Công ty cháy nhà xưởng, hàng nghìn công nhân lo mất Tết
Đời sống

Công ty cháy nhà xưởng, hàng nghìn công nhân lo mất Tết

D.M
Tác giả: D.M
Vụ cháy một xưởng sản xuất xảy ra vào hôm nay đã gây thiệt hại lớn cho Công ty TNHH Koda Saigon (Khu công nghiệp Thuận Đạo, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Nhiều công nhân lo lắng sẽ không có tiền thưởng tháng lương thứ 13 để lo Tết Nguyên đán sắp tới.
Cách ứng xử với người lao động quyết định sự phục hồi của doanh nghiệp Nữ công nhân Công ty TNHH Điện tử Asti với quan điểm về niềm tin Tết Nguyên đán, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh được Công đoàn đề xuất hỗ trợ cao hơn quy định
Công ty cháy nhà xưởng, hàng nghìn công nhân lo mất Tết
Hiện trường vụ cháy tại Công ty TNHH Koda Saigon (Khu công nghiệp Thuận Đạo, Bến Lức, Long An). Ảnh: CTV

Tính đến chiều ngày 3/1/2022, theo thông tin từ lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Công an tỉnh Long An), đám cháy lớn tại Công ty TNHH Koda Saigon không có thương vong về người. Đám cháy đã cơ bản được kiểm soát sau nhiều giờ nỗ lực chữa cháy.

Công ty TNHH Koda Saigon là một thành viên thuộc Tập đoàn Koda Singapore, chuyên mua bán và sản xuất đồ trang trí nội thất, cẩn đá hoa cương,... Sản phẩm của công ty được xuất sang các nước Mỹ, Anh, Canada, Trung Quốc, các nước khu vực Trung - Cận Đông... Công ty có tổng số 1.800 lao động chính thức và thời vụ.

Nơi xảy ra cháy là Block C (một trong 5 block của công ty), chuyên làm hàng gỗ, bao gồm các khâu đóng kiện, bọc nệm… Tại block này có hơn 500 công nhân thường xuyên làm việc. Nguyên nhân ban đầu của vụ cháy được nhận định là do chập điện. Đây là xưởng gỗ chứa lượng lớn nguyên vật liệu dễ cháy nên lửa nhanh chóng lan rộng, khói bốc cao nhiều mét. Khi phát hiện có cháy, các công nhân vội chạy ra khỏi nhà xưởng để đảm bảo an toàn.

Công ty cháy nhà xưởng, hàng nghìn công nhân lo mất Tết
Cột khói bốc cao từ đám cháy. Ảnh: CTV

“Trong suốt thời gian tỉnh Long An thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, công ty tổ chức cho một bộ phận người lao động thực hiện “3 tại chỗ”. Đối với người lao động phải ngừng việc, sống trong khu vực cách ly, phong tỏa không đi làm, công ty chi trả mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng. Làn sóng dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng rất lớn, thu nhập của người lao động giảm sút. Vì vậy, ngay khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát công ty đã nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất để kịp tiến độ các đơn hàng” – một cán bộ công đoàn của công ty cho biết.

Được biết, trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tùy theo số giờ làm thêm, thu nhập bình quân của công nhân, lao động tại đây từ 7 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Công ty cháy nhà xưởng, hàng nghìn công nhân lo mất Tết
Ảnh cắt từ video clip do cộng tác viên cung cấp

Chị Trần Thị Thu Liên – công nhân Công ty TNHH Koda Saigon còn chưa hết hoảng hốt. Chị vừa khóc vừa nói: “Đám cháy bùng lên dữ dội. Nhìn từ bên ngoài vào thấy lửa đỏ rực, bao phủ toàn bộ bên trong nhà xưởng. Xe chữa cháy và nhiều phương tiện chữa cháy của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thuận Đạo cũng được huy động để dập lửa. Tôi chỉ kịp chạy ra khỏi xưởng để đảm bảo an toàn. Một năm qua, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, phải sống trong nhà trọ thời gian dài, chủ yếu ăn mì để cầm cự. Vừa hết đợt dịch, được đi làm trở lại, ai cũng mong có tiền thưởng Tết để lo cho gia đình. Bây giờ công ty xảy ra cháy, thiệt hại tài sản, công nhân chúng tôi rất lo. Tôi chỉ mong Tết này có một chút tiền để mua cho con manh áo mới…”.

“Hiện tại, công ty đang phải chịu thiệt hại rất lớn về tài sản do vụ cháy. Vấn đề ưu tiên hiện nay là nhanh chóng khắc phục sự cố, phục hồi sản xuất, ổn định tâm lý người lao động. Đây là sự việc bất khả kháng. Do đó, việc công ty có khả năng chi trả tiền lương tháng 13 cho công nhân, lao động hay không chưa thể nói trước được” – cán bộ công đoàn của công ty cho biết.

Cách ứng xử với người lao động quyết định sự phục hồi của doanh nghiệp Cách ứng xử với người lao động quyết định sự phục hồi của doanh nghiệp

Dịch bệnh lần thứ 4 đã khiến doanh nghiệp và người lao động ngành Dệt May, Da giày lao đao. Tuy nhiên, theo phân tích ...

Báo hiếu đâu nhất thiết là “mang tiền về cho mẹ” Báo hiếu đâu nhất thiết là “mang tiền về cho mẹ”

Như thường lệ, MV “Mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu và Nguyên Thảo nhanh chóng đứng thứ nhất các bài hát thịnh hành ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm