Công nhân các khu công nghiệp: Làm gì để hạn chế tai nạn giao thông
Phóng sự điều tra - 02/05/2022 14:00 ThS. LẠI SƠN TÙNG - Học viện Cảnh sát nhân dân
Giờ tan ca của công nhân Khu công nghiệp Amata (TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Ảnh: Lê Lâm. |
Số liệu tổng hợp của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia những năm gần đây cho thấy, mỗi năm toàn quốc đều xảy ra hơn mười nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết hàng nghìn người và làm bị thương hàng nghìn người khác. Riêng năm 2021 so với năm 2020, số vụ TNGT giảm 3.496 vụ (23,32%), số người chết giảm 1.068 người (15,55%), số người bị thương giảm 3.143 người (28,16%).
Theo Kế hoạch Năm An toàn giao thông của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, trên tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông” thì mục tiêu của năm 2022 là kéo giảm từ 5 đến 10% số vụ TNGT, số người chết, bị thương do TNGT so với năm 2021; xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh; không để lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong hoạt động giao thông vận tải.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, nguy cơ về TNGT vẫn còn cao, trong đó có nguy cơ từ người điều khiển phương tiện giao thông là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước. Tình trạng này có xu hướng nghiêm trọng hơn trong thời gian gần đây.
Một số nguyên nhân
Hạ tầng giao thông các khu công nghiệp bị quá tải
Xuất phát từ đặc thù công việc của công nhân tại các khu công nghiệp. Do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc tăng ca sản xuất để bù lại những khoảng thời gian bị tạm dừng, trì trệ trước đó. Thời điểm trước mỗi ca sản xuất có sự tham gia giao thông của số lượng lớn công nhân, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông ở nhiều khu công nghiệp bị quá tải, tắc đường, dẫn đến tình trạng nhiều công nhân đi ngược chiều, chạy xe quá tốc độ cho phép, không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, đi xe lên vỉa hè, lấn làn, vượt làn…Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến tại các khu công nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao về TNGT.
Lực lượng tự quản của Công ty Cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ điều tiết giao thông và hướng dẫn công nhân tham gia giao thông an toàn tại Nhà máy Tân Đệ 7. Ảnh: thaibinh.gov.vn |
Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức
Cùng với công tác quy hoạch giao thông tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập; hạ tầng giao thông chưa được quan tâm phát triển tương xứng với quy mô, số lượng công nhân làm việc tại đây; việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp chưa được các cấp, các ngành, người đứng đầu các doanh nghiệp tiến hành một cách quyết liệt, nếu có thì chỉ mang tính hình thức; nội dung tuyên truyền chưa thực sự phù hợp với đối tượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Nhiều công nhân chưa ý thức được tầm quan trọng của nội dung này.
Số lượng công nhân tham gia giao thông lớn
Ngoài hai nguyên nhân cơ bản trên, thời điểm đầu năm, hoặc thời điểm các doanh nghiệp tuyển dụng ồ ạt công nhân như hiện nay, cũng như các dịp doanh nghiệp huy động tăng ca, làm thêm giờ để bảo đảm tiến độ đơn hàng, nguy cơ TNGT của công nhân các khu công nghiệp càng lớn. Đây là khoảng thời gian công nhân trở lại làm việc tham gia giao thông lớn, cùng với việc điều khiển phương tiện giao thông cẩu thả, ý thức tuân thủ pháp luật không cao dẫn đến dễ xảy ra TNGT.
Kiến nghị, đề xuất
Từ những nguyên nhân nêu trên, để hạn chế TNGT của công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, xin kiến nghị:
Một là, người đứng đầu chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các ngành chức năng, các chủ doanh nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông, vì mục tiêu “tính mạng con người là trên hết”. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, đơn vị, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ưu tiên dành nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác này. Đồng thời, cần xây dựng nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng khác nhau, trong trường hợp này là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Nội dung tuyên truyền phải đi vào các chủ đề chuyên sâu; chú trọng đến việc hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phòng tránh TNGT, hậu quả của TNGT đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông tại Công ty TNHH XSGD Grand Gain do Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước tổ chức. Ảnh: Thu Hằng. |
Hai là, mặc dù cần phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất để bù lại khoảng thời gian trì trệ trước đó, nhưng người đứng đầu các doanh nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp cần xem xét, phân bổ lại khoảng thời gian tăng ca sản xuất sao cho phù hợp, tránh để xảy ra tình trạng quá tải về công việc đối với công nhân, tạo tâm lý thoải mái, không vội vàng chạy theo chỉ tiêu sản xuất, phần nào giúp cho công nhân điều khiển phương tiện giao thông từ nhà đến cơ sở sản xuất được an toàn.
Ba là, lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông…cần tăng cường công tác tuần tra xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao thông tại các khu công nghiệp, đảm bảo nghiêm minh, rõ ràng. Về lâu dài, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự quy hoạch giao thông tại các khu công nghiệp một cách đồng bộ, tổ chức giao thông hợp lý thông qua việc hoàn thiện hệ thống biển báo, đèn tín hiệu…đúng chất lượng kỹ thuật, áp dụng công nghệ quản lý, giám sát người tham gia giao thông và người thực thi công vụ.
Bốn là, mỗi người công nhân làm việc tại các khu công nghiệp cần phải nêu cao tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, đồng thời nêu cao ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông; phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản cho mình và cho người khác.
Chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các Khu công nghiệp (KCN) là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Các ... |
Chắt chiu để chăm lo cho đoàn viên, người lao động Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình vừa trao kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động làm việc tại các doanh ... |
Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các khu công nghiệp Hiện thực hóa Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.