“Chưa có ai đi rút BHXH một lần hỏi tôi mà tiếp tục rút”
Phóng sự điều tra

“Chưa có ai đi rút BHXH một lần hỏi tôi mà tiếp tục rút”

PHẠM THUỶ
Tác giả: PHẠM THUỶ
Sau đại dịch Covid - 19, hiện tượng người lao động (NLĐ) ồ ạt rút BHXH một lần lại dậy sóng. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Đề xuất được rút 8 % BHXH một lần: Ảnh hưởng đến một bộ phận người lao động Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động lo lắng
TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ Nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: internet
TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: internet

Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi đã trải qua 4 nhiệm kỳ làm đại biểu Quốc hội (XI – XIV) và kinh qua nhiều năm công tác gắn liền với chính sách an sinh xã hội của đất nước.

Năm 2015, sau khi Nghị quyết số 93/2015/QH13 ban hành dừng Điều 60, Luật BHXH 2014 về giải quyết chính sách BHXH một lần (Quốc hội khóa XIII), thì số người rút BHXH một lần tăng lên rất nhanh. Theo TS Bùi Sỹ Lợi, bình quân mỗi năm hơn 1 triệu lao động tham gia BHXH thì có tới gần 600.000 người xin hưởng BHXH một lần.

PV: Xin chào ông, xin ông chia sẻ đôi điều về con số 8% và 14% trong quy định rút BHXH một lần hiện đang được người dân, NLĐ tham gia BHXH rất quan tâm?

TS Bùi Sỹ Lợi: 8% và 14% là phí đóng bảo hiểm mà NLĐ và người sử dụng lao động, doanh nghiệp (DN) đóng thay cho NLĐ, nằm trong tổng tiền lương của NLĐ. Đây là hai con số không thể bóc tách. Càng không nên diễn giải theo hướng NLĐ không lấy lại được số tiền đó. NLĐ đóng 8% và DN đóng 14%, thực tế một năm người ta phải đóng 2,62 tháng lương nhưng khi rút BHXH một lần thì chỉ nhận về một tháng và tối đa hai tháng lương, vẫn còn lại 0,62 tháng lương nằm trong quỹ BHXH. Vậy, nếu rút BHXH một lần thì NLĐ thiệt.

Một vấn đề quan trọng khác. Thứ nhất, nếu NLĐ mất khả năng đóng, thay vì rút BHXH một lần NLĐ có thể chốt sổ và Nhà nước giữ, chết vẫn được trả tử tuất, vẫn có mai táng phí, vẫn được cấp trả lại toàn bộ số tiền đó chứ không mất. Chính vì NLĐ chưa hiểu chỗ này nên họ mới rút BHXH một lần. Thứ hai, tích luỹ lương hưu để khi về già có lương hưu và Nhà nước bảo hộ điều đó. Quỹ bảo hiểm hưu trí là quỹ được quản lý thống nhất ở T.Ư do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm giám đốc Quỹ. Nguồn ngân quỹ này được đầu tư tăng trưởng và được cộng vào nguồn tích luỹ của NLĐ, không mất đi đâu. Vậy nên khi giá cả tăng thì Nhà nước điều chỉnh lương cho người nghỉ hưu. Cụ thể, năm 2022 người nghỉ hưu đã được tăng lương là 12,5%. Có nghĩa là Nhà nước chịu trách nhiệm bù phần chênh lệch về giá cho NLĐ cũng như đảm bảo sức mua của đồng tiền. Nhà nước chịu trách nhiệm với việc giữ cho người dân ở mức sống trung bình trở lên. Đây chính là định hướng, là quan điểm, cần phải nói rằng không có chính sách an sinh nào ưu việt hơn. Cho nên người ta mới gọi BHYT và BHXH là một trong những trụ cột quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội.

PV: Dù thế, hệ thống vẫn phải đảm bảo quyền rút BHXH một lần cho người dân một cách thoả đáng, theo Luật?

TS Bùi Sỹ Lợi: Quyền rút BHXH là quyền của NLĐ, luật đã quy định và khi người dân rút BHXH một lần thì đó là việc của người ta. Vấn đề quan trọng của những người tư vấn là làm sao để cho NLĐ hiểu rõ quyền lợi và những thiệt hại của NLĐ khi rút BHXH một lần.

PV: Thiệt hại là gì ạ?

TS Bùi Sỹ Lợi: Một là thiệt về mức đóng và mức rút. Hai là, quan trọng không có tiền tích luỹ cho tuổi già, ba nữa là Nhà nước bảo hộ bất kỳ lúc nào không may đang đóng mà chết vẫn có chi phí tử tuất, vẫn được trả lại toàn bộ tiền đã đóng, không có gì mất đi. Đây chính là ý nghĩa cao nhất của cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa mà hệ thống Nhà nước của chúng ta thực hiện nghĩa vụ chăm lo cho người dân. Nhiều NLĐ vẫn đang nhầm lẫn rất lớn rằng khi không may qua đời hoặc có việc xảy ra, hoặc quỹ này bị mất thì không biết lấy ở đâu. Đây là sự thiếu hiểu biết đến từ sự thiếu thông tin do thiếu hoạt động tư vấn hỗ trợ, và cả tính kém hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền nâng cao hiểu biết và nhận thức về BHXH trong dân.

Người dân không hiểu về tính an toàn cho cuộc sống về già mà BHXH mang lại nên người ta mới rút BHXH một lần. Bây giờ muốn có 70 - 80 triệu đồng vì tin rằng có thể là nguồn vốn hay một cú hích để thay đổi cuộc sống. Nhưng nếu mở hàng bán buôn hết tiền, làm ăn thua lỗ hay mất mát, thì NLĐ sẽ dựa vào đâu để sống khi mình không còn trẻ, “không thể bán sức lấy tiền mà chỉ có thể dùng tiền mua sức khoẻ”. Người rút BHXH chỉ thấy cái trước mắt mà không thấy cái lâu dài. Đáng tiếc và nguy hiểm là, chúng ta, những người nghiên cứu và làm chính sách cùng các cơ quan thông tin tuyên truyền đã không giải thích để người dân hiểu giá trị bảo vệ của BHXH. Bây giờ, việc đóng BHXH cũng khá linh hoạt, nếu có tình huống xảy ra, NLĐ chỉ đóng trong ba tháng là hoàn thành nghĩa vụ đóng một năm, không sao. Vì khó khăn người ta không đóng thì được phép cộng lại, đến năm sau, ăn nên làm ra tôi đóng tiếp, theo hình thức cộng dồn. Và quan trọng, phải giải thích cho NLĐ hiểu, quỹ này Nhà nước bảo hộ. Kể cả BHYT, BHXH, khi không may có vấn đề gì trục trặc xảy ra Nhà nước sẽ phải bơm tiền từ quỹ phúc lợi xã hội, an sinh xã hội để chăm lo cho người dân.

PV: Có nhiều ý kiến vẫn cho rằng, những nhà làm luật chỉ bảo vệ quỹ, không màng đến quyền lợi của người dân khi cho phép rút 8%?

TS Bùi Sỹ Lợi: Không nên giải thích với người dân rằng, khi anh rút tôi chỉ cho anh rút có 8% của anh đóng. Khi tôi đã rút là rút hết nhưng cái quan trọng là thế này, anh mất nhiều hơn là anh được và anh không có nguồn tích luỹ cho dài hạn. Chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất với Chính phủ sửa luật theo hướng: BHXH cho phép NLĐ rút 8% còn 14% giữ lại đến 60 tuổi bắt đầu trả tiền đó cho anh cộng thêm 360.000 đồng. Khi đó, thu nhập đấy của người hưởng BHXH sẽ cao hơn. Có thể không phải là 360.000 đồng mà là 400.000 hay 500.000 đồng. Tức là tôi giữ lại cho anh đến tuổi anh không còn khả năng lao động thì tôi bơm thêm tiền Nhà nước hỗ trợ gọi là hưu trí xã hội 360.000 đồng cộng thêm 14% tích luỹ sau bao nhiêu năm để giải ngân cho anh khi anh hết tuổi lao động.

Hiện nay, NLĐ hoàn toàn có thể nhìn thấy tiền đóng BHXH của mình trên ứng dụng, không ai lấy được tiền của NLĐ. Càng không bao giờ có chuyện vỡ quỹ. Quỹ BH hưu trí hoàn toàn cân đối được sau 35, 40 năm nữa.

Tiền mất giá Nhà nước bù giá. Về hưu được tăng lương, năm nay là 12,5%. Khi trượt giá quá mức mà NLĐ nhận tiền lương danh nghĩa không đảm bảo tiền lương thực tế thì Nhà nước chịu trách nhiệm bù, hỗ trợ, nâng mức lương hưu để đảm bảo sức mua đồng tiền. Đấy là định hướng xã hội.

PV: Ông đánh giá vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền lợi hại của việc rút BHXH một lần như thế nào?

TS Bùi Sỹ Lợi: ​​​​Báo chí rất quan trọng, tôi đã nói tại các cuộc tập huấn báo chí rất nhiều lần. Những người làm nhiệm vụ tuyên truyền chính sách phải hiểu đúng, tuyên truyền đúng để hỗ trợ NLĐ hiểu chính sách, góp phần giúp họ ra quyết định đúng, có hiệu quả. NLĐ mà đã hỏi đến tôi là người ta không rút BHXH một lần. Chưa có ai đi rút BHXH một lần hỏi tôi mà tiếp tục rút. Hỏi tôi là người ta tiếp tục đóng.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trong cấu trúc an sinh 4 trụ cột, BHXH là trụ cột thứ 2, sau trụ cột thứ nhất là việc làm và thu nhập ổn định.

- Thực hiện chính sách BHXH nhằm ổn định, trợ giúp NLĐ khi gặp rủi ro, những lúc ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tai nạn để NLĐ sớm trở lại trạng thái sức khoẻ ban đầu để sớm có việc làm.

- BHXH là công cụ đắc lực của Nhà nước góp phần phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và NLĐ, đồng thời giảm chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo an sinh bền vững.

- Thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định nâng cao chất lượng nguồn lao động, đảm bảo sự bình đẳng, vị thế của NLĐ trong các thành phần kinh tế khác nhau, thu hút nguồn lao động trong xã hội.

- Thực hiện tốt chính sách BHXH là thực hiện chế độ hưu trí, ổn định cuộc sống của NLĐ khi về già, gắn kết trách nhiệm của các thế hệ cùng chung tay và chăm lo đến nhau.

BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng

Chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) của hầu hết các quốc gia đều quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) có nghĩa vụ ...

Vụ Công ty Khoá Minh Khai: Việc chốt sổ BHXH cho NLĐ phụ thuộc vào... tiền đi vay Vụ Công ty Khoá Minh Khai: Việc chốt sổ BHXH cho NLĐ phụ thuộc vào... tiền đi vay

Ngay sau khi buổi làm việc 3 bên về giải quyết chế độ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động (NLĐ) Công ...

Phối hợp xử lý các doanh nghiệp trốn, nợ đóng BHXH kéo dài Phối hợp xử lý các doanh nghiệp trốn, nợ đóng BHXH kéo dài

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh vừa chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường thực ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm