Đảm bảo an toàn lao động cho doanh nghiệp trong trạng thái “Bình thường mới”
An toàn, vệ sinh lao động - 26/02/2022 16:14 TS. VŨ VĂN THÚ - Trường Đại học Công đoàn
Công nhân sản xuất hạt điều tại Công ty TNHH Phú Thủy (Ninh Thuận). Ảnh: Huỳnh Thị Bích Liên. |
Thích nghi nơi làm việc với trạng thái “bình thường mới”
Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia y tế, vi-rút SARS-CoV-2 có thể sẽ vẫn tồn tại trong một thời gian dài. Trong bối cảnh cả nước vừa phải chống dịch thành công, vừa phải khôi phục sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp. Để đảm bảo an toàn lao động đầu năm 2022, các doanh nghiệp sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc và tập trung phát triển sản xuất. “Nơi làm việc bình thường mới” sẽ được phát triển. Khi doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều hướng và kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt. Đồng thời, cũng khuyến khích doanh nghiệp nhận diện, đánh giá các nguy cơ và thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe và môi trường tại nơi làm việc.
Các biện pháp an toàn lao động
Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người lao động, doanh nghiệp. Trong đó, người lao động phải thực hiện 5K, tuân thủ khai báo y tế, quét mã QR, đưa việc này trở thành thói quen, nếp sống hằng ngày. Cùng với người lao động, các doanh nghiệp sẽ thực sự là chủ thể, là trung tâm trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội; có phương án sản xuất an toàn; an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo đảm an toàn.
Thứ hai: Đảm bảo tuân thủ các chỉ thị của Chính phủ về sức khỏe, an toàn và môi trường. Giám sát và đảm bảo tuân thủ các chỉ thị của Chính phủ về HSE (An toàn - sức khỏe - môi trường). Cân nhắc phương án làm việc với các nhà cung cấp nước ngoài, thuê ngoài và nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu, do việc nhiều nơi đóng cửa sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục trong duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu và cân bằng nhu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân khi thực hiện các hoạt động thẩm định chuyên sâu nhằm thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu để xác định, giảm thiểu rủi ro hoặc bảo vệ môi trường làm việc an toàn trước những rủi ro trực tiếp.
Nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người lao động trong doanh nghiệp, người lao động phải thực hiện 5K, tuân thủ khai báo y tế, quét mã QR. Trong ảnh: Người lao động Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn (Thanh Hóa) đang thực hiện khai báo y tế online bằng mã QR trước khi vào làm việc. Nguồn: nghison1.evn.vn. |
Thứ ba: Xây dựng môi trường làm việc an toàn; cập nhật các chính sách và quy định về an toàn sức khỏe, môi trường. Cân nhắc áp dụng quy trình vệ sinh nơi làm việc thường xuyên, nghiêm ngặt hơn. Xem xét tổ chức lại nơi làm việc (ví dụ như trang bị thêm tấm chắn để hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên). Thường xuyên phổ biến hướng dẫn về giãn cách; thiết lập cơ chế kiểm soát luồng di chuyển của người lao động; liên lạc với tổ chức Công đoàn để điều chỉnh các quy định làm việc đảm bảo việc giãn cách. Xem xét điều chỉnh giờ làm việc để hạn chế tập trung ở các khung giờ cao điểm; cân nhắc yếu tố sức khỏe tinh thần của công nhân, nhận thức rõ ảnh hưởng và nỗi sợ mà dịch bệnh gây ra.
Thứ tư: Tuân thủ các quy định y tế để thiết lập quy trình trở lại hoạt động phù hợp: Kiểm tra việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân so với các hướng dẫn về HSE. Xem xét các phương thức kiểm tra sức khỏe (ví dụ: đo thân nhiệt, khai báo sức khỏe qua bảng câu hỏi) và cân bằng với những chính sách và quyền bảo mật khác. Xem xét việc bổ sung nhân viên y tế tại nơi làm việc hoặc đào tạo nhân viên sơ cứu để hỗ trợ các vấn đề y tế. Xây dựng quy trình kiểm tra và sàng lọc khách đến làm việc; quản lý nhân lực chặt chẽ; nắm rõ việc ra vào nơi làm việc, theo dõi những nơi họ đã đến trước đó.
Thứ năm: Rà soát các quy trình về sức khỏe, an toàn và môi trường và ứng phó khẩn cấp để phù hợp với quy định HSE. Chuẩn bị quy trình ứng phó nhanh với những ca nhiễm bệnh, điểm bùng dịch mới, bao gồm các kênh truyền thông, phương án đóng cửa phân xưởng, cơ sở làm việc, văn phòng. Thiết lập phương án xác định và theo dõi những nhân viên, người thân của nhân viên nghi nhiễm bệnh; cân nhắc tận dụng các công nghệ kiểm soát di động.
Thứ sáu: Doanh nghiệp huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc trong trạng thái “bình thường mới”. Thực hiện các chính sách và biện pháp để đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Thiết kế và thực hiện các biện pháp vệ sinh và lên lịch dọn dẹp nghiêm ngặt, thường xuyên. Thiết kế và thực hiện các hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ và khoảng cách an toàn giữa các nhân viên. Xác định và thực hiện các cơ chế phù hợp để kiểm soát số lượng người đi làm (ví dụ: chia ca làm việc, phân bổ thời gian nghỉ). Đồng thời, thiết lập các biện pháp đánh giá sức khỏe (ví dụ: kiểm tra nhiệt độ, vận động trong lúc làm việc) phù hợp với các chính sách và quyền riêng tư. Tiếp cận với đội ngũ hỗ trợ y tế; xác định phương thức, quy trình sàng lọc khách; xem xét các biện pháp quản lý lực lượng lao động dự phòng để đảm bảo biết rõ về các nhân viên làm việc tại văn phòng và nơi họ đã từng đến.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt. Trong ảnh: Cán bộ công đoàn Công ty TNHH RFTECH Thái Nguyên phát tờ rơi, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống, dịch bệnh cho công nhân công ty. Ảnh: Đinh Phương Thảo. |
Để phòng, chống dịch hiệu quả song hành với phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 với quan điểm bảo đảm “mục tiêu kép” nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người lao động lên trên hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của doanh nghiệp. “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” là một trong các nguyên tắc cơ bản để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Với những nỗ lực để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các doanh nghiệp có thể sớm trở lại hoạt động “bình thường mới”, vừa khôi phục và tập trung sản xuất, vừa thích ứng an toàn và phát triển bền vững.
Người lao động Công ty Vienergy đi làm trở lại khi quyền lợi đảm bảo Sau 2 ngày ngừng việc tập thể, hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH Vienergy (Công ty Vienergy) đã đồng ý đi làm trở lại ... |
Đảm bảo an toàn cho người lao động trong những ngày làm việc đầu năm mới Sau thời gian dài người lao động trở về quê nghỉ Tết Nhâm Dần, các doanh nghiệp ở Đà Nẵng tiến hành nhiều biện pháp ... |
Bảo đảm môi trường làm việc an toàn Nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, bảo đảm môi trường làm việc an toàn tại nơi làm việc, các cán bộ CĐCS trong doanh ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.