Cảnh báo tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Thị trường lao động

Cảnh báo tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Gia Hưng
Tác giả: Gia Hưng
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa phát đi cảnh báo về việc một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin mở rộng chính sách tiếp nhận của Hàn Quốc tuyển chọn trái quy định việc đưa người lao động đi làm việc tại quốc gia này.

Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, vào cuối tháng 12/2023, Ủy ban Chính sách nhân lực nước ngoài của Hàn Quốc quyết định mở rộng thí điểm, cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài thị thực E-9 vào làm việc trong ngành kinh doanh khách sạn và căn hộ cho thuê.

Ngành nghề dự kiến triển khai gồm nhân viên dọn dẹp vệ sinh và nhân viên phụ bếp làm việc trong ngành kinh doanh khách sạn và căn hộ cho thuê (bao gồm cả kinh doanh nhà trọ tập thể hostel). Khu vực dự kiến thí điểm tuyển dụng tại 04 địa điểm du lịch chủ yếu của Hàn Quốc: Seoul, Busan, Kangwon và Jeju.

Cảnh báo về việc đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc tại một số ngành nghề
Ảnh minh họa: Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Dự kiến trong năm 2024, Hàn Quốc sẽ ban hành quy trình thực hiện bao gồm chỉ định quốc gia phái cử, cơ quan tuyển chọn, đơn vị đào tạo giáo dục định hướng… Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ thông báo rộng rãi khi Hàn Quốc chính thức tiếp nhận lao động Việt Nam các ngành nghề này.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) thuộc Bộ LĐ-TB&XH là đơn vị duy nhất phái cử lao động đi làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài theo thị thực E9 (Chương trình EPS, bao gồm các ngành, nghề sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp và đóng tàu), chưa được giao phái cử lao động trong các ngành, nghề nêu trên.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng chưa tiếp nhận và chấp thuận hợp đồng cung ứng lao động của bất kỳ doanh nghiệp dịch vụ nào để đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành, nghề giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp và nhân viên khách sạn.

Dù vậy, thời gian vừa qua, một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin mở rộng chính sách tiếp nhận của Hàn Quốc để quảng cáo, tuyển chọn trái quy định về việc đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành, nghề giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp, nhà hàng, bốc xếp bưu phẩm… theo thị thực E9-5.

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị người lao động tìm hiểu kỹ thông tin; nếu có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc cần liên hệ với Sở LĐ-TB&XH tại địa phương nơi cư trú, Trung tâm Lao động ngoài nước, các doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (thông tin trên Trang thông tin điện tử www.dolab.gov.vn) hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước, số điện thoại 02438249517- số máy lẻ 512, 513, 301.

Từ ngày 01/01/2024, Hàn Quốc chính thức áp dụng mức lương tối thiểu, cụ thể như sau:

- Mức lương tối thiểu tính theo giờ: 9.860 won (tăng 240 won, tỷ lệ tăng 2,5% so với mức lương tối thiểu năm 2023).

- Mức lương tối thiểu tính theo tháng (theo tiêu chuẩn 40 giờ/tuần, 209 giờ/tháng): 2.060.740 won.

- Thời gian áp dụng: từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

- Phạm vi áp dụng: áp dụng đồng nhất trong tất cả doanh nghiệp không phân biệt loại hình doanh nghiệp.

Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là 159.986 lao động. Trong đó, thị trường Hàn Quốc là 11.626 lao động.

Cảnh báo tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

7 kinh nghiệm bỏ túi cho người đi lao động đi làm việc tại Hàn Quốc 7 kinh nghiệm bỏ túi cho người đi lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Để chuẩn bị cho việc sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, người lao động cần "bỏ túi" 7 kinh nghiệm sau.

Chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Rumani Chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Rumani

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), gần đây đã phát sinh tình trạng lao động tụ tập uống rượu, đánh ...

Tin mới hơn

Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Bằng cấp không còn là “tấm vé vàng” duy nhất trên thị trường việc làm. Xu hướng tuyển dụng dựa trên kỹ năng thực đang định hình lại “cuộc chơi”, buộc cả doanh nghiệp lẫn người tìm việc phải thay đổi cách tiếp cận. Vậy, kỹ năng thực là gì, đâu là những năng lực đang được săn đón và người lao động cần chuẩn bị hành trang ra sao?
Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Một nữ sinh viên bị hành hung ngay tại nơi làm thêm chỉ vì mâu thuẫn trong việc chia “tiền tip” – vụ việc gây phẫn nộ gần đây hé lộ mặt tối của thị trường việc làm thêm thiếu kiểm soát. Giữa ma trận thông tin và những cạm bẫy khó lường, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nổi lên với vai trò "bà đỡ", trở thành cầu nối đáng tin cậy, giúp sinh viên, người lao động tiếp cận cơ hội việc làm an toàn, minh bạch, tránh xa những "vùng xám" nguy hiểm.
Giao dịch việc làm trực tuyến: Hướng đi chiến lược trong kết nối cung – cầu lao động

Giao dịch việc làm trực tuyến: Hướng đi chiến lược trong kết nối cung – cầu lao động

Khi công nghệ số ngày càng thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thị trường lao động cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tiên phong đưa ra lời giải đột phá thông qua việc phát triển và vận hành các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, góp phần hiện đại hóa hoạt động kết nối cung – cầu lao động, mở rộng cơ hội việc làm.

Tin tức khác

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.
Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.
Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.
Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Xem thêm