Cảm ơn công đoàn!
Vòng tay Công đoàn - 14/08/2021 11:04 Lê Thị An
Mái ấm Hoa Việt – nơi trái tim mỉm cười Tôi yêu công đoàn Nữ Chủ tịch công đoàn thân thiện - tấm gương sáng của Trường Tiểu học Bắc Hồng |
Vợ chồng chị Vũ Thị Thu cùng 2 con. |
Mỗi chuyến đi thăm các gia đình công nhân lao động, mỗi dịp trò chuyện cùng người lao động lại cho tôi thêm nhiều sự trăn trở, thấu hiểu và muốn sẻ chia nhiều hơn đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Trong những miền ký ức đó, hình ảnh người phụ nữ gầy gò, ốm yếu, ở tận cùng của nỗi đau khi chứng kiến cơ thể của con mình đang bị căn bệnh quái ác “ăn mòn” mỗi ngày… khiến tôi nhớ mãi.
Có lẽ vì vậy nên đến tận bây giờ, khi ngồi viết những chia sẻ này với bạn đọc, tôi vẫn vẹn nguyên cái xúc cảm nghẹn ngào, ứ đọng trong cổ họng. Không biết vì sao, không hiểu như thế nào, nhưng có lẽ bởi tôi là phụ nữ, là một người mẹ nên tôi đồng cảm và thấu hiểu được nỗi đau “câm lặng” của chị.
Cũng như bao người phụ nữ khác, chị Vũ Thị Thu (công nhân Công ty TNHH Giày Annora Việt Nam) tràn ngập hạnh phúc khi biết tình yêu của hai vợ chồng đã được “đơm hoa kết trái” bằng một sinh linh bé nhỏ đang lớn dần lên trong cơ thể mình mỗi ngày.
Sau chặng đường dài 9 tháng 10 ngày, cuối cùng giây phút mong chờ nhất cũng đến. Vợ chồng chị Thu hạnh phúc khi đón chào một thành viên mới. Đó là một bé trai kháu khỉnh. Chồng chị đi làm thợ xây để vợ ở nhà chăm con và nội trợ, một cuộc sống bình thường giống bao gia đình ở nông thôn. Nhưng ông trời thật trớ trêu khi hạnh phúc chưa nhiều thì nỗi đau ập đến.
Hơn một tháng tuổi, cơ thể con trai chị Thu xuất hiện những nốt mọng đỏ. Những cái mụn mọng nước đó xuất hiện ngày càng nhiều. Vợ chồng anh chị nghĩ con bị dị ứng ngoài da nên mua thuốc về bôi, nhưng càng bôi thì càng không khỏi. Các chấm đỏ đó bắt đầu rộp lên giống bỏng nước và lan ra khắp cơ thể.
Anh chị lại tay bồng tay bế đem con đi bệnh viện khám, mua thuốc về bôi, điều trị với mong muốn con khỏi bệnh. Ban đầu anh chị đưa con đi bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh rồi đến bệnh viện trung ương. Bác sĩ kết luận con chị bị mắc căn bệnh ly thượng bì bỏng nước bẩm sinh và hiện nay không có thuốc chữa. Anh chị suy sụp tinh thần, chỉ biết ôm con mà khóc.
Chữa bằng khoa học không được, anh chị nghe người ta chỉ đâu là đi đấy. Trên rừng, dưới biển, nghe chỗ nào có thuốc là chồng chị lại bắt xe ngược xuôi đi tìm mua về cho con. Thời gian cứ trôi đi, vết lở loét trên người bé ngày càng nhiều. Hằng ngày, nhìn cơ thể con đang bị “ăn mòn” từ đỉnh đầu đến gót chân, từng lớp da cứ bong ra trắng phếch như giấy mỏng, nhiều phần lở loét sâu hoắm, lộ cả thịt, cả cơ thể đều bị nứt toác như thể ai đó cầm dao cùn rạch dọc, rạch ngang. Thuốc chữa thì không có, anh chị cũng chỉ biết cắn răng chịu đựng mỗi lần con khóc vì đau.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn và nỗi quặn đau vẫn còn đó nhưng vợ chồng anh chị được an ủi phần nào khi chị Thu phát hiện mình mang thai đứa con thứ hai. Anh chị thấp thỏm trong hạnh phúc lẫn lo lắng, chỉ mong ông trời thương để mẹ tròn con vuông và em bé được khỏe mạnh có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
Thế nhưng cái ngày định mệnh ấy rồi cũng đến. Hơn một tháng, em bé bắt đầu phát bệnh. Nỗi đau lặp lại và nó chồng chất thêm khi con trai thứ hai của chị lại có biểu hiện giống hệt con trai đầu. Anh chị không còn nước mắt để khóc, không còn động lực để phấn đấu, tương lai mù mịt, rơi vào bế tắc, tưởng chừng như vô vọng.
Anh chị chỉ biết sống trong nước mắt khi nhìn hai đứa con mà mình dứt ruột sinh ra hằng ngày cứ vật vờ với những vết thương mới. Chúng thèm được nô đùa, thèm được chạy nhảy như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng điều đó rất xa vời với chúng, bởi xung quanh người lúc nào cũng quấn băng, những vết thương chồng chất vết thương cứ rỉ máu, những đốt tay, đốt chân dán díu vào nhau và rụng dần từng đốt.
Mỗi lần tắm cho con, nghe tiếng khóc của con như cứa tim của người làm cha làm mẹ. Tết Sum vầy năm 2017, Công đoàn Công ty TNHH Giày Annora Việt Nam tổ chức quyên góp cho các gia đình công nhân khó khăn trong nhà máy. Chúng tôi đến thăm nhà để thực hiện quay phóng sự về hoàn cảnh của gia đình chị. Khi đến nơi, tất cả các thành viên không ai bảo ai nhìn hai đứa con của chị, nghe chị kể đến đâu khóc đến đó. Một cảm giác bất lực không biết giúp chị bằng cách nào, động viên chị như thế nào. Có lẽ tìm cách để nói thành lời chia sẻ với gia đình chị cũng là một điều quá khó, bởi niềm sống của cha mẹ là con cái.
Nhưng chị tâm sự với chúng tôi: “Nếu gánh thay được bệnh tật cho con cái thì tôi cũng cam lòng. Tôi không dám sinh nữa. Tôi sợ lại sinh ra một đứa con giống hai anh em nó, chúng tôi sẽ không sống nổi nữa”.
Hai con của chị Vũ Thị Thu bị bệnh ly thượng bì bỏng nước bẩm sinh. |
Phóng sự của chúng tôi chiếu trong Tết Sum vầy năm đó không cần phải thuyết minh nhiều. Chỉ đưa hình ảnh của hai người con của chị với bàn tay rỉ máu, bàn chân băng bó mà vẫn kiên trì nắn nót viết từng con chữ thì cả công ty ai cũng khóc và khâm phục nghị lực của hai bé.
Số tiền chúng tôi kêu gọi được cũng chỉ đủ mua sữa trong một thời gian ngắn cho con chị. Câu chuyện của chị thì cả công ty ai cũng biết, vì vậy mỗi lần công đoàn có chương trình hỗ trợ công nhân khó khăn, chị lại được anh chị em dưới bộ phận đề xuất. Có lần chị ngại không nhận vì được công đoàn trao nhiều lần, chị muốn nhường cho người khác trong tổ.
Nhưng chúng tôi động viên chị: “Số tiền này chỉ là động viên để chị mua đồng quà, tấm bánh cho con chứ không thấm vào đâu so với tiền thuốc men hằng ngày”. Mỗi lần nhận quà, chị lại khóc và chỉ nói vẹn vẹn 4 từ: “Cảm ơn công đoàn!”. Chúng tôi biết chị muốn nói nhiều lắm vì ánh mắt của chị đã nói lên tất cả nhưng vì nỗi đau quá lớn, không chia sẻ được cùng ai nên chị trầm lặng.
Khi viết ra được những trăn trở này, bản thân tôi cũng cảm thấy được chia sẻ và hy vọng khoa học tiên tiến sẽ có cách chữa trị cho căn bệnh của hai cháu bé để gia đình anh chị tìm thấy “ánh sáng ở phía cuối con đường”.
Những lao động thiếu đói giữa đại dịch Hà Nội giãn cách xã hội do Covid-19, nhiều lao động tự do mất việc làm, ai ở đâu ở yên đấy. Không ít người ... |
Dựng phòng tắm di động, tặng 100.000 đồng/ngày cho công nhân yên tâm làm việc “Gần 3 tuần nay, từ khi huyện Lương Sơn áp dụng Chỉ thị 16, tôi làm “3 tại chỗ” tại công ty. Không ngờ công ... |
Người Quảng Nam ở Đà Nẵng nếu khó khăn thì liên hệ địa phương để được đón về Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nếu người dân Quảng Nam ở TP Đà Nẵng đang gặp khó khăn, không có chỗ ở ổn định thì ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 30/09/2024 20:00
Chỗ dựa Công đoàn giúp nữ công nhân bệnh nặng "không bỏ cuộc"
“Mang bệnh nặng mình cũng sợ những điều không hay ập đến, nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan và cố gắng nỗ lực làm việc. Bên cạnh mình còn có gia đình chồng con và tổ chức Công đoàn, công ty cùng đồng nghiệp, đấy là những chỗ dựa tinh thần giúp mình đứng vững trong những năm qua”, chị Lượng - công nhân Công ty TNHH MSV thổ lộ.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Vòng tay Công đoàn - 12/08/2024 18:25
Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ
Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Vòng tay Công đoàn - 14/05/2024 14:48
Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt
Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.
Công đoàn - 25/12/2023 12:07
Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”
Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).
Vòng tay Công đoàn - 08/11/2023 16:15
Một nhà giáo có tấm lòng vàng
Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.