
![]() |
Công đoàn các cấp cần lắng nghe, tập hợp đầy đủ ý kiến của người lao động, lựa chọn những nội dung giám sát theo các lĩnh vực mà người lao động đang quan tâm. Trong ảnh: Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thái Bình và huyện Thái Thụy thăm, động viên công nhân Công ty TNHH Phú Tồn. Ảnh: Mai Thư. |
Bài viết dưới đây là kết quả khảo sát tìm hiểu bước đầu vấn đề Công đoàn tham gia KTTTGS và PBXH trong các doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
Vai trò của Công đoàn trong tham gia KTTTGS, thực hiện PBXH
Công đoàn tham gia KTTTGS về các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách như: việc làm và thu nhập; ATVSLĐ, điều kiện làm việc, thời gian làm việc; hợp đồng lao động (HĐLĐ), TƯLĐTT. Theo Điều lệ công đoàn, CĐCS chỉ thực hiện nhiệm vụ giám sát. Kiểm tra, thanh tra, thực hiện PBXH là nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên cơ sở.
Thực tế cho thấy, Công đoàn đã phát hiện ra những vi phạm trong việc NLĐ không được ký HĐLĐ, thời gian thử việc cao hơn so với quy định, NLĐ không được ký hợp đồng sau khi thử việc theo đúng quy định và doanh nghiệp chưa thực hiện thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Vẫn còn doanh nghiệp chưa thực hiện đúng trách nhiệm khiến NLĐ không được bảo đảm quyền lợi, gặp khó khăn khi cần giải quyết các chế độ. NLĐ đánh giá khá tốt vai trò của cán bộ công đoàn (CBCĐ) trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước (KVNNN) hiện nay.
Công đoàn cũng tham gia KTTTGS về quy chế dân chủ cơ sở như: Chủ động lắng nghe ý kiến dư luận xã hội, quan sát, gặp trực tiếp NLĐ, tiếp thu các đề xuất kiến nghị của NLĐ về các chính sách của Đảng, của Nhà Nước, của Công đoàn, của doanh nghiệp theo từng nội dung liên quan đến NLĐ. CĐCS tham gia giám sát về quy chế dân chủ cơ sở bằng việc tổ chức định kỳ các buổi tuyên truyền, vận động lấy kiến của đoàn viên công đoàn và NLĐ.
Cán bộ CĐCS tham dự các buổi họp của doanh nghiệp với tư cách đại diện tập thể NLĐ tại doanh nghiệp. Theo tính chất công việc của từng doanh nghiệp, CĐCS đề nghị với người sử dụng lao động (NSDLĐ) quy định thêm những nội dung cần công khai liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ. Công đoàn cấp trên cơ sở thực hiện chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện chức năng KTTTGS về quy chế dân chủ bằng phương pháp phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức và hội nghị NLĐ tại các doanh nghiệp.
Về kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn: Hằng năm, dưới sự chỉ đạo của BCH Công đoàn các cấp, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn cùng cấp và cấp dưới. Trong nửa nhiệm kỳ qua, các cấp Công đoàn đã thực hiện kiểm tra 292.459 cuộc, trong đó kiểm tra cùng cấp 201.957 cuộc, kiểm tra cấp dưới 90.502 cuộc.
Năm 2020 là năm đầu tiên Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu cho mỗi LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương kiểm tra 05 CĐCS doanh nghiệp KVNNN. Nhiều đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao, có một số đơn vị thực hiện vượt chỉ tiêu, nhưng một số đơn vị chưa thực hiện kiểm tra CĐCS theo chỉ tiêu được giao.
CĐCS giám sát thu, chi tài chính công đoàn chủ yếu bằng việc đôn đốc nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn trước mỗi cuối tháng, cuối quý bằng văn bản. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở KTTTGS về thực hiện tài chính công đoàn trong doanh nghiệp bằng hình thức lập danh sách các doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đủ kinh phí công đoàn báo cáo LĐLĐ tỉnh, phối hợp với ban quản lý khu kinh tế tỉnh để đưa vào kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Công đoàn và thực hiện Nghị định số 191/2013 của Chính phủ.
Sau đó Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Cục thuế tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị định số 191/2013 của Chính phủ.
![]() |
Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp, BCH CĐCS Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp. Ảnh: LĐLĐ Hà Tĩnh. |
CĐCS giám sát thu, chi tài chính công đoàn bằng 2 phương pháp gồm: Chủ động triển khai thực hiện dự toán hằng năm; đề nghị bổ nhiệm đoàn viên công đoàn làm công tác kế toán trong doanh nghiệp kiêm luôn công việc kế toán của CĐCS nhằm thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở chủ doanh nghiệp chuyển kinh phí công đoàn về Công đoàn cấp trên theo đúng thời gian quy định.
Công đoàn cấp trên cơ sở tiến hành KTTTGS tài chính công đoàn bằng những trình tự như sau: 1). Cung cấp cho đoàn liên ngành của tỉnh danh sách các doanh nghiệp cần đưa vào chương trình giám sát. 2). Liên hệ với các doanh nghiệp để gửi kế hoạch, quyết định, đề cương giám sát. 3). Đề nghị doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ theo đề cương đã gửi để giám sát. Sau giám sát, tổng hợp báo cáo trình Hội nghị Ban Thường vụ, BCH kỳ họp gần nhất.
