Bữa cơm trưa có giá bằng nụ cười
Người lao động

Bữa cơm trưa có giá bằng nụ cười

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Bữa cơm trưa có giá bằng nụ cười được nhiều người lao động ủng hộ như làm dịu mát hơn những ngày nắng gắt của Đà Nẵng. Để tích góp được một "kho báu" đầy những nụ cười ấy, chị Quế Chi, chị Tường Vi và chị Đặng Thị Liên đã đứng ra thành lập và vận hành "Quán cơm 0 đồng" bằng cả tấm lòng.
bua com trua co gia bang nu cuoi
Mọi người tự gắp thức ăn theo nhu cầu và sở thích của mình.

Hơn 11h chúng tôi ghé quán cơm số 47 Bùi Dương Lịch, quận Sơn Trà, Đà Nẵng để được nghe câu chuyện về những bữa cơm có giá bằng nụ cười. Thoạt nhìn bên ngoài, quán ăn không khác gì những tiệm cơm bình dân, có chăng điểm khác duy nhất là những thực khách ở đây tự mình phục vụ như tiệc buffet của nhà hàng.

"Mọi người cứ tự nhiên gắp thức ăn mình ưa thích nha, không có ngại đâu, lấy thêm cơm, thêm thức ăn đi nha mọi người, ăn no bụng có sức làm buổi chiều, chứ trời này nắng nóng vất vả quá", chị Liên đon đả mời chào những "thực khách" đang vào quán.

Ghé qua vòi nước rửa đôi tay còn lem luốc của mình, anh Nguyễn Văn Tuấn nói vọng vào hướng bếp nơi chị Liên đang đứng: "Cho em 2 phần mang đi như hôm qua chị nha, nắng quá, vợ em nó không chạy qua ăn cùng nên giờ phải đem đi chị ạ".

bua com trua co gia bang nu cuoi
Anh Tuấn vui vẻ nhận phần cơm của hai vợ chồng.

Anh Tuấn và vợ quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Hàng ngày, cả hai vợ chồng đều vượt mấy chục cây số để ra làm công nhân môi trường tại Đà Nẵng. Chiều tối cả hai lại trở về với các con. Dẫu vất vả là vậy nhưng vợ chồng anh Tuấn đều xác định sẽ cố gắng bươn chải để lo cho các con ăn học.

Từ sau dịch, khi biết đến quán cơm chay này, cả hai anh chị trở thành "khách ruột" của quán. Đều đặn các trưa, hai vợ chồng lại ghé ủng hộ và ra về với nụ cười thường trực trên môi. "Cơm ngon lắm em, nhờ có quán cơm này mà hai vợ chồng tiết kiệm thêm được một ít. Mỗi ngày bữa cơm cũng 20.000 đồng rồi, hai vợ chồng là 40.000 đồng. Bữa trưa những ngày qua của vợ chồng được no căng bụng mà không phải suy nghĩ nhiều chuyện chi phí. Anh vui lắm, cũng cảm ơn các chị đã nghĩ đến những người lao động khó khăn như bọn anh", anh Tuấn tâm sự.

bua com trua co gia bang nu cuoi
Nhiều người lao động trở thành khách quen của quán.

Không chỉ anh Tuấn, những bữa ăn này còn mang lại những nụ cười "no bụng" cho bà Lý, bà Hường và những người phụ nữ cùng mưu sinh bằng nghề bán vé số. Vừa ăn dĩa cơm ngon lành, bà Lý vừa tâm sự: "Công việc đi mãi như chúng tôi thì bữa trưa chỉ ăn quán nào đó. Cơm bây giờ đĩa bình dân là 20.000 đồng rồi nhưng chúng tôi thì hôm nào sang lắm mới mua hộp 15.000 đồng, còn đâu nói họ ít cơm, ít thức ăn để có giá 10.000 thôi. Đâu có chỗ nào bán giá bằng nụ cười như chỗ này đâu".

