Công đoàn góp phần đảm bảo cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động

Nghiên cứu - TS. NGUYỄN NGỌC ÂN - ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP TS. ĐẶNG HOÀNG ANH - ThS. TRẦN MẠNH THẮNG - Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Giao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập là xu thế tất yếu để phát triển giáo dục và hội nhập với quốc tế. Tuy nhiên, tự chủ đại học (TCĐH) cũng chi phối, ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý và phát triển trường đại học, tác động lớn tới đội ngũ nhà giáo, người lao động (NGNLĐ) trong nhà trường. Do đó, Công đoàn cần thể hiện vai trò trong việc thực hiện chế độ chính sách cho NGNLĐ nhà trường trong bối cảnh mới.
Công đoàn góp phần đảm bảo cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động
Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam và Công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú (Movi) ký kết Thỏa thuận hợp tác triển khai Chương trình Phúc lợi cho cán bộ, công nhân viên và đoàn viên thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Thu Hằng.

TCĐH, cơ hội và thách thức đối với cán bộ, NGNLĐ

Khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2019 quy định, trong các nội dung về tự chủ thì thành tố tự chủ nguồn nhân lực được coi là quan trọng hàng đầu. Theo đó, trường học được quyết định các vấn đề liên quan đến tiền lương, phúc lợi, sử dụng nguồn nhân lực, bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong khu vực học thuật và khu vực hành chính… NGNLĐ đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức, nguy cơ.

Hiện việc thực hiện giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học nước ta đã và đang từng bước triển khai. Một số nhà trường đã được Chính phủ quyết định cho thực hiện tự chủ hoàn toàn như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh…

Các trường khác đã xây dựng kế hoạch lộ trình thực hiện tự chủ từng bước, tiến tới tự chủ hoàn toàn. Việc thực hiện tự chủ tại các trường bước đầu giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, tăng tính chủ động trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường và nâng cao chất lượng đào tạo.

Khi một số trường đại học thực hiện tự chủ, Công đoàn trường đã tích cực tham gia quản lý thông qua các hoạt động như xây dựng và ban hành các văn bản quy định, quy chế nội bộ; tham gia các hội đồng có liên quan đến NGNLĐ; tuyên truyền, vận động NGNLĐ nhận thức đúng về tự chủ đại học, đồng thuận với những chủ trương của nhà trường, chia sẻ những khó khăn cùng với nhà trường trong giai đoạn đầu khi thực hiện tự chủ; chủ động tham mưu phân phối thu nhập của NGNLĐ phù hợp; tham mưu bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo xu thế hội nhập, góp phần phát triển nhà trường bền vững, thu nhập của NGNLĐ trong trường tăng…

Tuy nhiên, trong quá trình tự chủ, cơ hội việc làm và đảm bảo thu nhập càng trở thành vấn đề cần quan tâm đối với các nhà trường. Làm thế nào để tăng cơ hội việc làm, đảm bảo cân đối việc làm cho NLĐ phù hợp với chuyên môn, nghề nghiệp của họ? Làm thế nào để thu nhập của NLĐ trong trường tăng, đời sống tốt hơn so với khi chưa thực hiện tự chủ? Làm thế nào để giảm bớt sự chênh lệch thu nhập giữa các giảng viên và NLĐ trong nhà trường, nhất là cán bộ trẻ? Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn cần phải có giải pháp để thực hiện theo chức năng của mình.

Công đoàn góp phần đảm bảo cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động
Hội thảo “Tự chủ trong các Trường Đại học Y dược - Vai trò của Công đoàn” do Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức. Ảnh: CĐYT Việt Nam.

Giải pháp đảm bảo sự công bằng trong cơ hội việc làm, thu nhập của NLĐ

1, Công đoàn tham gia quản lý

Chủ động phối hợp trong việc hoạch định, xây dựng, triển khai chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; phối hợp tích cực trong lộ trình thực hiện tự chủ đại học, đổi mới đào tạo và quản trị nhà trường… đồng thời giám sát việc tổ chức triển khai.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật mang tính quy định khung, Công đoàn trường chủ động tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và thể hiện rõ quan điểm trong văn bản, quy chế, quy định nội bộ của trường như Quy chế tổ chức hoạt động; Quy chế về công tác cán bộ; Quy chế chi tiêu nội bộ…

Trong quá trình xây dựng văn bản, ở tất cả các khâu, Công đoàn trường phải tham gia một cách chủ động, lưu ý tới những nội dung liên quan về việc làm, thu nhập và đãi ngộ NGNLĐ. Khi có những vấn đề chưa thống nhất, những vấn đề liên quan đến quyền lợi của NGNLĐ, những vấn đề cần cân đối hài hòa chế độ chính sách, quyền lợi đối với NGNLĐ, Công đoàn đề xuất phương án giải quyết, gặp gỡ, trao đổi nắm tâm tư, nguyện vọng cũng như giải thích, làm công tác tư tưởng để NLĐ hiểu và đồng thuận. Đồng thời giám sát việc thực hiện các văn bản nội bộ, nắm tình hình phát hiện vấn đề phát sinh và đề xuất với lãnh đạo trường có phương án giải quyết kịp thời và phù hợp.

Công đoàn tham gia các hội đồng như: Hội đồng Chế độ chính sách; Hội đồng lương; Hội đồng tuyển dụng; Hội đồng khen thưởng, kỷ luật… và thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong các hoạt động, có quan điểm, ý kiến cụ thể, rõ ràng để nói lên tiếng nói đại diện cho đội ngũ cán bộ, NGNLĐ.

2. Tham gia xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường

Công đoàn trường chủ động tham gia ở tất cả các khâu, như đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức để NGNLĐ được tham gia góp ý; giám sát, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức theo đúng quy định… đảm bảo phát huy cao nhất quyền làm chủ của NGNLĐ trong xây dựng và phát triển nhà trường cũng như đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ.

Trong cơ chế tự chủ, việc thực hiện đối thoại và trách nhiệm giải trình cần được Công đoàn tham mưu tổ chức đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch. Kịp thời nắm bắt, phát hiện vấn đề mất dân chủ, đề xuất giải pháp giải quyết các tình huống phát sinh kịp thời, tạo được sự đồng thuận trong NGNLĐ.

Công đoàn góp phần đảm bảo cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đã được Chính phủ quyết định cho thực hiện tự chủ hoàn toàn. Ảnh: HUST.

3. Tham gia nghiên cứu, xây dựng, triển khai, theo dõi và phản hồi để điều chỉnh các quy định, quy chế chi tiêu nội bộ

Chủ động tham gia vào quy trình xây dựng và ban hành. Chủ tịch Công đoàn trường tham gia Hội đồng trường ra chủ trương xây dựng, ban hành các quy chế nội bộ như: Quy chế tổ chức, hoạt động; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế khen thưởng…

Bộ phận xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có thành phần là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch công đoàn trường với vai trò là Phó ban. Công đoàn phối hợp với chuyên môn dự thảo, gửi xin ý kiến tất cả NGNLĐ và các đơn vị trong nhà trường; tổng hợp ý kiến, chỉnh sửa và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự cân đối trong toàn trường, báo cáo tại Hội nghị cán bộ, viên chức và chỉnh sửa ban hành.

Tham gia vào đề xuất, chỉnh sửa nội dung các mức và hệ số hưởng thu nhập tăng thêm đảm bảo cân đối trong toàn trường. Lưu ý việc điều chỉnh tỷ lệ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác cùng với nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, công bố quốc tế đảm bảo đúng quy định, sát với tình hình thực tiễn của nhà trường.

Đề xuất trả tiền vượt giờ cho giảng viên và có giải pháp về mức giờ vượt để không tạo sự mất cấn đối quá lớn đối với các giảng viên trong cùng chuyên ngành và bộ môn.

Tham mưu xây dựng quỹ bình ổn của nhà trường để phân phối lại thu nhập và đảm bảo tích lũy; giải thích, động viên cán bộ, NGNLĐ hiểu, nhất trí. Hằng tháng, cán bộ trẻ có mức thu nhập thấp được hưởng thêm một khoản tăng thêm để hỗ trợ một phần thu nhập.

4. Tham gia tạo cơ hội việc làm, nâng cao năng lực cho NGNLĐ

Chủ động phối hợp trong xây dựng vị trí việc làm đảm bảo quyền lợi cho NGNLĐ phù hợp với tình hình mới. Phối hợp với chuyên môn đồng cấp chuyển đổi ngành nghề, mở ngành mới, trình độ đào tạo mới, tạo hướng mở cho giảng viên giảng môn liên ngành đối với những người có số giờ giảng ít; tạo điều kiện và vận động giảng viên học thêm, để có đủ khả năng và bố trí giảng dạy ở những chuyên ngành gần, tạo thêm cơ hội việc làm cho giảng viên; tổ chức giao lưu, tìm kiếm đề tài, các hợp đồng sản xuất, hợp đồng giảng dạy cho các doanh nghiệp, đơn vị ngoài trường… mang lại công việc và nguồn thu cho NLĐ; thành lập các nhóm nghiên cứu khoa học để thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm… đề xuất khen thưởng xứng đáng cho những giảng viên có các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín, góp phần tăng thêm thu nhập và nâng cao năng lực cho NGNLĐ.

Đối với khối nhân viên hành chính, để tránh dư thừa, công đoàn trường vận động NLĐ tự nguyện chuyển sang vị trí khác như điều chuyển một phần về các khoa. NLĐ nghỉ hưu thì không tuyển thêm mà sắp xếp dần số lao động dôi dư phù hợp.

Công đoàn góp phần đảm bảo cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động
Công đoàn chủ động tham mưu bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong ảnh: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức. Ảnh: Đại học Kinh tế.

Tài liệu tham khảo:

1. Công đoàn Giáo dục Việt Nam (2021), Tài liệu Hội thảo “Vai trò của Chủ tịch công đoàn trong Hội đồng trường”.

2. Chính phủ (2019), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

3. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012.

4. Quốc hội (2018), Luật 34/2018/QH14, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, ngày 19/11/2018.

5. Lê Đức Ngọc, Phạm Hương Thảo (2016), Đảm bảo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu giáo dục, Tập 32 số 3 (2016), Hà Nội.

6. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng (2020), Báo cáo Hội thảo giáo dục Việt Nam năm 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” quyển 1, quyển 2.

Công đoàn Thủ đô vận động đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt Nam Công đoàn Thủ đô vận động đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 05/KH-LĐLĐ về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người ...

Công đoàn tích cực đàm phán, Công ty TNHH Viet Glory đồng ý tăng 6% lương cơ bản Công đoàn tích cực đàm phán, Công ty TNHH Viet Glory đồng ý tăng 6% lương cơ bản

Sáng 12/2, đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn ...

Thừa Thiên Huế: Phấn đấu giải quyết việc làm cho 16.300 lao động trong năm 2022 Thừa Thiên Huế: Phấn đấu giải quyết việc làm cho 16.300 lao động trong năm 2022

Thừa Thiên Huế sẽ tập trung hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động, phấn đấu ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Podcast

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc về các đối tượng mạo danh là cán bộ/nhân viên doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động để lừa đảo, thu tiền của người lao động. PV Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) và ông Nguyễn Văn Vị - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Quốc tế VTC1 về vấn đề này.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.