Cô Minh Thu, thầy Nhật và chỉ dấu của dạy học online
Cà phê tối - 25/07/2021 13:46 Mỹ Anh
Cô Minh Thu là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong những ngày gần đây. |
Minh Thu sinh năm 1997, đang học Đại học Sư Phạm Hà Nội. Cô gái trẻ đã bỏ công việc ở trường quốc tế và bắt đầu sự nghiệp dạy học online qua livestream Facebook vào tháng 6/2021. Bài giảng về “đại cương con lắc lò xo” được coi là cú huých với Thu khi đột nhiên nhận được sự theo dõi cùng lúc của 28 ngàn người, tổng lượt xem lên tới 3 triệu.
Minh Thu có ngoại hình ưa nhìn, giảng dạy kết hợp với tương tác comment khiến các bạn trẻ thích thú. Đáng nói, Thu không dùng nhiều chiêu trò liên quan tới lợi thế ngoại hình để thu hút khán giả. Cô lập kỷ lục buổi dạy học online có nhiều người xem nhất trên nền tảng Facebook Việt Nam.
Nếu như Minh Thu là hiện tượng nổi tiếng sau một buổi thì Facebook “thầy Nhật dạy văn” đã phải mất nhiều năm ròng để thu hút học sinh theo học. Trong những buổi livestream sát kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, lượt người xem cùng lúc các bài giảng văn của thầy Nhật dao động ổn định ở mức 4- 5 ngàn người.
Cũng như cô Thu, thầy Nhật nhận những đánh giá không mấy thiện cảm từ phía người trong nghề. Nhiều thầy cô và cả giảng viên đại học cho rằng cách dạy của thầy Nhật là cách dạy cực đoan. Dạy để giải đề giành giật điểm chứ không dạy cảm thụ văn học bài bản.
Song, trong trường hợp thầy Nhật, phải nhìn nhận sòng phẳng. Rằng cách ra đề thi và chấm bài thi đã tạo ra cách dạy chỉ để giải đề từ rất lâu rồi. Cách dạy của thầy Nhật, về cơ bản, chả khác gì cách dạy của các thầy cô ở các lò luyện thi cả mấy chục năm qua.
Ví dụ đề ra như này, thì đáp án là có ý 1 thì được 0,5 điểm; ý 2 được 1 điểm… Chính barem chấm điểm đã “bóp chết” cảm nhận thẩm mỹ và khả năng cảm thụ của học sinh. Bởi rung động trước một bài văn bài thơ dù có dữ dội và thể hiện mượt mà tới đâu cũng sẽ không có nhiều điểm vì các cảm nhận này “lệch barem”.
Tương tự, trường hợp cô Minh Thu, một sinh viên chưa tốt nghiệp đại học thì đương nhiên kiến thức không thể uyên thâm bằng người nhiều năm trong nghề. Cô ấy còn trẻ, cô ấy còn thời gian để hoàn thiện. Và mấu chốt, cô ấy tự thấy những điều chưa thực sự ổn của bản thân để nỗ lực sau này.
Còn những người làm giáo dục lâu năm, thay vì chỉ trích cũng nên nhìn hiện tượng cô Thu, thầy Nhật mà thấy hạn chế của bản thân khi tiếp cận học sinh. Và hãy tự hỏi tại sao mình được trả lương để dạy online suốt đợt dịch qua mà học sinh (bị bắt buộc học) lại vừa học vừa ngủ? Còn những người trẻ họ livestream trên mạng, kiếm tiền từ YouTube, quảng cáo bán sách, khóa học và cả quyên góp tùy tâm của học trò lại nhận được lượt xem cũng như thu nhập tốt? Có phải là vì mải khinh khi sự non nớt của họ mà chính những giáo viên kỳ cựu với kiến thức uyên thâm đã đánh mất những cơ hội tiếp cận đông đảo học sinh cũng như kiếm tiền, hay không?
Ở mặt tích cực, cô Minh Thu, thầy Nhật đáng được ghi nhận như những bước tiến mạnh mẽ trong công cuộc dạy học trực tuyến. Các buổi livestream của họ cũng đang góp phần xóa nhòa khoảng cách vùng miền khi chỉ cần một cái điện thoại thông minh, học sinh mọi miền đều bình đẳng tiếp cận “lò” thay vì phải khăn gói xuống các thành phố lớn. Còn “lò” có cần hay không thì phải xem lại cách ra đề. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong mùa dịch.
Nhưng không phải không có những lo ngại ở đấy. Nếu ngành Giáo dục vẫn ngó lơ, bỏ mặc làn sóng livestream dạy học trên các nền tảng trực tuyến, xu hướng có thể diễn ra là những chiêu trò phản cảm “gắn mác” dạy học xuất hiện. Đến lúc đó, chúng ta mới chạy theo phạt hay cấm những người không bằng cấp hay không được cấp chứng chỉ dạy học livestream chia sẻ kiến thức thì sẽ là bước thụt lùi.
Điều cần thiết bây giờ của ngành cũng như người trong ngành là nghiêm túc nhìn nhận việc livestream dạy học như một chỉ dấu của giáo dục online và nghiên cứu, hỗ trợ đội ngũ giáo viên tiếp cận công nghệ. Đồng thời, nếu cần ngành cũng nên đưa ra bộ quy tắc ứng xử để hoạt động vào khuôn phép và những người thực hiện livestream dạy học biết giới hạn để thực hiện.
Tôn nghiêm giáo dục là điều cần thiết. Nhưng ngành cũng cần cả những sự nhạy bén với thời cuộc để thích nghi với những thay đổi vũ bão của dịch bệnh.
Hà Nội cấm nhân viên giao hàng, ưu tiên 3 nhóm đối tượng trong thời gian giãn cách Hà Nội tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) bởi chưa kiểm soát được lực lượng này và xác định 3 đối ... |
Hà Nội thí điểm “Xe buýt siêu thị 0 đồng” phục vụ công nhân Nhằm kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, LĐLĐ TP Hà Nội ... |
Trong thời gian giãn cách xã hội, những trường hợp nào người dân Hà Nội được ra ngoài? Từ 6h00 ngày 24/7/2021, TP Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thật sự ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.