Công tác giám sát và PBXH của Công đoàn các cấp trong lĩnh vực tài chính công đoàn cho thấy, Công đoàn các cấp đã có nhiều hoạt động, nhiều ý kiến đóng góp vào các văn bản của Nhà nước, của Công đoàn cấp trên.
Công đoàn các cấp đã giám sát chương trình “Mái ấm Công đoàn”; giám sát tài chính trong xây dựng thiết chế văn hóa, thiết chế công đoàn cho NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp, khu - cụm công nghiệp, giám sát hoạt động tài chính của Quỹ Xã hội từ thiện, hoạt động vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.
Công đoàn các cấp cũng tham gia hội đồng xét duyệt nhà ở; khảo sát nhu cầu nhà ở của công nhân, qua đó đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách về các dự án nhà ở xã hội, hạ tầng xã hội.
Về PBXH nội dung tài chính, Công đoàn cũng lấy ý kiến đóng góp của đoàn viên về các chính sách của tài chính công đoàn như: Cách thu, cách thực hiện, đồng thời phản biện về kết quả hoạt động và phương hướng của các Quỹ trợ vốn thuộc hệ thống.
Hình thức PBXH của Công đoàn thực hiện chủ yếu thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của CBCĐ, các nhà khoa học, luật sư, NLĐ để phân tích, tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng văn bản, chính sách lao động.
Việc giám sát, phản biện của các cấp Công đoàn đã đem đến nhiều chính sách có lợi cho NLĐ. CĐCS thông qua hình thức gặp mặt, đối thoại, hội nghị NLĐ đề xuất ý kiến về chế độ chính sách của NLĐ, thương lượng TƯLĐTT, công tác ATVSLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ tiền lương, nội quy, quy chế...
![]() |
Liên đoàn Lao động huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) phối hợp với ban ngành chức năng của huyện kiểm tra việc thực hiện pháp luật, trong đó có Luật An toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021). Ảnh: Phương Dung. |
Một số tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, vai trò Công đoàn mới tập trung ở việc tổng hợp các ý kiến tham gia của đoàn viên, NLĐ và chuyển đến NSDLĐ, việc đối thoại, phản biện còn nhiều hạn chế. Cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở được phân công giám sát và PBXH chưa có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ.
Cán bộ CĐCS bị phụ thuộc tiền lương, việc làm vào NSDLĐ nên việc đối thoại, phản biện còn gặp nhiều lực cản. Nhiều NSDLĐ chưa tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động giám sát, phản biện của tổ chức Công đoàn trình độ chuyên môn, kiến thức am hiểu pháp luật, nắm về nội dung giám sát phản biện chưa sâu nên hiệu quả giám sát, PBXH một số nơi còn thấp.
Công đoàn thực hiện phản biện chủ yếu là tổng hợp các ý kiến tham gia của đoàn viên, CNVCLĐ vào các văn bản dự thảo khi có yêu cầu, nội dung phản biện chưa trúng, chưa phản ánh đúng được tâm tư nguyện vọng của NLĐ, một số dự thảo văn bản chưa được lấy ý kiến phản biện rộng rãi từ cơ sở, nhiều nội dung phản biện chưa được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu.
Giải pháp nâng cao vai trò công đoàn tham gia KTTTGS, thực hiện PBXH
Thứ nhất, coi triển khai thực hiện công tác giám sát, PBXH, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công đoàn các cấp. Tổ chức Công đoàn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm, trong đó lựa chọn những nội dung giám sát theo các lĩnh vực, ngành phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Tiếp tục và chủ động phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động giám sát đã và đang thực hiện như: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của NLĐ; giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
![]() |
Người lao động cần chủ động nâng cao tinh thần nỗ lực phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện trong lao động tốt hơn. Trong ảnh: Công nhân Nhà máy Sữa Tiên Sơn (Bắc Ninh). Ảnh: Duy Hưng. |
Thứ hai, Công đoàn các cấp cần tích cực tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực CBCĐ làm công tác KTTTGS, PBXH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; lắng nghe, tập hợp đầy đủ ý kiến của NLĐ; lựa chọn những nội dung giám sát theo các lĩnh vực NLĐ đang quan tâm, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Thứ ba, chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, sở, ngành có liên quan để tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát. Việc giám sát được thực hiện qua tổ chức Đoàn giám sát theo chuyên đề, giám sát thường xuyên qua CĐCS và đội ngũ cán bộ công đoàn, NLĐ nòng cốt tại doanh nghiệp...
Thứ tư, NSDLĐ cần phối hợp với Công đoàn tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh với NLĐ trong doanh nghiệp. NLĐ cần chủ động nâng cao tinh thần nỗ lực phấn đấu học tập nâng cao trình độ, rèn luyện trong lao động tốt hơn.
![]() Chiều 25/3, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giầy ChingLuh Việt Nam (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đã tổ chức lễ ký kết ... |
![]() Từ tháng 4/2022, LĐLĐ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Trà Vinh tuyên truyền về đối thoại, chính sách, ... |
![]() Trước tình trạng số người lao động (NLĐ) rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tăng cao, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn
Tin tức khác

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam
