Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nợ lương và BHXH: Phải xử lý dứt điểm
Người lao động

Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nợ lương và BHXH: Phải xử lý dứt điểm

MINH ANH
Tác giả: MINH ANH
4,5 tỷ đồng nợ lương người lao động (NLĐ) trong vòng 9 tháng; 13,5 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) từ tháng 3/2019 đến nay là con số nợ "khủng" của Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn nhiều khoản nợ khác với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nợ lương và BHXH của NLĐ: Nguyên nhân từ đâu?
Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội có số nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: M.A

Nợ hàng trăm tỷ đồng

Báo cáo mới nhất của Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội gửi Ban Quản lý (BQL) các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam đã thể hiện rõ nhất tình hình tài chính có phần "bế tắc" của Công ty. Con số nợ được thống kê lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, các khoản vay chậm trả đối với 3 ngân hàng tín dụng (chưa kể lãi vay và lãi chậm trả) khoảng 340 tỷ đồng; nợ BHXH 13,5 tỷ đồng; nợ lương NLĐ khoảng 4,5 tỷ đồng; nợ phí sử dụng hạ tầng KCN là hơn 1,6 tỷ đồng cho 4 năm; nợ thuế 16,5 tỷ đồng (trong đó nợ thuế tại Cục thuế Hà Nam khoảng 3 tỷ đồng; tại Cục thuế Hà Nội là 13,5 tỷ đồng) khiến Công ty bị thông báo ngừng sử dụng hóa đơn từ tháng 10/2021 đến nay đối với Cục Thuế Hà Nam và từ năm 2018 đến nay đối với Cục Thuế Hà Nội; nợ các nhà cung cấp 50 tỷ đồng.

Hơn nữa, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội không còn đủ điều kiện huy động vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, không còn đủ điều kiện tham gia đấu thầu cung cấp hàng dệt, sợi theo quy định pháp luật về đấu thầu.

Lý giải cho vấn đề kinh doanh tụt lùi được phía Công ty đưa ra đó là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đơn hàng và thị trường giảm. Do đó, các năm 2019, 2021, 2022, hai nhà máy dệt và sợi sản xuất cầm chừng, giảm dần sản lượng do không có khách hàng, tạm ngừng sản xuất từ 4 - 7 tháng/ năm. Sản lượng bình quân năm chỉ đạt từ 40 - 70% công suất thiết kế. Doanh thu giảm, chi phí tăng dẫn đến lỗ nhiều, kéo dài. Từ những khó khăn đó dẫn đến việc Công ty chậm trả lương và nộp BHXH cho NLĐ.

Trong khi đó, theo phản ánh của NLĐ, tại thời điểm dịch Covid-19, Công ty vẫn có việc đều, và Ban lãnh đạo Công ty còn đưa ra chế độ để khuyến khích các cá nhân đi làm có số công thực tế cao hơn 270 công/ năm.

Phải giải quyết dứt điểm

Sau khi nắm bắt được tình hình nợ lương, nợ BHXH của Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội, ông Phạm Bá Tùng - Phó trưởng Ban quản lý (BQL) các KCN tỉnh Hà Nam cho biết, BQL đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh, BHXH thị xã Duy Tiên và Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội nhiều lần làm việc và đôn đốc Công ty về việc giải quyết và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nhưng phía Công ty cũng vẫn chưa dứt điểm trong vấn đề này.

Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nợ lương và BHXH của NLĐ: Nguyên nhân từ đâu?
BQL các KCN tỉnh Hà Nam đề nghị UBND tỉnh xem xét, có biện pháp xử lý những vấn đề tồn đọng tại Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội để giải quyết dứt điểm quyền lợi cho NLĐ. Ảnh: BQLKCN

BQL các KCN tỉnh đã có báo cáo và đề nghị Sở LĐ-TB&XH tỉnh xem xét, có biện pháp xử lý đối với vi phạm về nợ lương, nợ BHXH của Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội. Ngay sau đó, BQL các KCN tỉnh cũng có báo cáo và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan yêu cầu Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội thực hiện thanh toán nợ lương, nợ BHXH cho NLĐ để đảm đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong Công ty nói riêng cũng như ổn định an ninh, trật tự trong KCN.

Quan điểm của BQL các KCN tỉnh Hà Nam trong vấn đề này là yêu cầu doanh nghiệp phải có cam kết cụ thể, chính xác về việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ và phải có phương hướng, kế hoạch đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra hiệu quả, nếu cần thiết có thể thu hẹp sản xuất, để có nguồn tài sản nhất định, thanh toán ưu tiên cho NLĐ, vẫn trên quan điểm đảm bảo lương và BHXH cho NLĐ. Ưu tiên này vừa là để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ đang làm tại doanh nghiệp hoặc NLĐ có nhu cầu tìm công việc khác.

"Với cơ quan quản lý nhà nước, cam kết của doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện một cách chính xác, nếu không sẽ có những chế tài xử phạt phù hợp theo quy định của pháp luật, làm sao để đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh cũng như chính sách ổn định cho NLĐ", ông Tùng nhấn mạnh.

Mới đây nhất, BQL các KCN tiếp tục gửi công văn báo cáo về tình hình Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội lên UBND tỉnh. Tại hội nghị sắp tới với doanh nghiệp, sẽ có những chỉ đạo để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ lương và BHXH của NLĐ đang diễn ra tại Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội.

Chi nhánh Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam là Công ty CP có vốn góp Nhà nước do ông Đỗ Văn Minh làm Tổng Giám đốc đại diện phần vốn góp Nhà nước, được BQL các KCN tỉnh Hà Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2005, điều chỉnh lần 4 vào năm 2020 với ngành nghề sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may.
Công ty CP Dệt 19/5 lại đưa ra lộ trình trả nợ lương, BHXH Công ty CP Dệt 19/5 lại đưa ra lộ trình trả nợ lương, BHXH

Ông Đỗ Văn Minh - Giám đốc Chi nhánh Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam đưa ra thông báo về việc ...

Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH, nợ cả quyền lợi của người đã khuất Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH, nợ cả quyền lợi của người đã khuất

Không chỉ nợ lương, BHXH của hàng trăm công nhân lao động, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex còn đang nợ cả người đã khuất ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm