Chiếc mũ 16 tỷ đồng và những cuộc hồi hương thầm lặng
Cà phê tối - 31/10/2021 14:52 Mỹ Anh
Đề tài điện ảnh làm "nóng" nghị trường "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh" |
Mũ quan văn triều Nguyễn tại sàn đấu giá Balclis (Tây Ban Nha) |
Theo nguồn tin riêng của báo Thanh Niên, người mua mang số hiệu 5618 là một doanh nhân người Việt. Vị doanh nhân này cũng có ý định trao lại cổ vật cho Huế. Nếu thông tin này xác thực, đây là một tin rất vui với người yêu di sản. Vì chiếc mũ này được các chuyên gia đánh giá là nguyên trạng nhất trong các chiếc mũ quan nhà Nguyễn còn tồn tại bây giờ. Trước đó, Huế cũng từ chối tham gia đấu giá vì không đủ kinh phí.
Với mức giá khởi điểm là 600 Euro, con số lên tới 600.000 Euro giá cuối là ngoài dự liệu. Nhưng ngay từ đầu, Huế từ chối tham gia đấu giá khiến một bộ phận dư luận bức xúc. Song phải hiểu cho Huế, kinh phí tham gia các buổi đấu giá mà như hôm 28/10 vừa qua, bước giá nhảy “điên rồ”, từng phút từng giây, vị cán bộ văn hóa nào dám quyết khi giá “vượt khung”?
Trong lịch sử, đã có bảo tàng trong nước cũng từng mang tiền đi nước ngoài tham gia đấu giá giành cổ vật Việt về. Nhưng bất thành. Bất thành vì định giá của Nhà nước với định giá của thị trường, nhất là lĩnh vực cổ vật, hội họa vốn rất cảm tính. Bất thành vì cơ chế không cho phép những người đại diện đi đấu giá có quyền quyết vượt khung dù chỉ là một giá.
Và hơn cả, bất thành vì chúng ta không có chiến dịch hồi hương cổ vật một cách bài bản.
Chúng ta không chọn “điểm” các cổ vật quý của Việt Nam, “vừa miếng” về kinh phí để đấu giá. Chúng ta bị động mỗi khi có sự vụ như chiếc mũ nhà Nguyễn. Và, chúng ta cũng không có cả một chính sách đặc thù cho lĩnh vực vốn rất khó khăn này.
Thật may, cái chúng ta có là những doanh nhân yêu văn hóa với lòng tự tôn dân tộc. Chiếc mũ nhà Nguyễn có niên đại chỉ hơn 100 năm mà có mức giá tới nửa triệu Euro thì chắc chắn, không chỉ người đấu giá thắng mà cả nhiều người tham gia đấu giá bất thành là người Việt. Không có lòng tự tôn, tình cảm riêng với cổ vật, thì một chiếc mũ quan niên đại cỡ 100 năm không thể dồn lên giá ấy.
Và họ, những người hùng thầm lặng trong công việc hồi hương cổ vật, xứng đáng tôn vinh. Không chỉ bởi qua một sự vụ như này mà tôi, là một phóng viên trong lĩnh vực di sản, đã chứng kiến, theo dõi nhiều nhà sưu tập trong nước sẵn sàng bỏ tiền túi sang nước ngoài tham gia đấu giá hồi hương các sản phẩm văn hóa Việt. Họ làm đằng đẵng chứ không phải một hai lần, một hai sự vụ.
Tôi còn nhớ cách đây 7 năm, anh Nguyên Minh, một nhà sưu tầm tranh ở Hà Nội đã nhắn tin cho tôi lúc tối muộn: "Làm tin độc quyền đi em, anh đấu giá được bức tranh của Lê Phổ ở sàn Christie’s (Hồng Kông, Trung Quốc" rồi. Đi kèm với dòng tin nhắn là bức ảnh ông chụp cùng bức tranh trong cuốn catalog ở sàn đấu giá, vẻ mặt không giấu nổi sung sướng.
Ông Minh đã âm thầm hồi hương những bức tranh thế hệ vàng của mỹ thuật Việt Nam như: Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu... tại các sàn đấu giá to nhỏ của thế giới như Sotheby’s (Hồng Kông, Trung Quốc), Christie’s (Hồng Kông, Trung Quốc), Marsart Autioneer & Appraisers (Jerusalem), Bruck (Mỹ), Borobudur (Singapore). Cứ nghe thấy đâu bán tranh thuộc thế hệ thứ nhất của Trường Mỹ thuật Đông Dương là ông Minh đặt vé máy bay. Ông Minh đã mang về hàng trăm bức tranh như thế. Đáng nói, không phải lần nào ông Minh cũng đấu giá thành công. Nhiều lần lặn lội đi về người không, nhưng ông không chùn bước.
Ông Minh hay người đấu giá 5618 bí ẩn kia cùng hàng chục người trả giá rất cao cho chiếc mũ nhà Nguyễn bất thành đều là những người đổ tiền cho văn hóa một cách đáng trân trọng. Không chỉ mua, họ còn mất rất nhiều tiền thuê các chuyên gia bảo quản để gìn giữ bảo vật.
Trong quá khứ, UBND TP Hồ Chí Minh đã từng chi tới 100.000 đô la để mua bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí. Bức tranh sau đó đã được xếp vào Bảo vật quốc gia. Và sau đó, bức tranh đã bị phá hỏng từ 70 - 100% do nhân viên bảo tàng vệ sinh bằng nước rửa bát.
Nếu như việc mang về thành công “Vườn xuân Trung Nam Bắc” có thể coi là mẫu mực trong việc chọn tác phẩm kinh điển, quyết đấu tới cùng để mang về thì việc bảo quản sau đó là một bài học rất đau xót về quá trình hậu hồi hương. Tình cảnh ngán ngẩm đến nỗi, nhiều người trong lĩnh vực mỹ thuật tiếc rẻ, giá mà bức tranh đừng… hồi hương thì nó còn nguyên trạng.
Nói thế để thấy, hồi hương cổ vật là tốt. Có một lớp doanh nhân sẵn lòng chi tiền mang bảo vật Việt về cố hương là đáng trân trọng. Nhưng sau những phút hoan hỉ hồi hương, công tác bảo quản di sản là điều cần thực hiện nghiêm cẩn.
"Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh" Đó là một câu thơ trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du. Hai trăm năm sau ngày cụ Nguyễn viết câu thơ đó, thật không ... |
Những chiếc barie được gỡ bỏ và vùng xanh hiện ra Barie, gọi theo tiếng Việt thuần là những cái rào chắn đường. Hiểu theo ngôn ngữ thời dịch Covid-19 còn có nghĩa bóng là những ... |
Những chuyến hồi hương không về đến đích Chạy xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê nhà Nghệ An tránh dịch nhưng không may xảy ra tai nạn khiến hai người ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.