Cải tiến môi trường làm việc tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động
Người lao động

Cải tiến môi trường làm việc tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Đề án "Đào tạo nhân lực tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành Dệt - Nhuộm - May khu vực miền Trung và Bắc Trung Bộ năm 2022" (gọi tắt là Đề án) có sự tham gia của các học viên là các chủ doanh nghiệp, cán bộ giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.
Hậu khai giảng

Nhận diện lãng phí, cải tiến sản xuất

Cải tiến môi trường làm việc, sản xuất đang là một khó khăn của nhiều doanh nghiệp Dệt may quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh miền Trung, trong đó có khu vực Bắc Trung Bộ.

Đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2022 của Bộ Công thương. Theo Ban Chủ nhiệm Đề án, thời gian qua, Nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho các doanh nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, những ưu đãi này chưa rõ ràng và ở hình thức cào bằng. Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp trong nước mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cải tiến môi trường làm việc tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động
TS. Phạm Thị Hồng Phượng - Thư ký Đề án trao đổi với chủ doanh nghiệp về những nội dung cần cải tiến môi trường làm việc, cải tiến sản xuất. Ảnh: MAI LAN

Trong năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát và tác động tiêu cực đến ngành Dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cùng với Liên đoàn Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam ký Tuyên bố chung gửi Chính phủ Việt Nam, chính phủ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), các đối tác, các nhãn hàng EU có hành động cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động để nhanh chóng ổn định sản xuất, tạo thu nhập bảo tồn lực lượng lao động.

Đề án tập trung đào tạo chuyên sâu về quản lý sản xuất, cách nhận diện lãng phí nhanh và chuyên nghiệp hơn bằng cách áp dụng được một số công cụ quản lý theo phương pháp Lean manufacture trong sản xuất, nhận diện các loại lãng phí, phân tích các lỗi sản phẩm, lỗi quá trình, công nhân được tham gia sâu trong cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm lao động gián tiếp bằng các công cụ quản lý chất lượng và đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Sợi - Dệt - Nhuộm - May…

Nhân sự tham gia Đề án là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về 5S3D, Pro-3M, phương pháp Lean trong quản lý sản xuất; có năng lực nhận diện được các loại lãng phí từ thực tế doanh nghiệp, có kiến thức và năng lực vận dụng được 7 công cụ quản lý chất lượng, nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý sự cố kỹ thuật, cải thiện môi trường làm việc cho các doanh nghiệp.

Cải tiến môi trường làm việc tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động
Môi trường làm việc của người lao động chưa đảm bảo. Ảnh: MAI LAN

Từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, cải tiến liên tục, không ngừng thúc đẩy hiệu quả, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng, tạo điều kiện tìm kiếm các nhà sản xuất quốc tế và nội địa có giá trị cao, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng các doanh nghiệp dệt may.

Các doanh nghiệp tham gia Đề án phải đáp ứng tiêu chí: là doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn cải tiến với một số điều kiện cần: Có số lao động ≥ 20 người; doanh thu ≥ 4 tỷ đồng/năm; thâm niên hoạt động ≥ 3 năm; công nghệ sản xuất thuộc ngành Dệt may, khách hàng đang phục vụ: các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài .

Mong muốn cải tiến sản xuất, môi trường làm việc

Để thực hiện Đề án, Đoàn chuyên gia đã khảo sát một số doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Theo TS. Phạm Thị Hồng Phượng – Thư ký Đề án, doanh nghiệp mong muốn cải tiến nhưng điều kiện chưa cho phép và cũng chưa biết tiếp cận cải tiến từ đâu, làm thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện cho người lao động.

Cải tiến môi trường làm việc tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động
Môi trường làm việc của người lao động chưa đảm bảo. Ảnh: MAI LAN

Chuyên gia tư vấn về cải tiến Bùi Thụy Uyên Vy chia sẻ: “Tại nhiều doanh nghiệp, thiết kế nhà xưởng chưa đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động. Đơn cử như máng điện quá cao, bị lệch (đúng vị trí phải là trên vai công nhân); các lối đi lại chưa thông thoáng, còn nhiều vật cản. Thao tác của người lao động chưa được chuẩn hóa, chưa có công cụ, trang thiết bị hỗ trợ việc sắp xếp và di chuyển hàng hóa dẫn đến người lao động phải làm thủ công. Các thiết bị sắc nhọn chưa có thiết kế bảo vệ. Trang bị phòng, chống cháy nổ chưa đúng quy định. Đèn và cửa thoát hiểm chưa đầy đủ. Các thiết bị khi không có người vận hành không được ngắt nguồn điện và tắt máy dẫn đến lãng phí năng lượng và nguy cơ mất an toàn. Rác thải và và vệ sinh công nghiệp chưa được xử lý một cách hợp lý. Doanh nghiệp chưa thiết kế quy trình công đoạn cho sản phẩm dẫn đến mất cân bằng chuyền. Viêc bảo trì, bảo dưỡng máy chưa hiệu quả. Việc bố trí các khu vực công đoạn bị ngắt quãng, đương đi chưa hợp lý dẫn đến ùn tắc và lãng phí di chuyển, thao tác của công nhân. Đồng thời chưa dán nhãn, hướng dẫn vận hành máy, sắp xếp trang thiết bị gọn gang. Đội ngũ quản lý cấp trung chưa được đào tạo về quản lý nhân lực cũng như kiến thức về cải tiến. Người lao động chưa nhận thức về các chương trình cải tiến hướng đến môi trường làm việc thân thiện”.

Cải tiến môi trường làm việc tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động
Người lao động làm việc tại nhà xưởng. Ảnh: MAI LAN

Tham gia Đề án này, chị Lê Thị Hiền – Giám đốc Công ty TNHH May mặc Thủy Hiền (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy phải cải tiến về kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là khi chưa có điều kiện mua sắm móc hiện đại. Công nhân đang tạo ra sản phẩm nhưng rất hạn chế. Tâm lý người lao động còn chưa tâm huyết với nghề, chỉ mong muốn làm sao mức lương cao nhất. Tham gia Đề án, tôi được các chuyên gia gợi mở về các nội dung cải tiến như sắp xếp các hệ thống, các khâu trong quy trình sản xuất hợp lý, quy trình từng bộ phận, giảm thời gian “chết”. Môi trường làm việc chưa đủ ánh sáng làm giao thoa của mắt chưa tốt, làm cho công nhân mệt mỏi”.

Cải tiến môi trường làm việc tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động

Lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý cấp trung tham gia học tập về cải tiến sản xuất, môi trường làm việc. Ảnh: MAI LAN

Phải làm gì với “kền kền youtuber”? Phải làm gì với “kền kền youtuber”?

Ít ai quan tâm các "kền kền youtuber" đã sẵn sàng cho “chiến lược chĩa camera” như thế nào ngay khi có thông tin người ...

Chung cư có thời hạn - phản đối hay ủng hộ? Chung cư có thời hạn - phản đối hay ủng hộ?

Bộ Xây dựng lại tiếp tục đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn! Phản đối nhiều nhưng ủng hộ cũng không ít. Nhìn ...

Tàu cá không dầu: an nguy không chỉ của ngư dân Tàu cá không dầu: an nguy không chỉ của ngư dân

Tuần trước, Báo Người lao động tổ chức Lễ kỷ niệm Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, ghi ...

Tin mới hơn

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trước tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn và đang bào mòn quyền lợi, tương lai an sinh của hàng triệu người lao động, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Đây được kỳ vọng sẽ là “lưới chắn” quan trọng để bảo vệ an sinh cho người lao động, đặc biệt là những người đã và đang mòn mỏi chờ đợi quyền lợi sau hàng chục năm cống hiến.
Khi “đất lửa” thành “đất lành”

Khi “đất lửa” thành “đất lành”

Nơi từng là căn cứ kháng chiến, bom đạn cày xới, lau sậy um tùm và bụi đất đỏ mù trời, nay bừng sáng bởi những nhà máy hiện đại vận hành suốt ngày đêm. Khu công nghiệp rộng hàng ngàn hecta vươn mình trỗi dậy, là minh chứng sống động cho sự chuyển mình kỳ diệu sau ngày đất nước thống nhất.

Tin tức khác

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Trên vùng đất nắng gió Quảng Bình – nơi rừng nối biển, người dân gắn bó từng tấc đất, từng nhịp sống – có những con người lặng thầm gieo mầm hy vọng, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và nhân văn trong lao động và đời sống.
Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Xem thêm