Cách ly người nghi nhiễm Covid cả đêm trên xe cấp cứu: Vô cảm!
Cà phê tối - 30/11/2021 14:21 Mỹ Anh
Chị T.A bị cách ly cả đêm trên xe cấp cứu. Ảnh: Báo Lao động |
Đó là những gì đã diễn ra với chị T.A, khi chị đi test nhanh Covid-19 tại một bệnh viện trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội). Theo phản ảnh của báo Lao Động, chị đã phải ngồi trên xe suốt 16 tiếng giữa đêm lạnh và ngày nắng oi.
Chưa kể chị có nguy cơ là người bệnh, cần được chăm sóc đặc biệt. Chỉ cần là người thường thôi thì cái cảm giác ở trên một chiếc xe kín 16 tiếng ngột ngạt đã khó tưởng tượng. Đằng này, chị có nguy cơ cao bị virus liên quan tới hô hấp, sức khỏe, tính mạng của chị đều đặt cả vào sức đề kháng.
Theo lời kể của người thân, bệnh viện không cho chị T.A về nhưng cũng không có phòng cách ly theo chuẩn của Bộ Y tế. Chị phải lang thang ngoài cổng chờ trong đêm khuya, gió lạnh. Người nhà gọi điện đến viện thì bệnh viện chiếu cố cho chị cách ly ở… xe cấp cứu.
Đêm lạnh, ngày nóng, không khí ngột ngạt, chị T.A đã không dám mở kính xe vì sợ phát tán virus ra ngoài. Nhưng sau cả cái đêm công dân một mực chịu khổ để chống dịch ấy, bệnh viện vẫn chưa có giải pháp gì vì… chưa có kết của PCR.
Đến lúc, người nhà ngao ngán đăng câu chuyện ở xe cấp cứu 16 tiếng chờ kết quả PCR lên mạng xã hội gây ồn ào, bệnh viện mới chuyển ca nghi nhiễm tới phòng riêng để cách ly.
Phía bệnh viện chưa thông tin thêm về nội tình vụ việc. Song, bệnh viện thừa nhận có chuyện người nghi nhiễm bị cách ly trên xe cứu thương. Thực hư câu chuyện tới đâu, cần những báo cáo, giải trình xác đáng. Song, riêng việc đưa người nghi nhiễm, cách ly trong không gian cực hẹp là chiếc xe cứu thương là rất khó chấp nhận.
Người dân đâu biết quy trình, tiêu chuẩn cách ly. Mà dẫu có biết, việc cách ly người dân suốt đêm trên xe cấp cứu chắc chắn không có trong quy trình nào. Họ cũng không biết tại sao đáng lẽ trong đêm sẽ có kết quả PCR nhưng tới tận chiều hôm sau mới có. Và, họ đã chấp nhận mọi khó khăn, ngột ngạt để không mở cửa, phát tán virus ra ngoài. Song, nếu không có bài đăng trên mạng xã hội, nếu bệnh viện chuyển vào phòng cách ly chậm hơn, bản năng sinh tồn khi thiếu oxy buộc họ phải vi phạm quy định chống dịch.
Và kể cả nếu đúng bệnh viện không có phòng cách ly theo quy định của Bộ Y tế thì họ phải có giải pháp khác chứ? Các kịch bản chống dịch, phát hiện ca bệnh có hay không khi vướng một ca nghi nhiễm là xử lý lúng túng tới tệ hại như vậy?
Làm ngành Y tuyệt nhiên không được có sự vô cảm. Sự tắc trách trong ngành cũng là điều tối kỵ, bởi đằng sau mỗi quyết định là mạng người. Và hơn cả, làm ngành Y thời dịch, điều cần thiết nữa là dũng khí.
Kể cả không có trong quy trình của Bộ Y tế, các kịch bản ứng phó chưa tính tới trường hợp này… thì người dân cần các bệnh viện đưa ra những quyết định dũng cảm để bảo vệ bệnh nhân và cộng đồng.
Cách ly người trên xe cấp cứu, phó mặc hoàn toàn vào ý thức người dân và đặt sức khỏe, tính mạng con người ở chừng mực "hên xui" thì không phải cách làm mà người dân mong đợi.
Quyết định ấy lạnh lùng, vô cảm hay tắc trách hay sợ hãi trách nhiệm? Có lẽ là tất cả, giữa lúc sinh tử của người dân, một quyết định sao cho tròn quy trình, an toàn cho mình, bất kể nguy hiểm của người dân là rất khó chấp nhận.
Điều người ta mong nhất lúc này là giải trình của bệnh viện. Hi vọng, câu chuyện có thể ở hướng khác chứ không phải vừa bất nhẫn, vừa thiếu dũng khí làm người như thế này!
Tận cùng của sự vô cảm, vô trách nhiệm Tôi không thể nào nói khác hơn khi nghĩ về việc những cán bộ lãnh đạo sở, ngành ở Bình Định đã đi chơi golf ... |
Tâm sự của vợ bệnh nhân 243: "Tôi mong nhận được sự chia sẻ, cảm thông từ người dân" Là vợ của bệnh nhân dương tính với Covid-19 thứ 243 đang được cách ly tại Trung tâm Y tế Huyện Thạch Thất, Hà Nội, ... |
Anh V.Q.C vô ơn hay vô ý? Dư luận xã hội đang lan tỏa câu chuyện của anh V.Q.C 27 tuổi thường trú tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm (Hà ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.