Công ty Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng đang nợ bảo hiểm xã hội gần 1,4 tỷ đồng
Pháp luật lao động - 04/04/2024 18:08 PHAN NGUYÊN
Công nhân Dệt Hòa Khánh chật vật đòi nợ lương, bảo hiểm xã hội |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, bà Phạm Thị Hiền - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ, Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng, cho biết: Về Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng, số tiền chậm đóng hết tháng 03/2024 là hơn 1,396 tỷ đồng, trong đó lãi chậm đóng hơn 53 triệu đồng.
“Tỷ lệ chậm đóng tương đương 11 tháng. Từ 1/12/2023 đến sáng nay 4/4/2024 không chuyển đóng", bà Phạm Thị Hiền thông tin.
Trước đó, vào tháng 12/2023, UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định xử phạt hành chính 180 triệu đồng đối với Công ty CP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng do doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm tính đến tháng 11/2023 với số tiền hơn 950 triệu đồng; chậm đóng bảo hiểm y tế cho 107 lao động.
Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng có số tiền chậm đóng bảo hiểm đến hết tháng 03/2024 là hơn 1,396 tỷ đồng. Ảnh: PHAN NGUYÊN. |
Đến 27/2, doanh nghiệp này ra thông báo về việc tạm ngừng hoạt động với lý do ít đơn hàng. Theo đó, toàn thể người lao động nghỉ việc không lương và tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong 2 tháng (tháng 03 và tháng 04/2024).
“Công ty sẽ đảm bảo thanh toán đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp đến hết ngày 31/01/2024 cho người lao động, chậm nhất vào ngày 8/3/2024. Về lương tháng 11/2023 sẽ được chi trả chậm nhất vào cuối tháng 3/2024. Lương tháng 12/2023 sẽ được chi trả chậm nhất và cuối tháng 4/2024 qua ATM cá nhân”, thông báo ngày 27/2 nêu.
Tuy nhiên, đến nay người lao động vẫn chưa được nhận bất kỳ khoản nào từ phía công ty.
Sáng ngày 1/4/2024, hàng chục người lao động tập trung tại trụ sở Công ty CP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng ở Lô B, đường số 9, Khu công nghiệp Hòa Khánh, TP Đà Nẵng để đòi nợ lương, bảo hiểm xã hội.
Người lao động viết giấy đề nghị công ty thực hiện đúng cam kết, dán trước cổng Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng vào ngày 1/4. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Trả lời người lao động vào sáng 1/4, ông Nguyễn Chánh - Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt Hòa Khánh khẳng định, vào chiều thứ 4 (ngày 3/4/2024) sẽ nộp bảo hiểm xã hội đến hết tháng 1/2024 cho người lao động.
Đến 10 giờ 46 phút ngày 3/4, ông Nguyễn Chánh trả lời người lao động bằng tin nhắn: “Nộp bảo hiểm xã hội đã có Chủ tịch Hội đồng quản trị hỗ trợ, đang cho tiền về là nộp đủ cho người lao động công ty”.
Đến 20 giờ 59 phút cùng ngày, sau khi trao đổi, người lao động đồng ý không tập trung trước công ty để Tổng Giám đốc có thời gian làm việc với các cổ đông. Cùng với đó, vị này gia hạn đến thứ Hai tuần sau (vào ngày 8/4) sẽ nộp đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
“Chúng tôi mong rằng công ty sẽ thực hiện đúng lời hứa vì nếu quá 3 tháng không chốt được sổ bảo hiểm xã hội thì công nhân sẽ bị mất tiền trợ cấp thất nghiệp và ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của chúng tôi” – một người lao động nói.
Đồng chí Lê Văn Đại – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng cho biết, hiện có khoảng 107 người lao động của Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng đang bị nợ lương và bảo hiểm xã hội. Từ tháng 3/2024 đến nay, công đoàn đã nhận đơn của 85 người lao động khởi kiện công ty.
“Công đoàn đã chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Trước khi khởi kiện, công đoàn sẽ tiến hành hòa giải, đối thoại một lần nữa. Nếu không thành, chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ qua tòa án, khởi kiện công ty đòi quyền lợi cho người lao động”, lãnh đạo LĐLĐ TP Đà Nẵng nói.
Phỏng vấn công nhân Công ty Dệt Hòa Khánh bị nợ lương
Công ty CP Dệt Hòa Khánh (DANATEX) có trụ sở tại Lô B, đường số 9, Khu công nghiệp Hoà Khánh, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Ông Nguyễn Chánh làm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật doanh nghiệp. Công ty có vốn điều lệ 70 tỷ đồng, tại lần thay đổi thông tin đăng ký về doanh nghiệp gần nhất ngày 15/1/2020. |
Công nhân Dệt Hòa Khánh chật vật đòi nợ lương, bảo hiểm xã hội Hàng chục công nhân từng làm việc tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh (Đà Nẵng) tập trung đòi nợ lương, bảo hiểm xã hội, ... |
Công ty muốn chấm dứt hợp đồng, người lao động đừng vội ký. Vì sao? Doanh nghiệp thường hỗ trợ cho người lao động một khoản tiền để thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên, số tiền ... |
Bài 18: BHXH Đà Nẵng yêu cầu Quảng An 1 chuyển đóng ngay hơn 11 tỷ đồng nợ NLĐ Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng - Nguyễn Hùng Anh khẳng định, đơn vị không có thẩm quyền chấp thuận ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.