Công nhân chen chúc xin giấy xác nhận F0 đã khỏi bệnh
Đời sống - 04/03/2022 16:33 Ý YÊN
Kế hoạch tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Người lao động mắc Covid-19 được hỗ trợ BHXH như thế nào? |
Công nhân chen chúc xin giấy xác nhận F0 đã khỏi bệnh tại Trạm Y tế xã Kim Chung. Ảnh: Ý YÊN |
8h30 phút sáng ngày 4/3/2022, chị Lê Thị Hải, công nhân Công ty TNHH Panasonic Việt Nam chở theo 3 đứa con nhỏ đến Trạm Y tế xã Kim Chung để xin Giấy ra viện. Chị nói rằng cần giấy này để nộp cho công ty làm thủ tục hưởng BHXH sau 10 ngày cách ly, điều trị tại nhà vừa qua.
Chị Hải được hướng dẫn đặt chứng minh thư nhân dân, thẻ BHYT và kết quả test nhanh Covid-19 lên một tờ giấy trắng, chụp ảnh rồi in trên tờ A4. Trên tờ giấy này còn ghi thêm thông tin họ tên, ngày sinh, địa chỉ chỗ ở, tên công ty. Tiếp theo đó, chị điền thông tin cá nhân gồm họ tên, ngày sinh, số chứng minh thư, số thẻ BHYT, địa chỉ, ngày chẩn đoán F0, ngày ra viện... trên tờ danh sách đăng ký lấy Giấy ra viện.
Chị Lê Thị Hải chờ đăng ký tại Trạm Y tế xã Kim Chung. Ảnh: Ý YÊN |
Khi tờ danh sách này điền đủ 10 người sẽ được gom lại, nhét qua khe cửa kính của Trạm Y tế xã Kim Chung. Các công nhân được hẹn đến 16h ngày 20/3 đến lấy giấy tờ.
Theo ghi nhận của PV Cuộc sống an toàn, chỉ trong buổi sáng 4/3, tại Trạm Y tế xã Kim Chung có hàng trăm người dân, chủ yếu là công nhân Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long thuê trọ trên địa bàn tới xin Giấy ra viện.
Các công nhân xin giấy xác nhận để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau từ BHXH. Ảnh: Ý YÊN |
Các công nhân chen chúc làm thủ tục trong khi cánh cửa kính của Trạm Y tế đóng kín. Phía ngoài cửa dán chi chít các tờ thông báo, hướng dẫn khai báo F0, F1; lấy giấy nghỉ hưởng BHXH... Thi thoảng, một nữ nhân viên y tế của Trạm lại phát thêm tờ ghi danh sách đăng ký lấy Giấy ra viện qua khe hở cửa kính.
Danh sách đăng ký lấy Giấy ra viện được nhét qua khe cửa kính. Ảnh: Ý YÊN |
Nhân viên bảo vệ của Trạm Y tế xã Kim Chung cho biết, tình trạng chen chúc xin Giấy ra viện kéo dài nhiều ngày nay. Số lượng công nhân quá đông khiến nhiều người phải chờ cả buổi.
Anh Võ Xuân Quý, công nhân Công ty TNHH FCC Việt Nam vừa kết thúc 10 ngày điều trị Covid-19, hiện đã âm tính song cơ thể còn mệt mỏi. Tuy vậy, anh chờ mấy tiếng mà không thể đăng ký danh sách lấy Giấy ra viện.
“Từ sáng tới giờ, nhân viên y tế mới phát ra được 3 - 4 tờ. Số lượng người đăng ký rất đông nên chưa đến lượt tôi”, anh Quý nói và cho biết sẽ kiên nhẫn chờ đợi.
Công nhân ngó vào bên trong Trạm Y tế xã Kim Chung. Ảnh: Ý YÊN |
Để đăng ký được, các công nhân còn phải chờ ít nhất 2 tuần mới lấy được Giấy ra viện, theo thông báo từ Trạm Y tế xã Kim Chung.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Cương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Anh cho biết đã nắm được thông tin. “Trạm Y tế Kim Chung hiện có 10 cán bộ, trong đó 4 cán bộ đang là F0. Mỗi ngày ở đó có rất nhiều giấy tờ phải làm, chúng tôi phải giải quyết dần theo thứ tự”, ông Cương nói.
Ghi các thông tin cá nhân cần thiết - Ảnh: Ý Yên |
Theo quy định của BHXH Việt Nam, người lao động bị mắc Covid-19 hoặc chăm con dưới 7 tuổi là F0 sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Về quy trình giải quyết hồ sơ, BHXH Việt Nam cho hay, để hưởng chế độ ốm đau sau khi điều trị khỏi Covid-19, người lao động cần nộp lại cho đơn vị sử dụng lao động bản sao Giấy ra viện (đối với trường hợp điều trị nội trú); Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị (đối với trường hợp điều trị ngoại trú) trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan BHXH.
Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ cho người lao động trong tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Công đoàn Bình Dương quan tâm đẩy mạnh công tác nữ công Công đoàn Bình Dương đã tổ chức buổi Nói chuyện Chuyên đề về công tác nữ công. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm ... |
Công ty CP Ô tô 1-5 đã chốt phương án đóng BHXH cho người lao động Sau gần 1 năm đấu tranh đòi quyền lợi, người lao động của Công ty CP Ô tô 1-5 đã nhận được thông báo từ ... |
Loay hoay giải bài toán thiếu hụt lao động do F0 tăng cao Trong bối cảnh các ca F0 tăng cao, lao động thiếu hụt, có rất nhiều giải pháp được công đoàn cơ sở phối hợp với ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.