Dành 9.287 tỷ đồng chăm lo Tết cho hơn 57 triệu người
Người lao động

Dành 9.287 tỷ đồng chăm lo Tết cho hơn 57 triệu người

P.V
Tác giả: P.V
Công tác hỗ trợ chăm lo Tết cho người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em và người lao động dịp Tết Nguyên đán được quan tâm chu đáo.
Dành 9.287 tỷ đồng chăm lo Tết cho hơn 57 triệu người
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Thanh Hóa (Ảnh: LĐLĐ Thanh Hóa)

Trong báo cáo tình hình chăm lo đời sống của các đối tượng chính sách và người lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 gửi Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Tết Nguyên đán năm 2022 được tổ chức với phương châm "Vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm".

Tổng kinh phí chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, người lao động dịp Tết Nguyên đán là 9.287 tỷ đồng cho trên 57,81 triệu lượt đối tượng.

Thực hiện chuyển quà kịp thời của Chủ tịch nước cho trên 1,56 triệu đối tượng có công với cách mạng, tổng kinh phí thực hiện gần 480,3 tỷ đồng. Ngoài phần quà của các cơ quan Trung ương, các địa phương đã chủ động trích ngân sách địa phương và nguồn vận động để tặng quà cho đối tượng chính sách, người có công. Một số địa phương dành nguồn kinh phí lớn cho đối tượng người có công.

Công tác hỗ trợ chăm lo Tết cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán được các địa phương quan tâm. Các địa phương cũng đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đơn vị lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ ở vùng biên giới trong dịp Tết, bệnh nhân nặng, người đang điều trị Covid-19, nạn nhân chất độc hóa học…

Về công tác hỗ trợ gạo cứu đói và giáp hạt đầu năm 2022: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 Quyết định, hỗ trợ tổng số 18.687,75 tấn gạo cứu đói cho 1.245.850 nhân khẩu dịp Tết Nhâm Dần và giáp hạt đầu năm 2022 cho 18 tỉnh. Đồng thời, quyết định xuất cấp 3.738,48 tấn gạo cứu đói cho 43.898 hộ với 210.954 nhân khẩu cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ cuối tháng 11 đầu tháng 12/2021.

Các địa phương được cấp gạo đã chủ động xây dựng kế hoạch phân bổ và cấp phát gạo cho người dân nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm không để người dân nào bị thiếu lương thực trong dịp Tết.

Về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có kế hoạch thăm, tặng quà cho gần 7.515 trẻ em tại 37 địa phương với tổng kinh phí 35,29 tỷ đồng từ nguồn vận động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Một số địa phương quan tâm, dành kinh phí từ ngân sách và huy động xã hội hóa chăm lo đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Về tình hình lương, thưởng Tết của người lao động và chăm lo hỗ trợ người lao động: Tiền lương bình quân của người lao động năm 2021 ước đạt 7,84 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2020 (7,54 triệu đồng/tháng) và tăng 0,9% so với năm 2019 (7,77 triệu đồng/tháng).

Tiền thưởng Tết Dương lịch 2022 bình quân là 1,36 triệu đồng/người, bằng 58% so với thưởng dịp Tết Dương lịch 2021 (2,34 triệu đồng/người). Tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần bình quân bằng gần 1 tháng lương (6,17 triệu đồng/người), bằng 97% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán năm 2021 (6,36 triệu đồng/người), bằng 92,2% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán năm 2020 (6,69 triệu đồng/người).

Bên cạnh đó, nhiều chương trình tiếp tục được các địa phương duy trì tổ chức, như chương trình "Tấm vé nghĩa tình" với việc phát miễn phí vé xe, vé tàu, vé máy bay đưa người lao động về quê đón Tết; chương trình "Tết sum vầy" tổ chức vui Tết, họp mặt với các gia đình đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết. Lực lượng quân đội đã phối hợp với các địa phương tổ chức chương trình “Xuân biên cương - Tết thắm tình quân dân”.

Do đã dự kiến năm nay số lượng người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở lại các tỉnh, thành phố lớn sẽ tăng lên, các tỉnh đã lên kế hoạch tập trung chăm lo, hỗ trợ cho người lao động là F0 có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời, tập trung chăm lo Tết cho con em đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật... đặc biệt là trẻ em mất cha, mẹ do Covid-19.

Doanh nghiệp Quảng Nam, TP. Đà Nẵng lì xì người lao động trong ngày đầu năm mới Doanh nghiệp Quảng Nam, TP. Đà Nẵng lì xì người lao động trong ngày đầu năm mới

Ngày 7/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), nhiều doanh nghiệp tại Quảng Nam, TP. Đà Nẵng lì xì tạo động lực, phấn khởi cho người ...

Tuyển nữ vào World Cup rồi sao nữa? Tuyển nữ vào World Cup rồi sao nữa?

Những khen ngợi nồng nhiệt, mỹ từ tốt đẹp, tình cảm chân thành cùng các khoản tiền thưởng khổng lồ đang dành cho tuyển bóng ...

LĐLĐ tỉnh Nghệ An thăm hỏi, lì xì cho công nhân lao động trong ngày đi làm trở lại LĐLĐ tỉnh Nghệ An thăm hỏi, lì xì cho công nhân lao động trong ngày đi làm trở lại

Sáng 7/2 (mùng 7/1 âm lịch), lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã đến thăm hỏi và trao lì xì cho công nhân lao động ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm