Công tác phòng, chống dịch trong trường học
An toàn, vệ sinh lao động - 12/10/2021 18:07 TS.BS. Bùi Hữu Toàn - Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
Học sinh Trường THCS Ninh Thành, tỉnh Ninh Bình sát khuẩn tay trước khi vào lớp học. Ảnh: Minh Đức. |
Triển khai phòng, chống dịch trong trường học
Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xây dựng một số hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học: Những việc học sinh cần làm khi ở nhà, khi ở trường; những việc giáo viên, NLĐ cần thực hiện trước khi đến trường và khi ở trường; những việc nhà trường cần làm, chuẩn bị trước khi đón học sinh quay trở lại trường học; những việc nhà trường cần thực hiện hằng ngày khi học sinh đi học; những việc nhân viên y tế trường học cần làm hàng ngày trong phòng, chống dịch Covid-19; hướng dẫn các bước rửa tay với nước sạch và xà phòng; hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách; cách xử trí các trường hợp sốt, ho, khó thở tại trường học; hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn tại trường học,...
Công tác truyền thông được đẩy mạnh thông qua các trang website của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, mạng xã hội, phát trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương. Ngành Y tế các địa phương cũng tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, tập huấn trực tiếp cho các trường học
Bộ Y tế còn phối hợp với Bộ GD&ĐT, Công ty CP Công nghệ DTT đánh giá công tác an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học đưa lên trên ứng dụng bản đồ số antoancovid.vn; các nhà trường được cấp tài khoản, truy cập phần mềm và tự đánh giá an toàn phòng, chống dịch của mình.
Đến thời điểm hiện tại, có 43.397/57.494 trường thực hiện đánh giá thường xuyên, đạt 75,5%; trong đó số trường học đánh giá ở mức an toàn là 33.988, chiếm 78,3%; trường học có rủi ro là 7.579, chiếm 17,5% và trường học không an toàn là 1.830, chiếm 4,2%.
Một số địa phương thường xuyên đánh giá nguy cơ an toàn phòng, chống dịch Covid-19, cập nhật trên bản đồ số là Điện Biên (99,2%); Phú Thọ (99,3%); Thừa Thiên Huế (97,8%); Quảng Trị (97,3%); Hòa Bình (97,2%); Cao Bằng (97,3%); nhưng cũng còn một số địa phương chỉ có dưới 50% thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 là Bạc Liêu (47%); Bình Định (38,8%); Đắc Lắc (44,2%); Quảng Nam (32,7%); Tiền Giang (41,8%),...
Một số khó khăn, thách thức
Tuy công tác phòng, chống dịch trong trường học, nhất là chuẩn bị cho năm học mới đã cơ bản được các địa phương, các ngành chức năng triển khai bài bản, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng; song, vẫn còn những trở ngại khó khăn trong việc thực hiện công tác này.
Tâm lý một số phụ huynh sợ lây nhiễm Covid-19 nên không dám cho con đến trường đi học. Nhiều trường học không đủ cơ sở vật chất, kinh phí, hoặc quá đông học sinh, không đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch. Kiến thức phòng, chống dịch của cán bộ, giáo viên chưa được đầy đủ, không được cập nhật thường xuyên. Hầu hết các trường học không có cán bộ y tế hoặc có nhưng chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, không có chuyên môn về y tế...
Những hạn chế trên đang là những khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác phòng, chống dịch tại trường học. Đòi hỏi ngành Giáo dục, Y tế, cấp ủy, chính quyền các địa phương vào cuộc sâu sát, chủ động hơn nữa, bảo đảm cho các cháu học sinh được đi học trong một môi trường an toàn.
Phun thuốc khử khuẩn vệ sinh lớp học tại Trường THCS Ngọc Lâm (quận Long Biên, TP. Hà Nội). |
Giải pháp trong thời gian tới
Các cơ sở giáo dục, nhà trường cần thực hiện ”Đánh giá nguy cơ an toàn phòng, chống dịch Covid-19”, cập nhật trên bản đồ số thường xuyên theo quy định, khắc phục ngay các tồn tại khi đánh giá ở mức không an toàn và có rủi ro.
Thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để tuyên truyền, thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại các nhà trường để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm
Tăng cường tập huấn cho giáo viên, cán bộ, công nhân viên các nhà trường về công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học; cách phát hiện các triệu chứng của bệnh Covid-19 và các phương án xử lý.
Bố trí nhân viên y tế trường học, nhân viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn đảm bảo nhân viên y tế, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học về công tác phòng, chống dịch, xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19, cách lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, tổ chức được các hoạt động tiêm chủng tại trường học.
Học sinh Trưởng THPT Bùi Dục Tài (Hải Lăng-Quảng Trị) quét mã QR tại cổng trường. |
Bố trí phòng y tế, phòng cách ly tạm thời đảm bảo trang thiết bị và yêu cầu phòng, chống dịch theo qui định. Kêu gọi sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, huy động mọi nguồn lực tại chỗ.
Trường hợp có bệnh nhân Covid-19, cần phong tỏa tạm thời ngay toàn bộ trường học; yêu cầu học sinh, giáo viên, NLĐ đang có mặt tại trường ở nguyên tại chỗ. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống lây nhiễm vì nguy cơ xảy ra lây nhiễm trong lúc phong tỏa tạm thời là rất cao (lớp học nào ở yên lớp học đó, tự quản và thực hiện 5K; đeo khẩu trang, không tụ tập; giữ khoảng cách, khử khuẩn và tuân thủ nghiêm ngặt quy định chống dịch tại trường).
Các bước tiếp theo thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế (đưa F0 đi cách ly, điều trị tại cơ sở y tế; rà soát ngay để phát hiện toàn bộ học sinh, giáo viên, NLĐ đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong trường học: sốt; ho; đau họng; hội chứng cúm; viêm đường hô hấp; mất khả năng ngửi; lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho tất cả học sinh, giáo viên, NLĐ của trường; nhắn tin và gọi điện thoại đến từng học sinh, giáo viên, NLĐ đang vắng mặt tự cách ly tại nhà, khai báo y tế với y tế địa phương;...).
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bình Phước Sáng 5/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch ... |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Bình Dương Tình hình dịch bệnh tại Bình Dương hiện nay diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh các ca nhiễm. Mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn ... |
Long An đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động Trước tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng LĐLĐ tỉnh Long An phối hợp với các cấp công đoàn và cơ quan liên quan ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.