“Cởi” chốn công cộng, nghệ thuật hay phản cảm?
Đời sống - 20/09/2019 07:16 Minh Châu
"Cởi" là quá trình sáng tạo nghệ thuật mà ở đó ranh giới giữa cái đẹp và sự dung tục rất mong manh - Ảnh minh hoạ. |
Sự việc cô gái cởi trần ở Hội An được nhiều trên mạng xã hội người bàn tán. Ở đây, vấn đề nghệ thuật hay phản cảm, dung tục được nhiều người quan tâm.
Trong cuộc sống, có những người "cởi" như một cách lưu giữ dáng ngọc của tuổi xuân. Họ lo thời gian vô tình sẽ xoá nhoà đi làn da căng tràn sức trẻ. Họ lo những đường cong yêu kiều quyến rũ của mình sẽ bị tàn phá bởi nếp nhăn của tuổi tác, bởi vết rạn của thiên chức làm mẹ. Vì vậy, họ tìm đến với ảnh nude nghệ thuật. Họ làm công việc ấy một cách nghiêm túc và kín đáo, lựa chọn những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và có tâm để gửi gắm mong muốn của mình. Thành quả của quá trình lao động nghệ thuật ấy, họ giữ cho riêng mình, để thi thoảng mang ra chiêm ngưỡng nét xuân một thời.
Có những người nude để sáng tạo nghệ thuật. Họ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, bài bản và khắt khe. Thành quả của quá trình sáng tạo nghệ thuật đó được mọi người công nhận, chiêm ngưỡng, trân trọng.
Và cũng có những người không ngại “cởi” ở chốn công cộng, “hy sinh vì nghệ thuật”. Lúc này ranh giới giữa phản cảm và thẩm mỹ vô cùng mong manh. "Cởi" ở một di sản có giá trị văn hoá, cổ kính và thanh lịch thì hành động “cởi” ấy dù với lý do vì nghệ thuật cũng sẽ khó được công chúng dễ dàng chấp nhận.
Nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Việc “cởi” sao cho nghệ thuật cũng đòi hỏi sự sáng tạo. Nếu không, ranh giới giữa cái đẹp và sự dung tục sẽ không còn. Khi đó, cái đẹp sẽ bị sự dung tục lấn át.
Khoe thân ở Hội An, cô gái nhận làn sóng chỉ trích Ngày 19/9, cư dân mạng xã hội được dịp xôn xao về clip người mẫu tự do Trần Mai Hương khỏa thân trên một nóc nhà ... |
Những nhà sưu tập nghệ thuật: Họ là ai? Sự hiện diện của các nhà sưu tập góp phần quan trọng trong việc lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Và ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc