Cách nào thu hút lao động phi chính thức gia nhập tổ chức Công đoàn?
Hoạt động Công đoàn - 02/12/2023 18:36 HỒNG NHUNG
Người bán vé số, thợ hớt tóc... vào nghiệp đoàn
Đồng chí Trần Đoàn Trung đưa ra một số đặc điểm của lao động phi chính thức: công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không đầy đủ. Điều này làm hạn chế các quyền về lao động, khó khăn trong giải quyết tranh chấp lao động...
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM nhận định: "Lao động phi chính thức là khu vực yếu thế, gặp nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương, trong khi họ đang là lực lượng giải quyết có hiệu quả nhu cầu về nhiều mặt của đời sống dân sinh, đặc biệt là tại các đô thị".
Đồng chí Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM trình bày tham luận với chủ đề "Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp người lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn Việt Nam trên địa bàn TP. HCM", sáng 2/12. Ảnh: Hải Nguyễn |
Bằng nhiều giải pháp thí điểm, các cấp Công đoàn TP HCM tìm cách vận động, thành lập và tổ chức hoạt động các nghiệp đoàn cơ sở khu vực lao động phi chính thức.
Đến nay, TP HCM đã thành lập được 134 nghiệp đoàn cơ sở với 11.046 lao động ở các ngành nghề: nhóm lớp mầm non, giữ trẻ gia đình; giúp việc gia đình; dịch vụ vận chuyển; thợ xây; thu gom rác dân lập; bán vé số, hàng rong; hớt tóc; thợ sửa chữa, rửa xe ô tô, xe gắn máy; buôn bán thức ăn đường phố...
Đồng chí Trần Đoàn Trung nhận định kết quả tuy còn rất khiêm tốn so với số lượng lao động và lĩnh vực hoạt động khu vực phi chính thức tại TP HCM. Song, đó là những cố gắng bền bỉ, là những thử nghiệm quan trọng để có thể đề xuất chính sách, tìm kiếm giải pháp cho công tác vận động, tập hợp đối với khu vực này trong thời gian tới.
Theo Tổng Cục Thống kê, đến hết quý III năm 2023, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức nước ta chiếm đến 65%, khoảng 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước với số lượng khoảng 33,4 triệu người. TP HCM là một đô thị đặc biệt, thu hút lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc, riêng khu vực lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ lệ gần 48% so với tổng số lao động có việc làm với khoảng 2,3 triệu người. |
Các đại biểu tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam - Ảnh: Trường Sơn |
Đẩy mạnh vận động, tập hợp người lao khu vực phi chính thức
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII nêu rõ “Chú trọng đổi mới phương thức kết nạp đoàn viên theo hướng linh hoạt; tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, lao động khu vực phi chính thức”.
Lãnh đạo LĐLĐ TP HCM khẳng định nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp người lao động khu vực phi chính thức. Nhiệm vụ trọng tâm này hướng đến 03 mục tiêu: thể hiện sự đồng hành, hỗ trợ chân thành của Công đoàn Việt Nam đối với rộng rãi người lao động; xây dựng, củng cố hình ảnh, vị thế của Công đoàn Việt Nam trong người lao động và cộng đồng xã hội; tham gia một cách thiết thực vào nhiệm vụ quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Để đạt được mục tiêu này, đồng chí Trần Đoàn Trung nêu giải pháp ưu tiên: củng cố, tạo điều kiện hỗ trợ về tài chính, địa điểm sinh hoạt, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng để các nghiệp đoàn hoạt động nề nếp, hiệu quả, từ đó tạo sự lan tỏa, thu hút người lao động tham gia, thành lập nghiệp đoàn rộng khắp trên các địa bàn, lĩnh vực.
Ngoài ra, LĐLĐ TP HCM vận động, phối hợp với chính quyền các địa phương tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có làm nơi gặp gỡ, sinh hoạt của đoàn viên nghiệp đoàn; thí điểm xây dựng các trạm dừng nghỉ kết hợp thông tin tuyên truyền dành cho tài xế xe công nghệ.
LĐLĐ TP HCM cũng sẽ tiếp tục triển khai mạnh hơn các hoạt động hỗ trợ như trao phương tiện sinh kế, hỗ trợ bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế; hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phòng vệ cho lực lượng lao động phi chính thức.
Công đoàn đã tiếp nhận, thực hiện ủy quyền bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho đoàn viên nghiệp đoàn trong các tranh chấp lao động. Đồng thời, số hóa dữ liệu đoàn viên, nghiệp đoàn cơ sở, từng bước chuẩn hóa công tác quản lý đối với nghiệp đoàn, đoàn viên nghiệp đoàn, kết nối chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số của công đoàn Việt Nam, tạo điều kiện để người lao động tiếp cận thuận tiện hơn và thụ hưởng phúc lợi của Công đoàn Việt Nam.
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho lao động phi chính thức
Tại diễn đàn Đại hội này, LĐLĐ TP HCM đã trân trọng gửi đến Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam 03 kiến nghị nhằm tập hợp đông đảo lực lượng lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn.
Thứ nhất, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện pháp luật liên quan đến khu vực phi chính thức, trong đó, quan tâm các nội dung liên quan đến môi trường, điều kiện làm việc, các cam kết đối nhân, việc tham gia vào hệ thống an sinh xã hội kể cả tự nguyện hoặc bắt buộc.
Thứ hai, Việt Nam cần tạo điều kiện, tạo cơ chế hỗ trợ để lao động khu vực phi chính thức được đào tạo nghề, tìm kiếm cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp. Có chính sách phù hợp giúp đỡ lao động khu vực phi chính thức vượt qua những biến cố ngặt nghèo mà đại dịch Covid-19 vừa qua là một minh chứng thực tế sống động.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 với sự tham gia của 1.100 đại biểu ưu tú cả nước. Ảnh: PV |
Lãnh đao LĐLĐ TP HCM cũng nêu kỳ vọng công đoàn sẽ có sự đổi mới thực chất tổ chức và hoạt động thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Luật Công đoàn sắp tới.
"Công đoàn Việt Nam sẽ linh hoạt hơn trong tổ chức và sử dụng tài chính công đoàn nhằm tăng cường hiệu quả tiếp cận, vận động, tập hợp người lao động khu vực phi chính thức", Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM gửi gắm.
Voice: Đồng chí Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM trình bày tham luận tại Phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Những mục tiêu quan trọng của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - ... |
Khai mạc phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Sáng ngày 1/12/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII bước vào phiên làm việc thứ ... |
Chăm lo người lao động không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Muốn giải quyết căn cơ các vấn đề của người lao động (NLĐ), chăm lo tốt cho NLĐ cần huy động được sự vào cuộc ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.