Bố trí việc làm cho công nhân bị tai nạn lao động và thân nhân
Hoạt động Công đoàn - 13/10/2022 16:14 HÀ VY
Hậu khai giảng |
“Còn gì khổ hơn là chồng mất, con chưa chào đời”
Rớm nước mắt, nghẹn ngào nhớ lại 13 năm trước, chị Hoan (công nhân Phân xưởng Đời sống 2, Công ty Than Uông Bí) nói: “Năm 2007, vợ chồng tôi cưới nhau và phải ở nhà thuê. Tôi mang thai 3 tháng thì chồng - anh Hà Minh Huy (công nhân Phân xưởng khai thác 1, Công ty Than Uông Bí) mất do tai nạn lao động. Dù tuyệt vọng, tôi vẫn phải gắng gượng sống đến ngày sinh con. Tôi hiểu rằng, đây mới là khởi đầu cho chặng đường chông gai nhất”.
Ban Nữ công, Công đoàn Công ty Than Uông Bí đến thăm chị Bùi Thị Hoan nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3). Ảnh: CĐ |
Trước khi được nhận vào Công ty Than Uông Bí, mức lương của chị không đủ trang trải cuộc sống và nuôi con. Một thân một mình, đi sớm về khuya, công việc không ổn định, không có gì đảm bảo tương lai. Vì vậy, khi con tròn 1 tuổi, chị Hoan có nguyện vọng xin vào Công ty Than Uông Bí làm việc. Công ty và Công đoàn đã thống nhất tiếp nhận chị vào bộ phận Giặt sấy đồ bảo hộ lao động với mức thu nhập đạt từ 4 đến 7 triệu đồng/tháng, đủ trang trải sinh hoạt và lo cho con ăn học. Suốt 13 năm qua, con chị luôn đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh. Cháu luôn được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Công đoàn và Công ty Than Uông Bí quan tâm, hỗ trợ. Ở cấp tiểu học, cháu được Tập đoàn cấp học bổng 2,5 triệu đồng/năm. Ở cấp 2, cháu được cấp học bổng hơn 3 triệu đồng/năm.
Con ngoan, công việc và thu nhập ổn định nên 3 năm sau khi chồng mất, chị Hoan quyết định vay mượn tiền để mua đất. Tập đoàn, Công ty, Công đoàn đã hỗ trợ kinh phí để chị xây căn nhà cấp 4, an cư lạc nghiệp.
Chị Bùi Thị Hoan. Ảnh: NVCC |
“Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi cảm ơn Công ty và Công đoàn nhiều lắm. Nếu không có công việc, thu nhập ổn định, mẹ con tôi không có ngày hôm nay. Mỗi lần cầm những bộ quần áo bảo hộ lao động nặng trĩu vì bùn cát, bụi than và mồ hôi của thợ lò, tôi càng thấm thía nỗi vất vả, ý chí, kỷ luật của công nhân ngành Than. Tôi càng thêm cố gắng để có cuộc sống tốt đẹp hơn” - chị Hoan chia sẻ.
Tương tự chị Hoan, chị Nguyễn Thị Thu cũng được nhận vào làm việc tại Phân xưởng 2 từ năm 2013. Trước đó, chị là công nhân Công ty Giày da Sao Vàng. Năm 26 tuổi, chồng chị qua đời khi đang trực máy tại bộ phận Cơ điện vận tải. Con nhỏ vừa tròn 3 tháng tuổi. Lúc chồng mất, trong túi chị không còn đồng nào để phòng thân. Bế con trên tay, nghe tin chồng mất, cú sốc quá lớn khiến chị tưởng như gục ngã.
|
“Trước khi vào Công ty Than Uông Bí, tôi đi làm từ sáng sớm đến tối nên không có thời gian chăm sóc con nhỏ. Vì vậy, gia đình đã bày tỏ nguyện vọng với Công ty cho tôi được vào làm việc. Sự quan tâm của lãnh đạo, Công đoàn Công ty khiến tôi cân bằng lại. Công ty luôn tri ân, tưởng nhớ những người công nhân hi sinh vì sự nghiệp sản xuất như chồng tôi. Tôi được bố trí chuyên ca 1 nên có thời gian chăm sóc con. Dịp lễ, Tết, đầu năm học mới, hai mẹ con đều được Công ty và Công đoàn quan tâm bằng vật chất lẫn tinh thần. Gần chục năm qua, tôi tích cóp từ đồng lương, vay mượn thêm để mua đất. Tập đoàn, Công ty, Công đoàn hỗ trợ kinh phí xây dựng căn nhà nhỏ. Hiện tại, tôi vẫn còn món nợ vài trăm triệu đồng phải trả. Nhưng chặng đường khó khăn đã vơi đi rất nhiều so với cuộc sống của gần 10 năm trước” - chị Thu chia sẻ.
Ưu tiên bố trí công việc cho người thân của công nhân hi sinh vì sự nghiệp làm than
Theo đồng chí Nguyễn Hà - Trưởng Ban Nữ công, Công ty Than Uông Bí, cũng như các đơn vị khai thác hầm lò khác trong Tập đoàn, nhiều năm qua, Than Uông Bí đã thực hiện chính sách đối với công nhân bị tai nạn lao động và thân nhân của họ. Dựa trên nguyện vọng của gia đình, Công ty cân đối và bố trí công việc cho phù hợp với khả năng, làm sao thuận lợi nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty có hơn 70 gia đình chính sách thuộc diện chăm lo. Trong đó, hơn 20 lao động nữ là vợ của công nhân hi sinh vì sự nghiệp làm than. Các chị chủ yếu được bố trí công việc tại Phân xưởng đời sống 1 và 2. Một số chị em được bố trí làm việc ở đơn vị khai thác. Khi các chị đang nuôi con nhỏ từ 14 đến 24 tháng tuổi, Công ty không sắp xếp làm việc ca kíp.
Sau tái cơ cấu, Công ty Than Uông Bí có 47 phòng ban, phân xưởng. Thực hiện chủ trương xã hội hóa của Tập đoàn, một bộ phận chị em được chuyển sang Công ty cổ phần Thương mại Uông Bí (thuộc Tập đoàn quản lý). Mới đây, do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, nhà của một số chị bị ngập nước, đồ đạc hư hỏng nhiều. Ban Nữ công Công đoàn Công ty đã đề xuất với Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ để các chị vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Công đoàn Công ty thăm hỏi, động viên người lao động. Ảnh: THAN UÔNG BÍ |
Nhiều năm nay, chính sách của ngành Than là tạo điều kiện thuận lợi nhằm chăm lo cho người bị tai nạn lao động và thân nhân của họ. Đối với nạn nhân bị tai nạn lao động nặng, Công đoàn cơ sở đề xuất với Giám đốc đơn vị bố trí công việc phù hợp với sức khỏe sau khi lao động điều trị ổn định. Đối với mỗi người lao động tử vong do tai nạn lao động, căn cứ vào nguyện vọng của gia đình, Công đoàn đề xuất với Giám đốc đưa 01 người thân vào làm việc. Toàn bộ chi phí đào tạo người lao động không phải chi trả. Hằng năm, vào dịp Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, 8/3, 20/10, Lễ phát động sản xuất đầu năm, Công ty đều thăm hỏi, tri ân các gia đình công nhân hi sinh vì sự nghiệp làm than.
Tập đoàn và Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam còn dành kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người lao động bị tai nạn lao động có tỉ lệ thương tật từ 81% trở lên, thân nhân người lao động tử vong do tai nạn lao động với mức 100 triệu đồng/trường hợp. Đối tượng được xét bố trí công việc là bản thân người bị tai nạn lao động bị tàn phế hoặc vợ hoặc con thành niên hoặc bố mẹ đẻ.
Theo đồng chí Phạm Hồng Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, việc bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động nặng, thân nhân người lao động tử vong do tai nạn lao động đã được Công đoàn và chuyên môn ký kết trong Thỏa ước lao động tập thể. Ngoài các trường hợp ưu tiên tuyển dụng như kể trên còn có trường hợp được đặc cách tuyển dụng nếu đáp ứng yêu cầu ngành nghề của từng đơn vị hoặc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trường hợp chưa có chuyên môn thì được Công ty trích kinh phí đào tạo, người lao động không phải trả chi phí.
Doanh nhân - Anh là ai? Những doanh nhân có tâm, tài, có tinh thần yêu nước thương dân ở thời nào cũng đều xứng đáng ngưỡng mộ và học tập. ... |
Ban đại diện cha mẹ học sinh: Không cần bỏ, chỉ cần làm đúng Đầu năm học, khắp nơi trên cả nước than phiền về tình trạng Ban đại diện cha mẹ học sinh đã gây sức ép, lạm ... |
Ai thấu cảm nỗi khổ tìm xăng của người lao động? Chiều tối 10/10, Bộ Công thương phát thông tin khẳng định, hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa tại TP.HCM, ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
- 20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân
- Đằng sau những sắc thuế!
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số