Chú trọng phát triển thị trường lao động và bảo đảm an sinh xã hội
Người lao động

Chú trọng phát triển thị trường lao động và bảo đảm an sinh xã hội

MINH ANH (t/h)
Tác giả: MINH ANH (t/h)
Lao động - việc làm là một trong các cân đối lớn của nền kinh tế góp phần đảm bảo cuộc sống và phát triển toàn diện của người dân. Vì vậy, bảo đảm việc làm và an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị.
Bảo vệ người lao động khi nợ bảo hiểm xã hội tăng Đảm bảo lương, thưởng cho người lao động trong dịp Tết

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lê Văn Thanh trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Thị trường lao động có tín hiệu tích cực

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, thị trường lao động đã bị tác động nặng nề, có thời điểm nguồn cung lao động suy giảm nghiêm trọng, có hơn 30 triệu lao động (tương đương 58,36% lực lượng lao động) bị ảnh hưởng tiêu cực (bị mất việc làm; phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; giảm giờ làm, giảm thu nhập...). Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị trường lao động đã phục hồi nhanh trong năm 2022.

Chú trọng phát triển thị trường lao động và bảo đảm an sinh xã hội
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh bảo đảm việc làm và an sinh xã hội cho người dân là nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: MD

Cụ thể, lực lượng lao động tăng nhanh và ổn định: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2022 đạt 51,6 triệu người (tăng 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm 2021). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2022 là 68,5% (tăng 0,9%).

Số lao động có việc làm tăng trở lại cùng với xu hướng phục hồi kinh tế của đất nước và tăng cả ở 6 vùng kinh tế - xã hội: Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2022 là 50,5 triệu người (tăng 1,5 triệu người). Đặc biệt 3 vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong năm 2021 là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đã có mức phục hồi mạnh (Đông Nam Bộ tăng 19,5% vượt quy mô của lao động năm 2019; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 12,4%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng 6,9%).

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trở lại chiều hướng tích cực khi lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,9 triệu người (tương đương 27,6%); lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 12 triệu người, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 - khi chưa xảy ra dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động được cải thiện, số lượng và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đều giảm.

Chất lượng lao động vẫn còn thấp

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho rằng, mặc dù thị trường lao động đang phục hồi và phát triển nhưng vẫn bộc lộ những vấn đề bất cập và hạn chế. Về chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập, ước tính cả năm 2022 tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27%.

Cầu lao động của nền kinh tế cũng chưa có đủ việc làm bền vững để đáp ứng nhu cầu việc làm phù hợp với nguyện vọng của người lao động, 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 27,6%); gần 34 triệu lao động có việc làm phi chính thức, chiếm 67,5% tổng số lao động có việc làm.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu, mà lý do chính là hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ.

Đặc biệt những tháng cuối năm 2022, trước tác động bởi sự biến động của thị trường quốc tế và trong nước, một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ đã gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, dẫn đến phải cắt giảm việc làm gây ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.

Theo báo cáo nhanh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan có 528 doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kinh doanh, phải cắt giảm việc làm; số lao động bị ảnh hưởng việc làm trong các doanh nghiệp hơn 600 nghìn người (khoảng 4% tổng số lao động trong doanh nghiệp, trong đó số lao động bị mất việc làm hơn 50 nghìn người (chiếm 8,4% số lao động bị ảnh hưởng).

Trong khi đó, để kịp cung ứng hàng hóa dịch vụ cho các ngày lễ lớn, các đơn hàng năm 2023 nhiều ngành, nghề lại đang có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn đợt cuối năm như Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển 25 nghìn lao động, Hà Nội có nhu cầu gần 28 nghìn lao động, Bắc Ninh khoảng 20 nghìn lao động, Đồng Nai khoảng 12,5 nghìn lao động.

Phương thức quản trị thị trường lao động còn nhiều yếu kém, rời rạc, thiếu tính kết nối, đặc biệt thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong hoạt động phân tích, dự báo thị trường lao động.

Đưa ra giải pháp khắc phục

Theo Thứ trưởng lê Văn Thanh, trong giai đoạn phát triển mới, chúng ta có cả những cơ hội đan xen khó khăn, thách thức. Khi nền kinh tế đang đứng trước nhiều thử thách trong năm 2023, dự báo thị trường lao động chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức. Để khắc phục cũng như lường trước được những khó khăn sắp tới, chúng ta cần có những giải pháp khắc phục và trả lời những vấn đề đang đặt ra ở cả lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, các nhiệm vụ, giải pháp sẽ tập trung vào một số vấn đề. Đầu tiên là hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động.

Rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực; tổ chức đào tạo phát triển kỹ năng lao động và cung ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, đặc biệt quan tâm đến các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế...

Ngoài ra, phát triển lưới an sinh và bảo hiểm thông qua việc đa dạng hơn các gói dịch vụ an sinh xã hội; triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; xây dựng hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, thích ứng với các rủi ro.

Bảo hiểm xã hội với loạt tình trạng đáng báo động Bảo hiểm xã hội với loạt tình trạng đáng báo động

Điển hình như tình trạng mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn cả mức chuẩn nghèo, lương hưu ...

Nhiều điểm sáng trong phục hồi, phát triển kinh tế xã hội Nhiều điểm sáng trong phục hồi, phát triển kinh tế xã hội

Các thành viên Chính phủ nhận định, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, tình hình kinh tế - xã hội ở nước ...

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trước tết Nguyên đán Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trước tết Nguyên đán

Tổng Giám đốc và Ban Thường vụ Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vừa chỉ đạo các doanh nghiệp và Công đoàn ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm