Có tỉnh "dậm chân tại chỗ" về giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà
Đời sống - 11/08/2022 18:54 HÀ VY
Người lao động có thể nộp hồ sơ trực tuyến để nhận hỗ trợ tiền thuê nhà |
Nhận tiền gần 1 tháng, có tỉnh vẫn chưa giải ngân
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc các địa phương thực hiện Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính...
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ là quyết định nhân văn, nhân ái, cần thiết. NLĐ đang rất mong mỏi nhận hỗ trợ tiền thuê nhà. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ 6.600 tỉ đồng rất chậm. Điều này ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế - xã hội, ổn định thị trường lao động.
NLĐ đang gặp khó khăn chồng chất. Tại TP Hồ Chí Minh, tiền lương bình quân của NLĐ trong lĩnh vực Dệt may là khoảng 6,8 triệu đồng/tháng. NLĐ phải trả chi phí thuê nhà khoảng 1 triệu đồng/tháng (tương đương 20% thu nhập). Ngoài ra, NLĐ còn phải lo chăm sóc con cái, chi phí sinh hoạt, điện nước.
Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì Hội nghị đôn đốc triển khai Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gói 6.600 tỉ đồng) nhằm hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ. Ảnh: CHÍ TÂM |
"Hơn bao giờ hết, vấn đề đẩy nhanh các chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ là hết sức cần thiết. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận của các ban, bộ, ngành liên quan", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Dẫn lại cuộc trao đổi với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nêu tên đơn vị làm tốt để biểu dương và công khai minh bạch đơn vị triển khai chậm. Đồng thời làm rõ nguyên nhân chậm giải ngân là do nhận thức, hồ sơ, sợ trách nhiệm hay do ban hành thêm thủ tục hành chính…
“Khi xây dựng gói 6.600 tỉ đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu thủ tục đơn giản nhất có thể. Trung ương còn hỗ trợ ngân sách cho các tỉnh, thành phố. Đến nay, đã gần 1 tháng (tỉnh cuối cùng nhận tiền là ngày 17/7). Có đơn vị đã giải ngân 5% tiền hỗ trợ thuê nhà từ nhiều ngày trước nhưng tới nay vẫn dừng ở con số đó” - ông Đào Ngọc Dung nói.
Việc chi tiền thuận lợi hơn nhiều so với chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP (gói 26.000 tỉ đồng) vì đã có sẵn địa chỉ, số tài khoản của những người thụ hưởng.
"TP Hồ Chí Minh và 23 tỉnh, thành phố phía Nam nhiều tháng liền trong hoàn cảnh phong tỏa, đi lại khó khăn như thế mà chúng ta làm được, tại sao đến giờ lại không làm được? Vậy vấn đề là do khâu tổ chức thực hiện?" - ông Đào Ngọc Dung nêu câu hỏi.
Hội nghị có sự tham dự của Bộ Công an, Bộ Tài chính... Ảnh: CHÍ TÂM |
Một nghịch lý khác là những đợt thực hiện các chính sách an sinh trước còn khó khăn để thu xếp nguồn lực. Hiện nay, gói 6.600 tỉ đồng, tiền về các địa phương cả rồi mà vẫn chưa giải ngân được. Ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, ngày 15/8 kết thúc nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ, ngày 30/8 phải hoàn thành việc giải ngân.
"Đây là trường hợp đặc biệt. Thủ tướng ngày nào cũng đôn đốc tôi. Qua đó để thấy trách nhiệm rất cao của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước với vấn đề lo cho NLĐ. Tối qua, Thủ tướng nhắn, trưa nay cũng đốc thúc, yêu cầu phải quyết liệt thực hiện, chỗ nào làm tốt thì khen thưởng, chưa tốt thì phê bình, chỉ rõ nguyên nhân chậm chạp", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Mới có 1 triệu NLĐ nhận hỗ trợ tiền thuê nhà với số tiền hơn 728 tỉ đồng
Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tính đến ngày 11/8 đã có 60/63 tỉnh, thành cả nước có doanh nghiệp, NLĐ nộp hồ sơ. Riêng tỉnh Lai Châu, Điện Biên không có đối tượng thụ hưởng. Tỉnh Cao Bằng chưa có hồ sơ đề nghị.
Cụ thể, đã có 2.844.944 lao động tại 56.351 doanh nghiệp được đề nghị hỗ trợ, tổng kinh phí trên 1.883 tỉ đồng. Tuy nhiên, mới có trên 1 triệu lao động được nhận tiền hỗ trợ với số tiền hơn 728 tỷ đồng (đạt 11,23% so với dự kiến).
Tính đến thời điểm hiện tại có 56/63 tỉnh, thành phố thực hiện giải ngân cho NLĐ. Còn 4 địa phương đã có đối tượng đề nghị và quyết định phê duyệt nhưng chưa thực hiện giải ngân gồm Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Phú Yên.
TP Hà Nội, Bắc Giang, Đồng Nai là 3 trong 6 tỉnh đã phê duyệt kinh phí và giải ngân hỗ trợ cho nhiều NLĐ.
Một số tỉnh, thành phố đã giải ngân nhưng tiến độ rất chậm như: An Giang (0,08%), Hải Phòng (0,2%), Kiên Giang (0,23%), Bình Định (0,47%). Rất nhiều tỉnh có tỉ lệ giải ngân dưới 1% như Quảng Ngãi, Nghệ An, Vĩnh Long, Thanh Hóa… Đặc biệt một số địa phương có số lượng dự kiến đối tượng rất lớn nhưng việc giải ngân vẫn đang rất thấp như: Kiên Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Long An…
Một dãy nhà trọ công nhân ở gần Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: MINH HƯƠNG |
Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, các chính sách khi hỗ trợ cho NLĐ gặp khó khăn do COVID-19 đều được thiết kế đảm bảo kịp thời nhưng đều có vướng mắc khi đi vào thực tế đang gặp nhiều vướng mắc.
"Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành từ ngày 28/3/2022 nhưng hầu hết các địa phương đến cuối tháng 5 mới triển khai. Thậm chí có tỉnh, thành phố đến tháng 6 mới có văn bản hướng dẫn hoặc có kế hoạch triển khai thực hiện. Bản thân việc tổ chức thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chậm. Trong quá trình triển khai thực hiện lại phát sinh vướng mắc. Có nơi, ngoài đề ra quy định phải có xác nhận của chủ nhà trọ còn yêu cầu có xác nhận của chính quyền địa phương. Một số doanh nghiệp chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện, ngần ngại khi làm thủ tục nhiều lần cho NLĐ", Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định.
Theo ông Lê Đình Quảng, mặc dù quan điểm khi xây dựng chính sách hỗ trợ là phải đơn giản, nhanh chóng, kịp thời bởi khi NLĐ đang gặp khó khăn thì sự hỗ trợ phải kịp thời là hết sức quan trọng. Thế nhưng hiện nay quá trình triển khai thực hiện chính sách đang chậm, do đó cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thực hiện chi trả cho NLĐ.
Theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Chính phủ, NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp, có ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022 sẽ nhận mức 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng. Mức nhận hỗ trợ tiền thuê nhà 1 triệu đồng/người/tháng dành cho NLĐ quay trở lại thị trường và đảm bảo điều kiện có ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022. Thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng. |
Giải ngân chậm, cần khẩn trương tìm hướng tháo gỡ Chiều 9/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ ba dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương ... |
Những con số đằng sau các đám cháy ở Hà Nội Liên tiếp những vụ cháy xảy ra trên địa bàn Hà Nội dấy lên những lo ngại lớn. Và vừa xong, Hà Nội đã công ... |
Lương vẫn chưa đủ cầm cự qua ngày Lương bác sĩ chuyên khoa 1 ở Bình Dương hay cán bộ địa chính ở quận vùng ven TP.HCM chỉ vỏn vẹn trên dưới 7 ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025