Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Chính sách mới - 14/02/2024 07:06 VŨ THỊ GIÁNG HƯƠNG - Trưởng ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới
Thời gian qua, công tác TTCĐ Việt Nam ngày càng được quan tâm, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần chuyển hoạt động công tác tuyên giáo (CTTG) từ định tính sang định lượng; từ tuyên truyền một chiều sang truyền thông tương tác, có sự tham gia của đoàn viên, NLĐ với tư cách vừa là chủ thể truyền thông, vừa là đối tượng thụ hưởng lợi ích từ truyền thông.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu- Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, tuyên giáo là công tác trọng yếu của Công đoàn Việt Nam tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo và công tác nữ công năm 2024, ngày 17/01/2024 tại Hà Nội. Ảnh: M.Q. |
Các cấp công đoàn (CCCĐ) đã hình thành và duy trì hệ thống các kênh thông tin, tuyên truyền tương đối đầy đủ, toàn diện, có tính bao quát và lan tỏa tốt. Các cơ quan báo chí công đoàn đã nhanh chóng hiện đại hóa phương thức làm báo, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, tính chuyên sâu của các chương trình, tin, bài; đã khẳng định vai trò của truyền thông trong đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
80 trang thông tin điện tử của LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không chỉ thu hút lượng truy cập thông qua các bài viết, hình ảnh đa phương tiện mà còn nhạy bén trong tiếp cận công nghệ truyền thông hiện đại để tổ chức các cuộc thi trực tuyến, chương trình trực tuyến do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động.
Việc sử dụng nền tảng công nghệ số, mạng xã hội đã trở thành công cụ làm việc, kết nối không thể thiếu trong việc tuyên truyền các đường lối, chính sách Đảng, Nhà nước, của tổ chức Công đoàn tới công nhân, NLĐ. Cùng với đó là ưu tiên sử dụng đa phương tiện trong thể hiện nội dung truyền thông về cơ bản đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin, tương tác đa chiều của đoàn viên, NLĐ chủ động trong môi trường truyền thông số.
CCCĐ đã khai thác có hiệu quả sức ảnh hưởng của các chuyên gia, nhà khoa học, nghệ sỹ nổi tiếng, uy tín để truyền tải thông điệp của công đoàn đến với người dân; sản xuất hơn các sản phẩm văn hóa, văn nghệ kết hợp truyền thông phục vụ nhu cầu hưởng thụ của đoàn viên, NLĐ.
Các thiết chế văn hóa công đoàn cũng góp phần làm đa dạng và phong phú nội dung và hình thức tuyên truyền. Các Cung văn hóa, Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa công đoàn đã tổ chức các câu lạc bộ, đội, nhóm sở thích nghệ thuật; mở các lớp truyền thông pháp luật lưu động theo hình thức sân khấu hóa thu hút đông đảo NLĐ hào hứng tham gia, vừa góp phần chuyển tải kiến thức pháp luật đến NLĐ theo cách dễ hiểu, dễ nhớ, vừa tạo không khí vui vẻ, gắn kết NLĐ với tổ chức Công đoàn.
Hoạt động truyền thông tại các CĐCS đã có những bước tiến đáng kể, chuyển dần từ tuyên truyền truyền thống sang ứng dụng công nghệ; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa truyền thông doanh nghiệp và TTCĐ để đạt mục tiêu chung là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công nhân.
Điểm sáng của truyền thông cơ sở là công đoàn đã vận động CNLĐ trở thành tuyên truyền viên tích cực của công đoàn; từng bước chuyển hóa các trang mạng xã hội của công nhân thành kênh tuyên truyền cho tổ chức Công đoàn; tổ chức được các chiến dịch truyền thông nội bộ góp phần ổn định tư tưởng, củng cố tinh thần và tâm thế làm việc cho NLĐ.
Tuy nhiên, công tác TTCĐ vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: nội dung còn dàn trải, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của số đông NLĐ trực tiếp sản xuất; phương thức truyền thông chậm đổi mới, thiếu tính hấp dẫn nên hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm CTTG thường xuyên biến động, số lượng mỏng, nhiệm vụ ngày càng nặng nề, yêu cầu cao; tại công đoàn cấp trên trực tiếp và CĐCS chỉ có cán bộ công đoàn (CBCĐ) kiêm nhiệm làm công tác tuyên truyền.
Đẩy mạnh công tác TTCĐ Việt Nam giai đoạn 2023-2028, đâu là giải pháp?
Phát biểu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ và yêu cầu tổ chức Công đoàn cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền. Cụ thể: “Tiếp tục coi trọng và đổi mới hơn nữa nội dung, cách làm trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, CNVC, NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hiện đại”.
Đồng chí Vũ Thị Giáng Hương - Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm khoa học “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức ngày 14/12/2023 tại Hà Nội. Ảnh: Quế Chi. |
Thực tiễn cho thấy, NLĐ ngày càng quan tâm đến việc tiếp cận thông tin để phục vụ nhu cầu của bản thân và xã hội, nhất là thông tin trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm; bắt đầu hình thành thói quen tìm hiểu thông tin về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật để thực hiện, bảo vệ các quyền của mình và yêu cầu cao hơn đối với các thông tin chỉ dẫn, tư vấn, hỗ trợ, giải đáp. Tuy nhiên, NLĐ phải làm việc theo ca, kíp nên thời gian dành cho việc tiếp cận thông tin còn hạn chế.
Xuất phát từ những yêu cầu từ thực tiễn cũng như tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xác định việc tiếp tục đẩy mạnh công tác TTCĐ nhiệm kỳ 2023-2028 là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn trong tuyên truyền thông tin cũng như nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hơn 11 triệu đoàn viên.
Chính vì vậy, ngay sau Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức tọa đàm đẩy mạnh công tác truyền thông bàn về chiến lược TTCĐ Việt Nam giai đoạn 2023-2028.
Tại buổi tọa đàm khoa học “Đẩy mạnh công tác TTCĐ Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức ngày 14/12/2023 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long nhấn mạnh: “Công đoàn không được được để trống trên mặt trận truyền thông internet, bởi nếu không vượt qua được thách thức này, công đoàn sẽ khó thu hút, tập hợp được đoàn viên, NLĐ”. Cũng theo ông Phạm Đức Long, trong công tác truyền thông, tổ chức Công đoàn cần đảm bảo các yếu tố nhanh, sâu, ngắn, phẳng; đồng thời cần tập trung truyền thông trên nền tảng số và đào tạo, tập huấn kỹ năng cho CBCĐ để triển khai hiệu quả công tác truyền thông.
Một trong những nội dung tại Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác TTCĐ Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028” được đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ký ban hành ngày 29/12/2023 là tỉ trọng các sản phẩm truyền thông về công đoàn trên nền tảng số chiếm 50% tổng số sản phẩm truyền thông của các cấp công đoàn. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2028 có 100% tài liệu phục vụ công tác truyền thông được số hóa, kết nối, sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng để lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn; phát hiện, xử lý 80% trở lên tin sai lệch, tin xấu độc về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Bên cạnh đó, Công đoàn tiếp tục đổi mới phương thức truyền tải thông tin thông qua mạng xã hội đảm bảo nguyên tắc “nhanh”, “ngắn” để đoàn viên, NLĐ tiếp cận, “sâu”, “rõ” và hiểu, làm theo.
Xác định chuyển đổi số trong TTCĐ là một tiến trình dài lâu không thể không làm và không thể đảo ngược, trong đó công nghệ là một công cụ quan trọng, tuy nhiên, Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh con người mới là nhân tố quyết định sự thành công. Do đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, cần tăng cường công tác đào tạo về kiến thức và kỹ năng truyền thông trong thời đại số không chỉ đối với cán bộ công đoàn ở cấp Trung ương mà còn phải cả chồng mạng lưới các cộng tác viên của hệ thống trong công tác tuyên truyền bằng công nghệ này.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ CTTG và nữ công năm 2024 diễn ra ngày 17/01/2024, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng nhấn mạnh, CTTG là công tác về con người và vì con người nên đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải nắm vững quy luật riêng về tư tưởng. Cán bộ làm CTTG cần có thái độ, phương pháp khoa học, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa định hướng tư tưởng và sự tự nguyện. Tức là, không nên áp đặt mà phải đánh thức, giác ngộ, làm thay đổi về tư duy, nhận thức trên cơ sở gần gũi với cơ sở, sát sao với NLĐ, gắn với các phong trào thi đua và công tác tổ chức cán bộ.
“Tuyên giáo không thể làm tốt nếu chỉ dựa vào vài ba người, mà cần phải huy động được nguồn lực trí tuệ của nhiều người. Đó chính là sự tâm huyết, năng lực của người đứng đầu trong hệ thống công đoàn”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Công nhân lao động hào hứng tham gia Cuộc thi “Gửi niềm tin, trao kỳ vọng” do Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức năm 2023. Ảnh: CĐCC. |
Tham luận tại tọa đàm đẩy mạnh công tác truyền thông bàn về chiến lược TTCĐ Việt Nam giai đoạn 2023-2028, ông Phạm Quý Trọng - Tạp chí Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng khẳng định: “Công tác chuyển đổi số chỉ thực sự hiệu quả khi có nguồn nhân sự đủ tốt, có tri thức, kỹ năng thực hiện các chiến dịch truyền thông như xây dựng thông điệp, đa dạng hóa kênh quảng bá, thiết kế và phân phối nội dung trên các nền tảng, các ứng dụng công nghệ thông tin. Để chuyển đổi số công tác TTCĐ thì Ban Tuyên giáo, Ban Truyền thông của công đoàn các cấp cần có sự thay đổi, bổ sung đầu việc, đầu nhiệm vụ, việc áp dụng các quy trình sản xuất tin bài, báo cáo, phân phối đến các hệ thống đòi hỏi phải rà soát, sửa đổi và bổ sung một số quy định mới để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của tổ chức thực hiện công tác truyền thông”.
Trong Chương trình về “Đẩy mạnh công tác TTCĐ Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028”, BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII cũng đã đặt ra yêu cầu đối với việc bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực truyền thông cho CBCĐ làm công tác truyền thông, nhất là cấp tỉnh, ngành Trung ương; tuyển dụng, bố trí nhân sự có đủ năng lực, trình độ chuyên môn về báo chí, truyền thông, về tuyên truyền để triển khai công tác TTCĐ; phấn đấu đến năm 2028, ở cơ quan công đoàn cấp tỉnh và tương đương có cán bộ làm công tác truyền thông được đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ về báo chí, truyền thông.
Công tác thông tin đối ngoại góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa Công đoàn Việt Nam Trong khuôn khổ Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Diễn đàn chuyên đề số 9: “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại công ... |
Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028 Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp ... |
Đổi mới truyền thông công đoàn theo định hướng của Tổng LĐLĐ Việt Nam LĐLĐ tỉnh Bắc Giang và Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền phong trào công nhân ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định