Cần trừng phạt nặng hành vi bán chui cổ phiếu
Cà phê tối - 15/01/2022 11:45 QUỐC QUÂN
Ảnh minh họa. |
Vụ thứ nhất là việc ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh tuyên bố bỏ khoản tiền đặt cọc 588 tỷ với lô đất 3-12 rộng 10.060 m2 tại Khu đô thị Thủ Thiêm sau một tháng trúng đấu giá với giá 24.500 tỷ đồng.
Vụ thứ hai là việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, một doanh nhân khá “nổi tiếng” trên cả thương trường lẫn thị trường chứng khoán bán chui 74,8 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC) trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong phiên giao dịch ngày 10/01/2022.
Ở bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích tác hại của vụ việc bán chui cổ phiếu của ông Quyết, một việc làm khiến chao đảo thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo nên một làn sóng phản đối dữ dội từ các nhà đầu tư, gây mất ổn định xã hội và an toàn- an ninh tiền tệ ở nước ta.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 32 Thông tư số 96/2020 do Bộ Tài chính ban hành quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát của công ty niêm yết trước khi giao dịch cổ phiếu của công ty mình phải gửi văn bản báo cáo giao dịch tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở Giao dịch Chứng khoán và công bố thông tin trên trang web của công ty tối thiểu 3 ngày trước khi giao dịch.
Nhưng ông Trịnh Văn Quyết chưa hề gửi văn bản báo cáo UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc bán 175 triệu cổ phiếu FLC cũng như công bố thông tin trên website của FLC trước khi thực hiện giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022.
Nếu bán thành công 175 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC sẽ giảm từ 30.34% (hơn 215 triệu cp) xuống chỉ còn 5.7% (hơn 40 triệu cp). Nhà đầu tư nắm giữ và giao dịch cổ phiếu FLC hoàn toàn không biết việc ông Quyết đã lặng lẽ bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC.
Phiên giao dịch cổ phiếu FLC ngày 10/01/2022 diễn ra đầy kịch tính. Trong phiên giao dịch này, mã FLC đã khớp lệnh gần 135 triệu cổ phiếu, cao nhất từ khi niêm yết. Gần 20% số cổ phiếu FLC đã giao dịch trong phiên 10/01, chiếm tỷ trọng 1/10 thanh khoản sàn chứng khoán HOSE. Trong buổi sáng, cổ phiếu FLC tăng trần lên 24.100 đồng/cp, nhưng kết phiên, cổ phiếu này đã giảm 6,2% xuống 21.150 đồng/cp. Đến phiên giao dịch ngày 13/01, giá cổ phiếu FLC chỉ còn 16.100 đồng/cp.
Nghĩa là, chỉ sau 5 phiên giao dịch giảm sàn, cổ phiếu FLC chỉ còn 2/3 giá trị so với lúc đỉnh, với lượng dư bán gần 65 triệu cổ phiếu. Một loạt cổ phiếu được cho có liên quan tới ông Quyết như ROS, HAI, KLF, ART… cùng đồng loạt giảm sàn nhiều phiên, với lượng dư bán hàng triệu đến hàng chục triệu cổ phiếu.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia phân tích chứng khoán, giá các mã chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết sẽ còn giảm sàn nhiều phiên nữa. Các nhà đầu tư bị ông Quyết "đánh úp" sẽ mất rất nhiều tiền vì vụ này.
Việc ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu FLC với số lượng khủng bị phanh phui làm nhiều nhà đầu tư chứng khoán nắm giữ các cổ phiếu liên quan hoảng loạn bán tháo khiến giá các mã này rớt sàn nhiều phiên liên tiếp, và chưa có dấu hiệu dừng lại, gây ảnh hưởng đến chỉ số thị trường chung.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính trong nước và quốc tế, việc bán chui cổ phiếu của ông Quyết đã tác động tiêu cực tới giới đầu tư trong và ngoài nước. Việc đánh mất chữ tín của ông Quyết có thể làm xói mòn lòng tin của giới đầu tư vào tính minh bạch, công bằng của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu ông Quyết lén lút đánh úp các nhà đầu tư. Năm 2017, ông Quyết từng bán chui 57 triệu cổ phiếu ROS mà chỉ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt 65 triệu đồng, quá nhẹ so với hậu quả ông gây ra và có thể hưởng lợi.
Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, hành vi không công bố thông tin về giao dịch chứng khoán sẽ bị phạt 3% - 5% giá trị đăng ký giao dịch nhưng không quá 1.5 tỷ đồng. Với số lượng 74,8 triệu cổ phiếu FLC bán chui trong phiên giao dịch ngày 10/01, giá trị theo mệnh giá là 748 tỷ đồng, ông Quyết chỉ bị phạt bằng tiền tối đa là 1,5 tỷ đồng.
Luật Chứng khoán không chỉ phạt hành chính chiếu lệ, mà đối với các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, phải răn đe bằng các biện pháp bổ sung để khắc phục hậu quả hoặc xử lí hình sự nghiêm khắc nếu có đủ cơ sở pháp lý.
Ngày 11/01/2022, Bộ Tài chính đã ra quyết định về việc phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC, sàn HOSE). Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa là kể từ ngày 11/1, thời hạn phong tỏa sẽ kéo dài cho đến khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định thay thế.
Đồng thời HOSE cũng quyết định hủy bỏ giao dịch bán chui cổ phiếu này từ ngày 11/1, các công ty chứng khoán tiến hành hoàn lại tiền cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc hủy bỏ chỉ liên quan đến giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu của ông Quyết, các giao dịch khác liên quan tới mã FLC trong phiên 10/1 vẫn giữ nguyên.
Dư luận đang ủng hộ biện pháp trừng phạt này đối với hành vi bán chui chứng khoán của ông Quyết, nhưng chưa đủ. Khi mà các chế tài phạt vi phạm luật chứng chưa đủ mạnh, chưa đủ tính răn đe có thể tiếp tục tạo ra tình trạng coi thường pháp luật trong một bộ phận giới doanh nhân. Các vụ việc mới nhất như ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu hay Tân Hoàng Minh bỏ cọc đầu giá Thủ Thiêm làm chấn động giới đầu tư và làm méo mó, nhiễu loạn môi trường kinh doanh trong nước.
Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các cơ quan chức năng phải điều tra và làm sáng tỏ bản chất của vụ bán cổ phiếu chui của ông Trịnh Văn Quyết. Bộ Tài chính và UBCK cũng đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn chặn quyết liệt đối với hành vi này của ông Quyết. Nhưng, dư luận đông đảo các nhà đầu tư, các chuyên gia chứng khoán, tài chính đều thống nhất quan điểm cho rằng, bên cạnh phạt tiền một cách thích đáng, cơ quan quản lý cần dứt khoát có thêm những hình thức chế tài phù hợp khác như cấm người, công ty vi phạm tiếp tục giao dịch trên sàn chứng khoán, cấm tham gia đấu giá có thời hạn, thậm chí là truy tố hình sự, tùy thuộc vào mức độ hậu quả do hành vi vi phạm của đối tượng gây ra.
Ai ép các nhà khoa học lừa đảo? Nhân vụ người đẹp Stanford Elizabeth Homes của công ty khởi nghiệp 9 tỷ đô Theranos vừa bị tòa tuyên 4 tội lừa đảo, xin ... |
Nỗi lo “mất Tết” của nữ dược sĩ bị bệnh viện nợ lương Nhá nhem tối, hàng chục cán bộ y tế kiên nhẫn đứng trước cổng Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) yêu cầu trả lương. Khuất ... |
Bệnh viện Tuệ Tĩnh đề xuất ngân sách Nhà nước hỗ trợ 10,2 tỷ đồng để có tiền trả lương Liên quan đến sự việc hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ 50% lương từ ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.