Cái lý của Hà Nội
Cà phê tối - 13/07/2021 14:46 Mỹ Anh
Nông, ngư dân cả nước gửi yêu thương về với TP Hồ Chí Minh Có nơi nào cách ly vui như khu 10 Đại Phúc Con trai nữ công nhân tử vong do Covid-19 nhận được hàng trăm triệu đồng tiền hỗ trợ |
Các quán cafe Hà Nội bán hàng phục vụ khách mua mang đi từ 13/7. (ảnh VNN) |
Ngay chiều qua, những hình ảnh dở khóc, dở cười: người người vội vàng đi cắt tóc. Các quán cafe nhộn nhịp những cuộc hẹn “offline” để bàn việc, gặp gỡ. Một vài hàng phở bán cả ngày cũng được báo chí ghi lại đông hơn thường lệ. Người Hà Nội vội vàng, khẩn trương tận hưởng nốt những giờ phút tiện nghi hàng quán để chuẩn bị cho những ngày khó khăn phía trước.
Báo chí hôm qua cũng ghi nhận những nỗ lực “đẩy” hàng của nhiều nhà hàng đặc thù. Trên VnExpress, một nhà hàng hải sản ở Hà Đông chia sẻ họ dồn toàn lực để livestream bán đồ hải sản với giá gốc để tránh lỗ sâu. Nhân viên quán - những người chạy bàn - nay thành những người livestream, chốt đơn qua điện thoại…
Các quán cafe vốn đã quen với việc đóng - mở của thành phố nên cũng nhanh chóng đưa ra các gói hạ giá để kích cầu người tiêu dùng mua về nhà. Một vài nhà hàng cũng thêm các dịch vụ chế biến cho khách để khách có thể mua về ăn luôn như khi quán còn hoạt động.
Việc siết kinh doanh sẽ đẩy những doanh nghiệp quy mô nhỏ tiếp tục lao đao. Nhưng cũng có một điều khá thật, họ cũng phần nào hình dung được kịch bản không mong muốn này. Các nhà hàng dịch vụ đã chuyển chế độ rất nhanh để thích nghi với hoàn cảnh.
Không thích nghi không được, bởi tình hình dịch vẫn phức tạp, mà tiền mặt bằng vẫn “cào ví” các chủ kinh doanh ngày ngày. Dù cái “view đẹp” trị giá cả mấy chục triệu/ tháng kia không còn giá trị gì khi bán online nhưng họ vẫn buộc phải gồng lên để tránh thiệt hại.
Cũng vì vậy, việc “siết” các mặt hàng dịch vụ mà Hà Nội cho là “không cần thiết” đã ít nhiều có ý kiến trái chiều. Rằng, Hà Nội có mạnh tay quá không? Hà Nội có cân nhắc để doanh nghiệp dịch vụ “thở” thêm vài ngày hay không?...
Nhưng Hà Nội có lý khi đặt vào bối cảnh thành phố hiện tại đã phát hiện nhiều chục ca mới. Số ca không ngày nào không “nhảy”. Chưa kể, Hà Nội là trung tâm trung chuyển lớn, việc các tỉnh phía Nam đang bất ổn hay các tỉnh sát sườn là Bắc Ninh, Bắc Giang chưa hết ca mỗi ngày là điều thành phố phải cân nhắc.
Những cân nhắc ở đây không còn là vấn đề kinh tế. Đó còn là vấn đề của hệ thống y tế toàn quốc. Vật tư, con người,... tất cả những gì tốt đẹp nhất của toàn hệ thống đã chuyển vào Nam hỗ trợ TP. HCM cùng các tỉnh đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Hà Nội buộc lòng phải mạnh tay hơn tình hình thực tế một hoặc nhiều bước.
Hãy thử hình dung nếu vẫn tiếp tục mở cửa các hoạt động dịch vụ mà đâu đó, chúng ta “thủng lưới” vài ca, tình hình sẽ khác rất nhiều. Biến thể Delta cùng sự chủ quan ở một số nơi sẽ là thảm kịch. Bài học này hiện vẫn chưa ráo mực.
Và nếu Hà Nội để dịch phát tán với mức độ bằng một nửa TP.HCM hiện tại, chúng ta sẽ gặp những vấn đề ngoài sức tưởng tượng về sức chịu tải của hệ thống y tế. Nên nhớ, TP.HCM gặp chuyện thì các tỉnh thành phía Nam cũng lập tức bất ổn theo. Giờ nếu Hà Nội làm sao, các đô thị vệ tinh ở miền Bắc chắc chắn không thể yên.
Chuẩn bị, hình dung những kịch bản xấu nhất để những kịch bản ấy không xảy ra hoặc xảy ra theo một cách ít nghiêm trọng hơn. Và hơn nữa, giữa việc lựa chọn thiệt hại về kinh tế với sự an nguy của hệ thống y tế, chắc chắn hệ thống y tế với sức khỏe của người dân phải được đưa lên đầu.
Không có lựa chọn vẹn cả đôi đường lúc này. Việc mạnh dạn đưa ra quyết định giữa thiệt hại ít, thiệt hại cực nhiều là điều đúng đắn của chính quyền thành phố. Tất cả chúng ta cùng khó khăn hơn, mệt mỏi hơn, căng thẳng hơn. Nhưng giữ vững hệ thống y tế để đảm bảo cho công cuộc chống đại dịch mới là mục tiêu lớn nhất lúc này.
Đà Nẵng yêu cầu các công ty trong KCN chuẩn bị phương án “3 tại chỗ” Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các công ty, xí nghiệp trong KCN phải chuẩn bị các phương án sẵn sàng thực hiện ... |
"Săn người vô gia cư", bếp từ thiện nấu hàng trăm suất chay mỗi ngày Sài Gòn đang trong những ngày cao điểm dịch bệnh. Khốc liệt, khó khăn, vất vả nhưng chắc chắn không bao giờ thiếu tình người. |
Vun trồng những “hạt mầm” bị thương Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.