"Cán bộ công đoàn phải biết đau nỗi đau của công nhân lao động"
Hoạt động Công đoàn - 14/06/2021 18:00 Ý YÊN
“Thủ lĩnh” công đoàn hết lòng vì lợi ích đoàn viên, người lao động Mọi người lao động đều nhận được sự quan tâm từ Công đoàn Nữ công nhân rưng rưng khi nhận được món quà từ công đoàn |
PGS.TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn |
Phát biểu tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp công tác cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới”, sáng 11/6, PGS.TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn hiện nay gồm 3 tiêu chí cơ bản: Thể lực, tâm lực và trí lực.
Trong đó, ông nhấn mạnh rằng việc nâng cao tâm lực là yêu cầu quan trọng để cán bộ công đoàn hiểu được lòng người, hiểu được diễn biến tâm lý mà công nhân lao động đang phải trải qua, để từ đó thông cảm, sẻ chia với những lo toan, vất vả của họ trong công việc và đời sống thường nhật.
Anh Ngô Đức Thắng (phải), Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang vận chuyển hàng hoá hỗ trợ công nhân lao động trong dịch Covid-19 |
Đúc rút từ thực tế, PGS.TS Vũ Quang Thọ cho biết, vấn đề ưu tiên số một của công nhân lao động là lương và thu nhập. Tuy vậy, theo số liệu khảo sát đã công bố của Viện Công nhân và Công đoàn, số công nhân lao động có khoản thu nhập để sau khi chi tiêu có thể dành dụm không nhiều (không quá 30%). Số lao động có thu nhập chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống chiếm 50%, còn lại là thiếu, phải vay mượn để chi tiêu hằng ngày.
“Ăn đong là từ để diễn đạt rõ nhất tình trạng đời sống của công nhân lao động hiện nay”, ông nói và khẳng định việc “hiểu rõ và thông cảm, sẻ chia với những khó khăn hiện nay của người lao động là yêu cầu số một của cán bộ công đoàn - những người giữ vai trò là thủ lĩnh của công nhân lao động”.
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường chia sẻ với công nhân bị tai nạn lao động. |
Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, muốn hiểu được công nhân lao động thì phải đặt mình vào suy nghĩ và những việc làm thường ngày của họ.
“Có nghĩa là gắn lý luận với thực hành, không chỉ nói lý thuyết suông. Chính sự hiểu biết đó cho phép áp dụng các phương pháp, cách thức quản lý phù hợp với những mong đợi, với đặc điểm tâm, sinh lý của người lao động”, ông chia sẻ.
PGS.TS Vũ Quang Thọ cũng đưa ra quan điểm về yêu cầu đối với cán bộ công đoàn, những người mà ông gọi là “ thủ lĩnh của công nhân lao động”.
Theo ông, trước hết, cán bộ công đoàn phải được số đông công nhân lao động tự nguyện suy tôn là thủ lĩnh.
Cán bộ công đoàn tỉnh Bắc Giang vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ công nhân trong vùng dịch |
Thứ hai, có trình độ để đem tri thức, sự hiểu biết, phụng sự giai cấp công nhân và những người lao động. Những tri thức này, cán bộ công đoàn phải học từ trường lớp và học từ việc lăn lộn với công nhân lao động.
“Công nhân cần người sâu sát, thấu hiểu cuộc sống của họ. Người cán bộ công đoàn phải trả lời được những câu hỏi hết sức bức xúc hiện nay đó là: Làm cách nào để công việc hằng ngày của họ bớt vất vả? Làm thế nào để thu nhập chính đáng của họ cao hơn? Làm cách nào để họ nâng cao được năng suất lao động? Có lẽ học vấn, tri thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và làm việc của người cùng “đồng cam cộng khổ” với công nhân lao động sẽ giúp cán bộ công đoàn trả lời được những câu hỏi đó”, ông nói.
Công nhân đi "Siêu thị 0 đồng" do LĐLĐ tỉnh Bắc Giang tổ chức |
Thứ ba, theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, cán bộ công đoàn phải là người biết lắng nghe, biết chia sẻ chân thành với công nhân lao động. Bởi chỉ như vậy mới có thể hiểu những mong muốn của công nhân lao động. Từ chỗ hiểu sẽ nảy sinh các phương pháp, cách làm để đáp ứng những mong muốn chân thành của công nhân lao động. Ông cho rằng, trong nhiều trường hợp, để chia sẻ, tháo gỡ khó khăn của người lao động, rất cần đến sự “dấn thân” hành động của cán bộ công đoàn.
“Cán bộ công đoàn muốn làm được vai trò thủ lĩnh, phải biết đau nỗi đau của công nhân lao động, vui niềm vui của công nhân lao động”, PGS.TS Vũ Quang Thọ kết luận.
"Khỏi bệnh trở về nhà, nghĩ tới người công nhân tôi muốn rơi nước mắt" “Là cán bộ công đoàn, khi thấy đoàn viên của mình rơi vào khó khăn, nguy hiểm do dịch bệnh thì sự an toàn của ... |
Các F0 đã khỏi bệnh từ Bắc Giang về Thanh Hóa phải 3 lần âm tính với Covid-19 Bắt đầu từ ngày hôm nay (13/6) đến 15/6, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp nhận công nhân về từ tỉnh Bắc Giang (nếu có nhu ... |
Vụ nợ lương công nhân vệ sinh môi trường: Giám đốc đổ lỗi cho cổ đông Mới đây, trong văn bản trả lời UBND quận Hà Đông và các cơ quan liên quan, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Nam ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
- 20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân
- Đằng sau những sắc thuế!
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số