Từ việc lan tỏa yêu thương, quán cơm của ba người phụ nữ này đã nhận được sự quan tâm, đồng hành giúp đỡ về vật chất cũng như góp công góp sức của các mạnh thường quân. "Hôm vừa mở quán, anh đối diện sang, nghe mình làm cơm chay miễn phí, chiều anh chở mấy chục kí gạo qua ủng hộ. Cô đang đứng trong bếp kia (chỉ tay về hướng bếp) nhà cũng gần đây, tự nguyện sang phụ giúp làm rau củ, chuẩn bị đồ nấu mỗi ngày", chị Liên chia sẻ.

Hơn nữa, theo chị Vi thì nấu cơm chay đôi khi khó hơn cơm mặn, từ nêm nếm gia vị, chọn nguyên liệu, chọn món phải làm sao cho thật đảm bảo để bà con dễ ăn hơn. Trong ba chị em, Quế Chi là đầu mối chuyên liên hệ các mạnh thường quân xin tài trợ, tính toán sổ sách, quản lý thu chi. Còn chị Vi, chị Liên là người trực tiếp đứng bếp.

Công việc chạy xe ôm công nghệ nhưng chị Vi dành hầu hết thời gian buổi sáng đến trưa để lo việc nấu nướng, đưa cơm ở bếp ăn 0 đồng. Buổi chiều, chị lại kiếm mấy cuốc xe đôi ba chục mưu sinh. Rồi chập tối lại chuẩn bị nguyên liệu để nấu cơm cho sáng sớm hôm sau.

Để có một bữa cơm trưa đều đặn hàng ngày, các chị phải chuẩn bị từ 6 giờ sáng. Sau 10h trưa là công việc của họ tất bật hẳn. Chị Liên lo phục vụ khách cùng với mấy tình nguyện viên, chị Vi tất tả đội nắng mang cơm đến các bệnh viện để phục vụ nhiều người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, cứ bất kể khi nào nghe hoàn cảnh người già neo đơn, người khuyết tật, khó khăn không thể tự đi đến quán được, chị Vi lại gói cơm vào hộp mang đến tận nhà.

Cái tâm cho đi các chị chẳng tính toán nhưng cái tình các chị nhận lại thì thật ấm áp. Nhiều cô chú bán vé số tuổi đã cao, tuy biết là cơm 0 đồng nhưng họ vẫn bỏ vào thùng quyên góp nơi góc bếp tờ 5 ngàn, 10 ngàn khiến ai nhìn cũng thấy xúc động. Có những hoàn cảnh các cụ già khó khăn, neo đơn, khi thấy nhóm đưa cơm đến mỗi buổi trưa, họ can ngăn: "Chứ tiền đâu mà tụi con mang cơm cho miết rứa? Còn nhiều người khác khó khăn, thôi mấy đứa mang cho người ta bớt".

Đó là bài học, là niềm vui mà những người đặt trọn tâm mình vào quán cơm 0 đồng nhận được. Có những người dù khó khăn nhưng họ vẫn nghĩ cho những người khó khăn hơn mình. Họ nhận bằng tất cả sự trân quý thì nhóm càng thêm động lực để duy trì bếp ăn.

Cứ như thế mỗi buổi trưa hằng ngày có hàng chục suất ăn chan chứa yêu thương, sẻ chia đến với những lao động thu nhập thấp. Những nụ cười lại được gom góp đầy qua từng bữa cơm và cũng trở thành động lực để những người như chị Vi, chị Liên, chị Chi tiếp tục đồng hành cùng người lao động.

bua com trua co gia bang nu cuoi Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 25/6

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 25/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,5 triệu người với gần 484 ...

bua com trua co gia bang nu cuoi Xóm trọ công nhân giữa những ngày nóng như đổ lửa của Hà Nội

11h trưa, chiếc bếp gas trước cửa phòng trọ được anh Chuẩn bật lên. Đặt lên đó xoong nước rồi quanh quẩn đi lại chờ ...

bua com trua co gia bang nu cuoi Công nhân PouYuen mất việc là mẹ đơn thân “sắp tới rất khó khăn nhưng cố gắng vì con”

Chị Phùng Thị Tình (31 tuổi, quê Nghệ An) là 1 trong 2.786 công nhân được Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm