Chắp cánh những ước mơ
Vòng tay Công đoàn - 15/05/2022 07:42 LÊ KHẮC BẢY - Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
Căn nhà nhỏ nơi sinh sống và học tập của em Đặng Ngọc Duyên. Ảnh tác giả cung cấp. |
Học để thay đổi số phận
Gia đình anh Đặng Văn Phong (sinh năm 1983), chị Lục Thị Hằng (sinh năm 1982) có ba người con (hai gái một trai). Đặng Ngọc Duyên là con gái thứ 2.
Theo chị Hằng, Duyên sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, nhưng lên 3 tuổi Duyên bị sốt cao, gia đình đưa em đến bệnh viện điều trị thì được bác sĩ cho biết em bị bệnh lao xương cột sống. Thương con gái bé nhỏ phải chịu thiệt thòi, vợ chồng anh, chị cố gắng hết sức để chữa trị. Bao nhiêu tài sản dần “đội nón” ra đi mong giành giật sự sống cho con.
Sau nhiều tháng nằm viện, Duyên may mắn được cứu sống nhưng cả 2 chân teo dần, không thể đi lại được. Chị Hằng kể trong nước mắt: “Nghe bác sĩ nói bệnh của Duyên, vợ chồng tôi chết lặng vì thương con và quyết tâm chạy chữa cho Duyên”.
Em Đặng Ngọc Anh (chị gái của Duyên) kể: “Khi Duyên 5 tuổi, nhìn thấy chị ngày ngày đi học, Duyên rất muốn được đến trường. Nhưng với đôi chân yếu ớt nên ba mẹ không muốn cho em đi học vì sợ không đủ sức khỏe. Tuy nhiên, với tinh thần ham học, em thường lấy tập vở của chị ra và bắt đầu tập đọc, tập viết. Rồi ngày qua ngày, bằng nỗ lực của bản thân, nhờ sự chỉ dạy của người thân, Duyên biết đọc, biết viết.
Ngay từ bé Duyên đã hiểu được rằng mình sinh ra kém may mắn thì càng phải học thật giỏi mới mong thay đổi số phận”.
Duyên đang học bài. Ảnh: Tác giả cung cấp. |
Điểm tựa công đoàn
Thấy con còn nhỏ mà quyết tâm học tập, ba mẹ đăng ký cho em đi học. Những ngày đầu đến trường cô học trò nhỏ này gặp không ít khó khăn. Bản tính Duyên nhút nhát nên hay mặc cảm, sống tự ti, ít hòa nhập cùng bạn bè trong lớp.
Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Hòa (nơi Duyên học) và giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi động viên Duyên, tạo điều kiện cho các bạn có lực học tốt giúp đỡ, chia sẻ với hoàn cảnh của Duyên. Cùng với ước mơ được đến trường học tập để biết con chữ, sự động viên quý giá của công đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm đã giúp Duyên vượt lên.
Ngày ngày, cùng với ba mẹ, Duyên đều đặn vượt qua quãng đường gần 2 cây số để tới trường dù trời mưa hay nắng. Nhận thấy khó khăn của Duyên, công đoàn nhà trường đã vận động hỗ trợ Duyên 2 chiếc xe lăn, 1 chiếc sử dụng ở nhà và một chiếc ở trường để tạo điều kiện cho Duyên thuận tiện trong di chuyển.
Cô Nông Thị Lệ, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Hòa cho biết: “Là học sinh khuyết tật, sức khỏe yếu nên Duyên hay bị bệnh khi thời tiết thay đổi. Những lúc như thế, công đoàn nhà trường luôn gần gũi động viên em cố gắng học tập thật tốt. Công đoàn nhà trường cũng thường xuyên hỗ trợ học bổng, quà, quần áo, sách vở… tạo điều kiện tốt nhất để em học tập”.
Đôi chân khuyết tật giờ đây không còn là nỗi mặc cảm mà trái lại, nó như nguồn động lực thôi thúc Duyên càng phải cố gắng vượt qua chính bản thân mình.
Anh Đặng Văn Phong, ba của Duyên kể thêm: “Trước kia chúng tôi không được học nhiều, nên không hỗ trợ Duyên về kiến thức, ba mẹ chỉ răn dạy các con cố gắng học tập sau này đỡ khổ. Được sự hỗ trợ, động viên của tổ chức Công đoàn, các thầy cô giáo, Duyên luôn nỗ lực vươn lên. Để đáp lại tình cảm, sự giúp đỡ đó, ngoài giờ học ở trường, Duyên rất có ý thức tự học”.
Công đoàn Trường Trung học phổ thông Đồng Phú cùng với cán bộ Hội Chữ thập đỏ, Đoàn trường đến thăm, tặng quà em Đặng Ngọc Duyên nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: Tác giả cung cấp. |
Tấm gương vượt khó
Điều kiện gia đình còn khó khăn, Duyên không đòi hỏi đi học thêm. Em chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa hoặc bạn bè hỗ trợ. Buổi tối Duyên thường học bài từ 19 giờ đến 22 giờ thì đi ngủ. Em học đều tất cả các môn, nhưng thích nhất là môn lịch sử.
Duyên chia sẻ: “Có lẽ niềm yêu thích môn Lịch sử của em bắt nguồn từ những câu chuyện lịch sử trong sách. Càng đọc em càng thấy say mê, hứng thú và yêu môn Lịch sử lúc nào không biết. Càng hiểu về lịch sử, em càng yêu quê hương, đất nước, con người hơn. Ước mơ của em là trở thành một cô giáo dạy lịch sử để truyền lửa, niềm đam mê lịch sử, niềm tự hào về quê hương, đất nước cho các thế hệ đàn em, đặc biệt là giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh như mình. Các thầy cô, cán bộ công đoàn trường biết ước mơ của em thì rất ủng hộ”.
Không chỉ nỗ lực trong học tập, Duyên còn phụ giúp ba mẹ những công việc trong gia đình. Năm học 2021-2022, Duyên thi đậu vào Trường Trung học phổ thông Đồng Phú và theo học tại lớp 10 xã hội 1.
Đồng chí Đinh Thị Kim Sương, Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học phổ thông Đồng Phú kể lại: “Khi biết Duyên là học sinh khuyết tật, Công đoàn trường đã phối hợp Hội Chữ thập đỏ, Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên tiếp cận động viên tinh thần. Bài học nào Duyên chưa hiểu được các giáo viên nhiệt tình hỗ trợ. Công đoàn trường cũng vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ 1 chiếc xe lăn để Duyên tiện di chuyển. Nhân các ngày lễ, Tết, Công đoàn đều vận động tặng quà, kinh phí, quần áo, sách vở… hỗ trợ Duyên trong học tập. Sức học của Duyên cũng tiến bộ rõ rệt”.
Cô Phan Thị Kim Phương, giáo viên chủ nhiệm của Duyên thì cho biết: “Năm học 2021-2022, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà trường tổ chức học online theo chỉ đạo của cấp trên. Duyên luôn tập trung nghe thầy cô giảng bài, chúng tôi và công đoàn thường xuyên tương tác với Duyên để hỗ trợ em trong học tập cũng như động viên tinh thần, tạo động lực cho Duyên học tốt. Tôi thực sự ấn tượng, ngạc nhiên bởi một cô bé không đi lại được nhưng có tinh thần ham học và học tốt tất cả các môn. Sơ kết học kỳ 1, năm học 2021-2022, điểm tổng kết của Duyên đạt 8,3. Tôi thường lấy Duyên làm tấm gương cho các bạn khác học tập, noi theo”.
Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong bối cảnh hiện nay Tính đến hết ngày 23/02/2022, cả nước xảy ra hàng chục cuộc ngừng việc tập thể (NVTT) xuất phát từ quan hệ lao động (QHLĐ), ... |
LĐLĐ tỉnh Quảng Trị: Khởi công nhà tình nghĩa, mang ước mơ đến với gia đình chính sách Ngày 28/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh và UBND xã ... |
Cần một mô hình chống tham nhũng hữu hiệu ở địa phương Vừa qua trong cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), ông Nguyễn Thái ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 30/09/2024 20:00
Chỗ dựa Công đoàn giúp nữ công nhân bệnh nặng "không bỏ cuộc"
“Mang bệnh nặng mình cũng sợ những điều không hay ập đến, nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan và cố gắng nỗ lực làm việc. Bên cạnh mình còn có gia đình chồng con và tổ chức Công đoàn, công ty cùng đồng nghiệp, đấy là những chỗ dựa tinh thần giúp mình đứng vững trong những năm qua”, chị Lượng - công nhân Công ty TNHH MSV thổ lộ.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Vòng tay Công đoàn - 12/08/2024 18:25
Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ
Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Vòng tay Công đoàn - 14/05/2024 14:48
Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt
Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.
Công đoàn - 25/12/2023 12:07
Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”
Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).
Vòng tay Công đoàn - 08/11/2023 16:15
Một nhà giáo có tấm lòng vàng
Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.