Công nhân mua thực phẩm giá rẻ để tiết kiệm chi phí trong thời "bão giá"

Giữa thời "bão giá", nhiều công nhân lao động tiết kiệm bằng cách chọn mua thức ăn và thực phẩm giá rẻ, điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Công nhân mua thực phẩm giá rẻ để tiết kiệm chi phí trong thời
Người lao động mua thực phẩm trên Quốc lộ 51. Ảnh N.N

Hiện nay, giá xăng tăng cao kéo theo giá thực phẩm và nhiều mặt hàng thiết yếu đang tăng theo. Lương tối thiểu vùng vẫn chưa được tăng nên đời sống công nhân càng khó khăn giữa cơn “bão giá”. Vì vậy nhiều công nhân đã chọn mua thực phẩm giá rẻ để tiết kiệm chi tiêu hằng ngày.

Theo ghi nhận của phóng viên Lao động và Công đoàn tại TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai,... người lao động tập trung mua đồ ăn, thực phẩm… ở các "chợ tạm" trước cổng công ty, khu công nghiệp diễn ra thường xuyên. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Khi mua thực phẩm tại các khu "chợ công nhân" như thế này, người lao động sẽ không thể biết rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm chứng an toàn. Nếu sử dụng thực phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc thời gian dài sẽ có hại cho sức khoẻ người lao động.

Công nhân mua thực phẩm giá rẻ để tiết kiệm chi phí trong thời
Giá cả các mặt hàng tại các cửa hàng ven đường rẻ hơn nhiều so với trong siêu thị. Ảnh N.N

Chị Huỳnh Thanh Hương làm việc tại Khu công nghiệp Gò Dầu (Đồng Nai) chia sẻ, bản thân chị thường mua thực phẩm gần công ty, có khi trên đường đi làm về thấy tiện thì tấp vào cửa hàng ven đường để mua. Chị ít khi hỏi về nguồn gốc xuất xứ vì cho rằng các loại thực phẩm như: tôm, cá, thịt đều của người dân ở Vũng Tàu mang lên bán. Hơn nữa giá cả tại các điểm bán hàng lại rẻ hơn nhiều so với trong cửa hàng hay siêu thị. Chính vì thế chị Hương tiết kiệm được nhiều tiền khi mua hàng tại “chợ ven đường”.

Tại TP. HCM, trước cổng khu công nghiệp, khu chế xuất cũng xuất hiện nhiều quán ăn di động bán hàng ven đường cho công nhân lao động. Ghi nhận của phóng viên tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, vào sáng sớm có nhiều xe bán đồ ăn nhanh như hủ tiếu, xôi mặn, bánh mì… đứng thành hàng dài để phục vụ người lao động. Những xe đồ ăn di động này được thiết kế thô sơ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khói bụi của xe cộ qua lại có thể bám trên thức ăn, thức uống.

Công nhân mua thực phẩm giá rẻ để tiết kiệm chi phí trong thời
Xe bán đồ ăn sáng trên đường vào Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP. HCM. Ảnh N.N

Tại Bình Dương, công nhân lao động cũng thường xuyên mua đồ ăn tại xe bán hàng rong không đảm bảo vệ sinh. Khi được hỏi, đa số công nhân lao động tại đây cho biết, do phải đi làm từ sớm, không có thời gian chuẩn bị đồ ăn sáng nên khi đến công ty sẽ mua đồ ăn ngay tại cổng. Nhiều công nhân còn so sánh khi mua đồ ăn sáng sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc tự nấu đồ ăn tại nhà. Đặc biệt là thời điểm hiện tại, nhiều mặt hàng tăng giá, thu nhập của người lao động còn hạn chế nên buộc lòng họ phải tìm đến các mặt hàng giá rẻ để tiết kiệm chi phí.

Công nhân mua thực phẩm giá rẻ để tiết kiệm chi phí trong thời
Thức ăn được bày bán ven đường. Ảnh N.N

Nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động trong thời điểm giá cả tăng cao, Công đoàn Bình Dương đã triển khai nhiều hoạt động, biện pháp hỗ trợ. Đồng chí Đặng Thị Kim Chi – Chủ tịch Công đoàn KCN VSIP cho biết, Công đoàn đang hỗ trợ công nhân lao động bằng những lợi ích từ chương trình "Phúc lợi đoàn viên", các gian hàng giảm giá. Người lao động có thể mua được các mặt hàng được giảm giá từ 10% đến 30% để phục vụ nhu cầu cần thiết của gia đình.

Ông Phạm Quang Anh -Tổng Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, công ty luôn quan tâm đến an toàn của người lao động trong quá trình làm việc tại nhà máy, trong đó có vấn đề nguồn gốc thực phẩm sạch khi đưa vào bữa ăn. Bữa ăn ca được công ty đặt tại đơn vị tiêu chuẩn, có kiểm tra chất lượng đầu vào thực phẩm. Ngay cả nước uống dùng cho công nhân, công ty cũng đảm bảo sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn.

Người làm ca đêm cần tránh ăn những thực phẩm nào? Người làm ca đêm cần tránh ăn những thực phẩm nào?

Đối với những người đi làm ca đêm cần phải bổ sung những dưỡng chất đầy đủ để bù đắp cho cơ thể trong trạng ...

Trao quà thực phẩm hỗ trợ bà con khó khăn do dịch bệnh Covid-19 Trao quà thực phẩm hỗ trợ bà con khó khăn do dịch bệnh Covid-19

Vừa qua, Ban lãnh đạo và Công đoàn Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật 2 (TTDVKT2), Công ty Dịch vụ kỹ thuật Truyền tải điện ...

TP HCM: Chiến sĩ bộ đội mang nhu yếu phẩm đến tận nhà người dân khó khăn TP HCM: Chiến sĩ bộ đội mang nhu yếu phẩm đến tận nhà người dân khó khăn

TP HCM đã áp dụng các biện pháp siết chặt, tăng cường kiểm soát từ ngày 23/8/2021. Lực lượng quân đội đã có mặt tại ...

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Chính sách bổ sung trợ cấp hàng tháng trong Luật BHXH năm 2024 không chỉ là một cải cách về pháp lý, mà còn là một bước tiến dài trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Trong bối cảnh hàng triệu công nhân đang đối mặt với khó khăn sau đại dịch, mất việc, thiếu ổn định thu nhập, luật mới mở ra một lối đi khác. Đó là, khuyến khích bảo lưu thời gian đóng để hướng tới lương hưu, một “mái nhà” an toàn khi tuổi già “gõ cửa”.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Đối với hàng triệu người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động phi chính thức vốn chiếm gần 60% tổng số người làm việc tại Việt Nam quy định cũ là rào cản lớn khiến họ ngần ngại tham gia BHXH.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Với việc Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hàng triệu người lao động, đặc biệt là những người tham gia BHXH muộn hoặc có thời gian lao động đứt quãng, như vừa mở ra một cánh cửa hy vọng.
Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Suốt một thời gian dài, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn được gắn liền với những phòng thí nghiệm khép kín, những đề tài hàn lâm khó đo đếm và đôi khi xa rời thực tiễn sản xuất, đời sống.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.