Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Hoạt động Công đoàn

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô

HỒNG NHUNG
Tác giả: HỒNG NHUNG
Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội với công nhân lao động (CNLĐ) vừa được tổ chức chiều 18/5 tại KCN Nội Bài.
Công nhân lao động đối thoại với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, rất muốn lắng nghe các ý kiến sát sườn, vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của CNLĐ. Trên cơ sở đó, đại diện các sở, ngành và lãnh đạo thành phố giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó khăn để cùng nhau xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng; đảm bảo các chính sách về tiền lương và các vấn đề khác cho CNLĐ.

LĐLĐ TP Hà Nội - đơn vị tổ chức Hội nghị cho biết, đã tiếp nhận trên 600 ý kiến, kiến nghị gửi về từ các đại biểu CNLĐ và công đoàn cơ sở. Tại Hội nghị chiều qua, có 27 ý kiến được trình bày trực tiếp từ các đại biểu là CNLĐ, cán bộ công đoàn, tập trung vào vấn đề: nhà ở, đời sống, việc làm, chính sách BHXH, tuổi nghỉ hưu, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH...

Chủ tịch UBND Thành phố đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2023
Toàn cảnh Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội với CNLĐ Thủ đô. Ảnh: LĐLĐ

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho CNLĐ

Bà Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở LĐ-TB & XH TP Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố Hà Nội và Trung ương đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt cho đối tượng yếu thế, đối tượng nghèo, cận nghèo, ...

Thành phố có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng KCN - CX, thường xuyên tổ chức phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tuyến để không chỉ Hà Nội mà các địa bàn lân cận có cơ hội tìm kiếm việc làm.

"Theo khảo sát của Trung tâm Tư vấn việc làm, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng 200.000 lao động/năm, thực tế đã có trên 252.000 lao động được giải quyết việc làm mới. Như vậy, từ nhu cầu và thực tế đã có sự tiệm cận với nhau", lãnh đạo Sở LĐ-TB & XH TP Hà Nội thông tin.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trần Sỹ Thanh chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: LĐTĐ

Trong giai đoạn 2021 - 2022, Chính phủ đã có Nghị quyết 68/NQ-CP về hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Trong đó có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho CNLĐ trong thời gian 6 tháng, mỗi tháng 1,5 triệu đồng.

Bà Hương thông tin, trên cơ sở doanh nghiệp xây dựng đề án, Sở LĐ-TB & XH duyệt hỗ trợ trên 1.300 lao động. Tuy nhiên, chính sách này đã kết thúc vào tháng 6/2022.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB & XH TP Hà Nội nhấn mạnh việc nâng cao tay nghề, chuyên môn là nhu cầu chính đáng của CNLĐ, đó cũng là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Giám đốc Sở LĐ-TB & XH Hà Nội - Bạch Liên Hương giải đáp kiến nghị của CNLĐ. Ảnh: LĐTĐ

Bà Hương cũng đề nghị người lao động và chủ doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm túc Bộ luật Lao động, thỏa ước lao động tập thể. Bên cạnh đó, công đoàn cần tuyên truyền để nâng cao mức độ hiểu biết và thực hành pháp luật của NLĐ.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nợ BHXH

Trả lời kiến nghị của CNLĐ về việc doanh nghiệp nợ đọng BHXH, Giám đốc BHXH TP Hà Nội cho biết, 4 tháng đầu năm 2022 số nợ BHXH lên tới 5.400 tỷ đồng, nợ tính lãi là 1.700 tỷ (giảm so với cùng kì năm trước).

BHXH thành phố đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, tính riêng năm 2022 đã tiến hành kiểm tra 10.200 đơn vị (trong đó kiểm tra đột xuất trên 5000 đơn vị). Ngoài ra, BHXH thành phố cũng chuyển hồ sơ 7 đơn vị nợ đọng qua cơ quan điều tra để xem xét, xử lý.

Đồng thời, đơn vị cũng tuyên truyền, phối hợp với LĐLĐ thành phố truyền thông rộng rãi, yêu cầu các đơn vị nợ BHXH này đóng, thông báo hằng tháng số nợ các đơn vị, đăng công khai những đơn vị nợ BHXH trên 1 tháng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, ...

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp đó mà tình trạng nợ, tổng số nợ BHXH ngày càng giảm dần.

Chủ tịch UBND Thành phố đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2023
Anh Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Kyoei Việt Nam đặt câu hỏi về chính sách nhà ở xã hội dành cho CNLĐ. Ảnh: LĐTĐ

Đến năm 2030, 100% các KCN, KCX đều có khu nhà ở xã hội cho CNLĐ

Ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho công nhân là vấn đề được Trung ương, UBND thành phố Hà Nội, Thành ủy, các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, UBND thành phố đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2030, Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, trong đó đã định hướng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các KCN.

Trong giai đoạn tiếp theo, thành phố sẽ tiếp tục rà soát, dành quỹ đất để phục vụ công tác phát triển nhà xã hội trên địa bàn; rà soát điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ với các thiết chế công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, NLĐ.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội giải đáp về phát triển nhà ở xã hội cho CNLĐ. Ảnh: LĐTĐ

Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho công nhân với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN, KCX của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, NLĐ.

Công nhân lương trên 7 triệu đồng/tháng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Quang Thanh - Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội cảm ơn những góp ý, kiến nghị rất xác đáng của CNLĐ. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ CNLĐ trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô. Đặc biệt, trong những năm gần đây, thành phố đối diện với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương (thứ nhất từ trái qua) và lãnh đạo sở, ngành thành phố Hà Nội dự Hội nghị. Ảnh: LĐTĐ

Chủ UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Hà Nội có vị trí đắc địa, giờ không phải là lúc phát triển ào ạt nữa mà ưu tiên áp dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng đào tạo công nhân thời 4.0. Hà Nội sẽ có những chính sách tổng thể để phát huy lợi thế là trung tâm văn hóa, đặc biệt hệ thống trường đào tạo nghề dày đặc, ...

Liên quan đến vấn đề nhà ở cho công nhân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ, dự án để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số nhà ở xã hội theo kế hoạch thực hiện Chương trình "1 triệu nhà ở xã hội", đáp ứng nhu cầu của NLĐ.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Chị Phạm Thị Bích Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toto Việt Nam đặt câu hỏi. Ảnh: LĐTĐ

"Sau khi Luật Thủ đô, quy hoạch Thủ đô được ban hành, Hà Nội sẽ triển khai nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phát triển KCN, vấn đề xây dựng nhà ở cho CNLĐ. Hiện tại, quy hoạch, quỹ đất đã có rồi, vấn đề là cần đẩy nhanh tiến độ dự án, khởi công hàng loạt các công trình nhà ở xã hội theo quy hoạch. Các doanh nghiệp đã sẵn sàng, mong muốn, cuối năm 2023 và 2024 sẽ tập trung xây dựng các dự án về nhà ở xã hội cho CNLĐ. Xây dựng chính sách hợp lý, làm sao để công nhân có mức lương trên 7 triệu đồng/tháng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội", lãnh đạo UBND TP Hà Nội phát biểu.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
CNLĐ chăm chú theo dõi diễn biến của Hội nghị. Ảnh: LĐTĐ

Về những vấn đề liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, tư pháp, … Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, thành phố cùng các sở, ngành đang có những giải pháp quyết liệt, giảm thiểu việc CNLĐ không phải đến cơ quan hành chính, cố gắng rút ngắn thời gian thực hiện hành chính công.

Tháng 7/2023, UBND thành phố sẽ trình HĐND xây dựng đề án miễn giảm tất cả chi phí cơ bản phí nộp thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của thành phố với điều kiện làm trực tuyến, để CNLĐ dành thời gian nhiều hơn cho lao động sản xuất, tăng năng suất, có thời gian nghỉ ngơi, giảm tối đa rủi ro.

Về vấn đề giáo dục cho con em CNLĐ, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh cần có lộ trình, phương pháp tiếp cận để công bằng và hài hòa. Cũng trong tháng 7 này, UBND thành phố hy vọng sẽ hoàn thành đề án nghiên cứu định mức đơn giá tối thiểu trong giáo dục và y tế, trước mắt là giáo dục, để đảm bảo quyền lợi hài hòa cho các em học sinh, con em CNLĐ.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị sau Hội nghị hôm nay, Văn phòng UBND thành phố và LĐLĐ thành phố sẽ tổng hợp và có trả lời bằng văn bản từng nhóm vấn đề cho anh chị em CNLĐ, các đơn vị.

Chủ tịch UBND Thành phố đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2023
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương trao quà cho CNLĐ. Ảnh: LĐTĐ

Những khó khăn CNLĐ Thủ đô đang phải đối mặt

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội - Lê Đình Hùng cho biết: Hà Nội có trên 250.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,5 triệu lao động. Sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống, việc làm của phần lớn CNLĐ tiếp tục gặp những khó khăn. Mặc dù năm 2022, tiền lương bình quân chung của NLĐ tăng hơn so với năm 2021 từ 2,94% đến 3,82%; thu nhập bình quân của NLĐ đạt 6,6 triệu đồng/tháng (quý I-2023 là 7 triệu đồng/tháng), song chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Đáng lưu ý, các dự án nhà ở 3 khu công nghiệp: Thạch Thất (Quốc Oai), Thăng Long (huyện Đông Anh), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) mới đáp ứng gần 20% nhu cầu của CNLĐ. Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho công nhân. Trên 80% CNLĐ đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư, đa phần diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao...

Ngoài ra, các công trình phúc lợi công cộng như trường mầm non công lập cho con em công nhân còn thiếu; nhà văn hóa, khu thể thao và khu vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt phục vụ công nhân hầu như chưa có. Việc học tập của con em CNLĐ cũng gặp một số khó khăn.

Những kết quả thiết thực từ các cuộc đối thoại đặc thù của Thủ tướng Chính phủ Những kết quả thiết thực từ các cuộc đối thoại đặc thù của Thủ tướng Chính phủ

Hôm nay, ngày 12/6/2022, cuộc đối thoại lần thứ sáu với công nhân lao động của Thủ tướng được Tổng Liên đoàn Lao động tổ ...

Tập trung đối thoại, chia sẻ khó khăn với đoàn viên và người lao động Tập trung đối thoại, chia sẻ khó khăn với đoàn viên và người lao động

Tháng Công nhân năm 2022, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực xây dựng, tổ chức các hoạt động ý nghĩa, ...

Lãnh đạo Quốc hội và đại biểu Quốc hội sẽ đối thoại với công nhân lao động Lãnh đạo Quốc hội và đại biểu Quốc hội sẽ đối thoại với công nhân lao động

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, điểm khác biệt trong Tháng Công nhân năm 2023 là sẽ diễn ra chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Gắn bó hơn 12 năm cùng Partron Vina, anh Nguyễn Quốc Tuấn không chỉ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Công đoàn xuất sắc mà còn là điểm tựa tin cậy cho đoàn viên. Bằng chiến lược phối hợp linh hoạt và tấm lòng tận tâm, công đoàn và doanh nghiệp đã cùng nhau kiến tạo môi trường làm việc an toàn, sáng tạo và đầy nhân văn.
Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp cạnh tranh khốc liệt, Công đoàn Công ty TNHH Fukang - Technology đã khẳng định vai trò “chỗ dựa tin cậy” cho hơn 3.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ). Dưới sự dẫn dắt của đồng chí Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch Công đoàn, những hoạt động thiết thực, sát sao đã góp phần giữ vững ổn định sản xuất, nâng cao đời sống và gắn kết tập thể.
Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn không chỉ là tiếng nói, mà còn là nhịp cầu gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp. Tại Elmich, chị Nguyễn Thị Thư - Chủ tịch Công đoàn đã vận dụng linh hoạt vai trò này để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp, từ mô hình “xanh - sạch - đẹp” đến chính sách phúc lợi thiết thực, góp phần đưa thương hiệu đồ gia dụng châu Âu ngày càng vững mạnh.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Xem thêm