Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh

Kinh tế - Xã hội - An Bình

Năm 1997, Vĩnh Phúc được tái lập với xuất phát là một tỉnh nghèo, không có khu công nghiệp. Sau gần 10 năm, ngành Công nghiệp Vĩnh Phúc đã có sự phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh, đưa Vĩnh Phúc sớm thoát khỏi một tỉnh thuần nông.
Vĩnh Phúc sẽ có thêm 25 khu công nghiệp mới trong 10 năm tới Vĩnh Phúc: Thu hút đầu tư FDI năm 2021 vượt mốc 1 tỷ USD Vĩnh Phúc: Thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế"

Ngày 06/11/1996, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai tỉnh là: Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Trên địa bàn tỉnh có các trục giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đi các tỉnh và ra Cảng Cái Lân. Đó là những tiềm năng lớn để Vĩnh Phúc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển toàn diện, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh nghèo, với điểm xuất phát của nền kinh tế rất thấp. Toàn tỉnh khi đó còn 6 xã chưa có điện, 1/3 số km đường tỉnh lộ mới đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V miền núi, đường huyện mới có 10 km đường nhựa, bê tông, 251 km cấp phối, đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất…

Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh
Khu Trại Ổi (Vĩnh Yên) khi tỉnh Vĩnh Phúc mới tái lập. (Ảnh: Trần Tuấn)

Năm 1997, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông với hơn 90% lao động làm việc trong ngành Nông nghiệp. Ngành Công nghiệp, Dịch vụ chưa phát triển. Tỉ trọng ngành Công nghiệp chỉ chiếm 18,4% và chưa có khu công nghiệp. Toàn tỉnh chỉ có 91 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn 57 tỷ đồng.

Thời điểm mới tái lập, tỉnh chỉ có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI). GRDP của tỉnh chỉ đạt 1,96 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người là 2,18 triệu đồng/người, bằng chưa đầy một nửa bình quân chung của cả nước.

Năng suất lao động thấp, ở mức 10,3 triệu đồng/lao động. Do mới tách tỉnh, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của tỉnh còn nghèo nàn. Trong khi đó, nhu cầu xây dựng lớn, nguồn tài chính còn hạn hẹp, thu ngân sách chưa đạt 100 tỷ đồng (89 tỷ đồng).

Trong những năm 1997-2000, phương hướng chung phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc là: “Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định, vững chắc sau năm 2000, thu hẹp khoảng cách so với bình quân chung của cả nước. Chuyển nền kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ… Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giải quyết tốt hơn về việc làm, nâng cao đời sống nhân dân”.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng; xây dựng kết cấu hạ tầng để giao đất cho các dự án; xây dựng công sở, khu công nghiệp; tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên ổn định nơi ăn, ở, yên tâm công tác.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận việc xây dựng hai khu công nghiệp tập trung là Kim Hoa và Khai Quang (Khu công nghiệp Kim Hoa được ghi trong chương trình của Chính Phủ).

Nhờ sự nỗ lực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp, các địa phương, trong những năm tiếp theo, sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2000, giá trị sản xuất đạt 5.463,5 tỷ đồng. Riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 90,6%/năm chủ yếu do công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực này tăng trưởng bình quân đạt 190,6%/năm.

Giá trị sản xuất của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị ngành; Công nghiệp Nhà nước ở địa phương tăng 34,6%/năm, chiếm 1,3%/năm; Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 10%/năm (chiếm 4,5% giá trị sản xuất ngành Công nghiệp).

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào sản xuất, góp phần rất quan trọng tăng nguồn thu ngân sách, tạo động lực và khả năng mới cho sản xuất công nghiệp. Tổng thu ngân sách năm 2000 đạt 655,9 tỷ đồng, trong đó, nguồn thu tăng chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 24,3 tỷ đồng năm 1997 lên 163 tỷ đồng năm 2000. Kết quả thu cao góp phần nâng mức chi ngân sách địa phương. Năm 2000 đạt 500,13 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 1997.

Tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được sau 4 năm tái lập tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tập trung quyết liệt để chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Phát triển công nghiệp là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết định tăng trưởng cao, có vai trò tác động trở lại hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự chủ động triển khai tích cực của các ngành, các cấp, sản xuất công nghiệp, xây dựng ở Vĩnh Phúc đã duy trì mức tăng trưởng cao ở tất cả các thành phần kinh tế.

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2004 đạt 12.958 tỷ đồng; năm 2005 đạt 16.725,7 tỷ đồng. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Ô tô, xe máy, gạch ốp lát, gạch xây dựng, săm lốp, quần áo may sẵn, da giày,… đều tăng cao và vượt xa mục tiêu Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh đề ra. Công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế Vĩnh Phúc.

Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp từng bước được khẳng định, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số nghành Công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày… Những sản phẩm của các ngành Công nghiệp mũi nhọn từng bước chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong sản xuất công nghiệp, cơ cấu sản xuất hàng hóa có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu, hàng tiêu dùng và hàng có chất lượng cao. Hàng loạt khu, cụm công nghiệp tập trung mới được hình thành như: Kim Hoa, Quang Minh, Bình Xuyên, Khai Quang, Chấn Hưng, Xuân Hòa, Hương Canh, Tân Tiến, Hợp Thịnh…

Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh
KCN Khai Quang thành lập từ năm 2003, được nâng cấp từ cụm công nghiệp có diện tích 52 ha với 13 doanh nghiệp ban đầu.

Nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ,… Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo nhạy bén, vận dụng triệt để Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi), đồng thời ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư về thuế và tạo môi trường thông thoáng hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều đó đã khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và làm ăn tại Vĩnh Phúc ngày càng nhiều.

Trong 5 năm 2001-2005, toàn tỉnh đã thu hút 450 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD, trong đó có 74 dự án FDI (đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài), 376 dự án DDI (đầu tư vốn trong nước). Đây là giai đoạn có tốc độ thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp nhanh nhất kể từ sau tái lập tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng xây dựng, đi vào sản xuất.

Đến năm 2005 đã có 139 dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là Dự án chế biến sữa của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội với công suất 40 triệu lít/năm… tạo điều kiện thúc đẩy ngành Công nghiệp, chế biến thực phẩm của tỉnh phát triển.

Chia sẻ về ngành Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể là công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) những năm sau tái lập, ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Giai đoạn 1997-2004, Vĩnh Phúc chủ trương thu hút những dự án đầu tư có sử dụng nhiều lao động nhằm giải quyết bài toán công ăn việc làm cho người dân địa phương cũng như tăng thu ngân sách. Nói cách khác, giai đoạn này, chúng tôi tập trung thu hút FDI theo chiều rộng.”

Các dự án đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần quyết định gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao động. Với sự phát triển nhanh, mạnh và đa dạng của ngành Công nghiệp, Vĩnh Phúc ngày càng thay đổi với một diện mạo mới, phát triển và hiện đại, tỉnh trở thành điểm sáng được cả nước biết đến về thành tựu và phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp, thu ngân sách…

Vĩnh Phúc đã được Chính phủ quy hoạch vào vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, đó là điều kiện thuận lợi lớn để ngành Công nghiệp Vĩnh Phúc tiếp tục bứt phá mạnh trong giai đoạn tiếp theo.

Sau gần 10 năm tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và gần 9 năm tái lập tỉnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo các cấp, ngành, các địa phương nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy thế mạnh của mình và khai thác mọi nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.

Nhờ sự lãnh đạo sát sao, năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự lỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, từ một tỉnh nghèo, kinh tế thuần nông, Vĩnh Phúc vươn lên trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trên 15%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 75,5% những năm (1997-2005) và 23% những năm (2001-2005). Riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 23,6%/năm và trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 7 cả nước, thứ 3 ở miền Bắc.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số ngành Công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng… Hiện nay, Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng ở miền Bắc trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp. Xây dựng cơ bản được tăng cường đầu tư, trên địa bàn tỉnh hình thành các đô thị mới cao cấp và hiện đại. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp và xây dựng chiếm 52,2%.

Tuy nhiên, Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh nghèo. Kinh tế tăng trưởng nhanh song chưa bền vững. Sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao. Đại bộ phận dân số (khoảng gần 80%) làm nông nghiệp, có thu nhập thấp. Nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội còn khó khăn.

Vĩnh Phúc: Các khu công nghiệp thu hút gần 110 nghìn lao động Vĩnh Phúc: Các khu công nghiệp thu hút gần 110 nghìn lao động

Các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc đã tạo việc làm cho gần 110 nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế - ...

Tăng cường quản lý đầu tư trong các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc Tăng cường quản lý đầu tư trong các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc

Ngay từ đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Quản lý Khu Công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc đã ...

Vĩnh Phúc sẽ có thêm 25 khu công nghiệp mới trong 10 năm tới Vĩnh Phúc sẽ có thêm 25 khu công nghiệp mới trong 10 năm tới

Trong một buổi chia sẻ gần đây về quản lý quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp (KCN) tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh tế - Xã hội -

Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc, trong tháng 9/2024, dự kiến sẽ có thêm 2-4 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) dự kiến đạt khoảng 40-45 triệu USD, trong khi các dự án đầu tư trong nước (DDI) sẽ đạt khoảng 200-300 tỷ đồng.

Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay

Kinh tế - Xã hội -

Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay

Hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, từ ngày 12/9 đến hết ngày 07/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Tiết kiệm xanh cùng Pay” trúng xe Vinfast và e-Voucher Lock&Lock dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trực tuyến trên ứng dụng Sacombank Pay.

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ NAPAS

Kinh tế - Xã hội -

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ NAPAS

Từ tháng 9/2024, khách hàng có thể sử dụng thẻ chip nội địa NAPAS do ngân hàng Sacombank phát hành (thẻ NAPAS Sacombank) để thanh toán không tiền mặt ở một số tuyến xe buýt ở Hà Nội, TP.HCM,… Đồng thời, tiến tới hỗ trợ thanh toán ở các loại hình giao thông công cộng khác trong giai đoạn tiếp theo.

Bán tải giá hơn 900 triệu, chọn Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Hilux?

Kinh tế - Xã hội -

Bán tải giá hơn 900 triệu, chọn Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Hilux?

Phiên bản cao cấp nhất của mẫu bán tải Mitsubishi Triton với giá rẻ hơn, nhiều trang bị an toàn, sẽ cạnh tranh ra sao với Ford Ranger Wildtrak và Toyota Hilux Adventure.

Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì chuyên sâu, toàn diện, đa mô thức thuộc hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc mới trong công cuộc chống lại đại dịch béo phì tại Việt Nam.

Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Kinh tế - Xã hội -

Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Các chủ xe sở hữu ô tô thắc mắc nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không có thể tìm câu trả lời trong phần dưới đây.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen Video

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen

Đọc thêm

Thủ tục lấy xe bị giam giữ như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Thủ tục lấy xe bị giam giữ như thế nào?

Dưới đây là thủ tục lấy xe bị giam giữ do người điều khiển phương tiện vi phạm một số lỗi quy định trong Luật Giao thông, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Kinh tế - Xã hội -

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Làng Nủ (Lào Cai), nơi từng chịu những hậu quả khốc liệt từ thiên tai, mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách ứng phó trước các thảm họa tự nhiên. Khi bão số 4 đang đến gần, chúng ta không thể không nhìn lại kinh nghiệm xương máu từ những thảm kịch đã qua để chuẩn bị kỹ càng hơn.

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Kinh tế - Xã hội -

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính phát triển của Pháp) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.

Tính năng Quỹ nhóm HDBank xua tan nỗi lo quản lý thu chi tiền quỹ

Kinh tế - Xã hội -

Tính năng Quỹ nhóm HDBank xua tan nỗi lo quản lý thu chi tiền quỹ

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng

Kinh tế - Xã hội -

Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng

Sáng 18/9, thị trường ô tô Việt Nam một lần nữa trở nên sôi động với sự ra mắt của Hyundai Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới.

VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

Kinh tế - Xã hội -

VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP HCM, cùng gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.

Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm

Kinh tế - Xã hội -

Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm

Thị trường Indonesia vừa ra mắt Honda Spacy 2024 nhưng khác hoàn toàn với những gì người Việt quen thuộc về mẫu xe được coi là huyền thoại này.

Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara

Kinh tế - Xã hội -

Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara

Không phô trương, ồn ào, Nissan Navara âm thầm trở thành chiếc xe bán tải có chỗ đứng vững vàng trong lòng khách Việt.

Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?

Kinh tế - Xã hội -

Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?

Tin đồn Suzuki Swift ngừng bán rộ lên sau khi website của Suzuki Việt Nam không còn xuất hiện tên sản phẩm này.