Đâu là tâm hồn con công nhân khu                             công nghiệp?
Người lao động

Đâu là tâm hồn con công nhân khu công nghiệp?

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Với điều kiện ăn ở hiện nay, một thế hệ con công nhân ở các khu nhà trọ các khu công nghiệp sẽ lớn lên trong thiếu thốn, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển.
dau la tam hon con cong nhan khu cong nghiep
Gia đình công nhân chật vật trong phòng trọ công nhân mùa nắng nóng. Ảnh phapluat.tuoitrethudo.com.vn

Nhà ở, đó là nơi che gió che mưa, nơi mỗi gia đình quây quần bên mâm cơm; sâu xa hơn, đó còn là nơi lưu giữ văn hóa, dạy dỗ con cái, duy trì hạnh phúc, cho sự sống được tiếp nối đời đời.

Sau khi thoát khỏi cảnh ăn lông ở lỗ, ra khỏi hang động, con người làm nhà cho mình, chủ động về chỗ ở. Từ đó, nhà ở trở thành một nhu cầu cơ bản, thiết yếu, nhất thiết phải được đáp ứng, như lương thực, thực phẩm hàng ngày. Là con người thì phải có nhà ở.

Mấy chục năm qua, kinh tế phát triển, nhà ở của người Việt cũng dần được xây dựng hiện đại, từng bước tiếp cận tiêu chí về nhà ở của con người ở xã hội văn minh. Ngay ở những làng quê, hình ảnh căn nhà mái rạ, tranh tre nứa lá cũng đã lùi vào dĩ vãng.

Thế nhưng, tại hầu hết các khu công nghiệp, nơi tập trung hàng chục, hàng trăm nghìn công nhân, những con người tuổi trẻ, nhiệt huyết, lực lượng chủ yếu làm ra của cải cho xã hội, tình trạng nhà ở của họ lại cực kỳ thiếu thốn. Thật đau xót - tôi nghĩ có thể nói như vậy - khi bộ phận lao động quan trọng nhất của đất nước phải sống trong tình cảnh đó.

dau la tam hon con cong nhan khu cong nghiep
Một xóm trọ nhếch nhác của công nhân. Ảnh nld.com.vn

Tại các khu nhà trọ công nhân, dễ dàng bắt gặp cảnh đôi vợ chồng, một hai đứa con, có khi thêm cả người nhà ở quê ra trông trẻ sống chen chúc trong những phòng cho thuê lợp fibro xi măng, mùa hè nóng như đổ lửa, mùa đông thì lạnh lẽo, gió lùa. Những sào phơi quần áo bày ra khắp nơi. Cảnh sống khó gọi bằng chữ nào ngoài từ “nhếch nhác”.

Một thời đất nước quá khó khăn, chúng ta bị cấm vận gần như triệt để nhiều năm. Khi đổi mới, chúng ta tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; đôi khi cũng vì “ngây thơ”, vì thiếu kinh nghiệm quản lý và cả những lý do khác, chúng ta “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư mà chưa hoặc không tính toán đầy đủ điều kiện, quyền lợi về nhà ở và các dịch vụ tiện ích của người lao động. Kết quả là, các khu công nghiệp mọc lên ở khắp nơi, hàng triệu lao động được giải quyết việc làm, có thu nhập tương đối ổn định, dù chưa cao; đất nước có thêm hàng chục, hàng trăm tỷ USD hàng hóa. Nhưng, nhìn vào nhà ở của công nhân - những người làm ra hàng chục, hàng trăm tỷ USD đó - thì lại thụt lùi. Bởi điều kiện ăn ở của họ kém xa cả những vùng nông thôn.

dau la tam hon con cong nhan khu cong nghiep
Còn đây, bên trong một phòng trọ công nhân. Ảnh nld.com.vn

Trong điều kiện ăn ở như vậy, người công nhân khu công nghiệp khó lòng “an cư lạc nghiệp”. Thế hệ con cái của họ lớn lên trong thiếu thốn, ăn ở trong chật chội, các cháu nghĩ gì, các cháu sẽ trưởng thành ra sao? Người công nhân có hết lòng với doanh nghiệp không? Có cảm thấy gắn bó máu thịt không? Có dám coi mình là chủ nhân của đất nước không? Tôi nghĩ, hỏi đã là trả lời.

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Nhà thơ Chế Lan Viên thật sâu sắc khi viết những dòng này. Và đất ở, hạt nhân của nó, ở vị trí trung tâm, quan trọng nhất, tập trung nhất, là nơi ở - căn nhà. Trong điều kiện ăn ở hiện nay, tâm hồn con cái người công nhân khi lớn dậy sẽ ra sao?

dau la tam hon con cong nhan khu cong nghiep Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/6
dau la tam hon con cong nhan khu cong nghiep Anh xẩm
dau la tam hon con cong nhan khu cong nghiep Thẻ đoàn viên chứng minh sự gắn kết và trách nhiệm của Công đoàn với người lao động

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm