qua hệ thống thông tin cơ sở tại nơi làm việc: công đoàn vận động người sử dụng lao động đầu tư trang bị các phương tiện thông tin phù hợp tại nơi làm việc phục vụ công tác truyền thông nội bộ; xây dựng các chủ đề để truyền thông, mỗi chủ đề phát lặp đi lặp lại vào các khung giờ phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Phát huy vai trò của báo cáo viên công đoàn và những người có uy tín tham gia các hoạt động truyền thông: thường xuyên kiện toàn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để báo cáo viên công đoàn tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tuyên truyền, phổ biến thông tin chính thống đoàn viên, CNVCLĐ. Xây dựng lực lượng những người có uy tín, có ảnh hưởng trong đoàn viên, CNVCLĐ trở thành những tấm gương thể hiện hình ảnh của công đoàn các cấp; đồng thời làm nòng cốt cho công tác truyền thông. Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, tạo cơ hội để đội ngũ này trực tiếp thực hiện các hoạt động truyền thông ở cơ sở.
Thứ tư là, tổ chức các sự kiện truyền thông
Các cấp công đoàn tăng cường phổ biến thông tin, nâng cao hình ảnh của công đoàn thông qua các hoạt động lớn tập trung đông người, các sự kiện chính trị, ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, của Đảng và của địa phương, cơ quan, đơn vi, doanh nghiệp. Quan tâm truyền thông công đoàn đến đối tượng là sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên, nhất là sinh viên năm cuối, chuẩn bị ra trường tham gia thị trường lao động.
Thứ năm là, đẩy mạnh truyền thông trên nền trang mạng xã hội phổ biến và ứng dụng trên điện thoại di động
Căn cứ nhu cầu sử dụng, các cấp công đoàn tạo một số nhóm kín trên Facebook, Zalo và Viber để thông tin và trao đổi công việc trong trường hợp cần thiết có sự tham gia của nhiều cán bộ công đoàn nhiều cấp theo từng công việc. Lựa chọn tần suất và khung giờ phù hợp với đoàn viên, CNVCLĐ, nhất là công nhân lao động trực tiếp sản xuất để cập nhật thông tin.
Đồng thời xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp với internet và mạng xã hội, như: thiết kế đồ họa thông tin, dữ liệu bằng hình ảnh trực quan, video ngắn, bài viết ngắn kèm hình ảnh…Tổ chức thăm dò ý kiến trên mạng xã hội; trao đổi, trả lời nội dung tương tác của đoàn viên, CNVCLĐ trên mỗi bài viết và trên mục tin nhắn của các trang mạng xã hội (facebook) của công đoàn, trả lời trong vòng 24h kể từ khi nhận tin nhắn. Tổ chức thi ảnh, thi viết, thi sáng tạo các video clip… trên mạng xã hội để thu hút sự tham gia của số đông cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và quảng bá hình ảnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Thứ sáu là, sử dụng hiệu quả các sản phẩm văn hóa – truyền thông phục vụ đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ
Tăng cường sử dụng bộ nhận diện Công đoàn Việt Nam (logo, bài hát “Hãy hát lên bài ca công đoàn”…) trong các sự kiện lớn của công đoàn. Phối hợp sản xuất các chương trình văn hóa, giải trí, các hội thi: “Tiếng hát công nhân”, sáng tạo “Bài tập thể dục tại nơi làm việc” bằng hình thức trực tuyến trên mạng xã hội; phát động sáng tác (ca khúc, truyện ngắn,…) về công đoàn.
Thứ bảy là, quan tâm công tác dự báo và xử lý những rủi ro từ truyền thông
Kịp thời nắm bắt và dự báo những rủi ro từ truyền thông có thể bắt nguồn từ một sự kiện hoặc sự việc chưa tốt xảy ra trong thực tế hoạt động công đoàn; hay trong quá trình thực hiện truyền thông, như: công bố thông tin không có sự kiểm soát và chưa được phép, thông tin thiếu sự minh bạch và không nhất quán, xảy ra các phản ứng nghiêm trọng; bị lợi dụng tin tức sai lệch, xuyên tạc…
Căn cứ nguyên nhân, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của những rủi ro từ truyền thông để đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp, đảm bảo truyền thông xuyên suốt trong nội bộ và với báo chí, đồng thời sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội để tăng lượng tin tức tích cực.
Quan trọng hơn cả là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông và đầu tư nguồn lực cho công tác truyền thông
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn và đội ngũ làm công tác truyền thông công đoàn các cấp. Ưu tiên bố trí nhân sự có đủ năng lực, trình độ về báo chí, truyền thông, tuyên truyền để triển khai thực hiện trong thời gian nhất định hoặc thời điểm cần thiết. Đầu tư trang thiết bị và kinh phí nâng cấp các kênh truyền thông; soạn thảo và ấn hành tài liệu tham khảo hoặc cẩm nang nghiệp vụ truyền thông dành cho cán bộ công đoàn để phục vụ công tác truyền thông. Tạo điều kiện thuận lợi nhất và khích lệ tinh thần để mỗi cán bộ công đoàn là một “Nhà báo” của phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn.
Tạp chí Lao động và Công đoàn phải là cuốn “gối đầu giường” của cán bộ công đoàn Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nói tại buổi chúc mừng lãnh đạo và cán bộ phóng viên Tạp ... |
Báo chí cần phải được bảo vệ an toàn trên không gian mạng Chỉ còn 2 hôm nữa là đến Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6.2021, một ngày lễ lớn của tất cả những người làm ... |
Tạp chí Lao động và Công đoàn đón nhận nhiều tình cảm, sự tin yêu nhân dịp 21/6! Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2022), Tạp chí Lao động và Công đoàn – cơ ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.