"Bỏ quên" mùa hè, cậu học sinh đi làm công nhân
Người lao động

"Bỏ quên" mùa hè, cậu học sinh đi làm công nhân

Kỳ Anh
Tác giả: Kỳ Anh
Mùa hè luôn là một dịp đáng mong chờ của học sinh, thế nhưng mùa hè của cậu bé dân tộc Thái Lường Văn Sơn (SN 2003, quê ở huyện Vân Hồ, Sơn La) là chuỗi ngày rong ruổi tới những miền xa lạ, mang theo mình mong ước nhỏ bé và thơ ngây.
Giám đốc Công ty TNHH SHB Lighting: "Các bạn ấy cứ quấy nhiễu, làm nhức đầu..." Học sinh đi làm công nhân: Đội mưa “đòi” tiền lương
4949 118233346 3760071087345021 7152002251383196065 n
Em Lường Văn Sơn (SN 2003, quê ở huyện Vân Hồ, Sơn La) - Ảnh: KA

Mùa hè của Sơn

Hè đến, học sinh đứa thì háo hức với những chuyến du lịch cùng gia đình, đứa thì vui sướng khi tạm rời xa bài vở để dành thời gian cho sở thích riêng, có khi là những ngày thảnh thơi ăn, ngủ, tụ tập với đám trẻ gần nhà... Thế nhưng, mùa hè của Lường Văn Sơn là những ngày tìm kiếm công việc làm thêm để trang trải cho năm học tiếp theo.

Nếu như các mùa hè trước, Sơn xuống Hà Nội làm công nhân ở xưởng giấy, rồi có lúc làm công nhân cầu cống ở Hoài Đức, năm nay, em lựa chọn làm công nhân trong xưởng sản xuất khẩu trang tại Hưng Yên... Em phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày với đồng lương ít ỏi, có nhiều khi phải làm đêm, từ 7h tối đến 7h sáng, chỉ nghỉ một chút giữa đêm để ăn cơm suất,… Không hồ sơ, không hợp đồng lao động, Sơn cũng không hề biết như thế là công ty đang vi phạm Luật Lao động.

- “Sơn có mệt không?”, tôi hỏi em.

“Em thấy bình thường ạ. Tất nhiên mệt thì cũng có, làm đêm buồn ngủ lắm. Nhưng mà em không ngại vất vả, không ngại khổ”, Sơn trả lời.

“Nhưng tại sao em phải đi làm xa thế?”

- “Vì em muốn được trải nghiệm…”, Sơn nói.

Nhưng có lẽ mọi thứ không dừng ở hai chữ “trải nghiệm”.

5401 118410153 367113387783676 2137551291848318322 n
Tranh thủ thời gian nghỉ hè, Sơn từ Sơn La xuống Hưng Yên làm công nhân thời vụ - Ảnh: MK

Hàng trăm km đổi lấy “25km bình yên”

Quãng đường từ nhà tới trường của Sơn cỡ chừng 25km. Vì thế, em phải thuê trọ gần trường để tiện việc học hành. Tiền nhà trọ 500.000 đồng/tháng chia sẻ cùng 4 người bạn trong một căn phòng nhỏ xíu chỉ vừa đủ kê một cái giường và 4 chiếc hòm đựng quần áo cho từng đứa. Bố mẹ cho Sơn tiền trả trọ vào cuối tháng và mỗi tuần cho em 50.000 đồng để lo ăn uống… Có khi thì 2 – 3 tháng mới cho.

Bố mẹ của Sơn đều làm nông. Dưới Sơn còn có một em gái nhỏ hơn 1 tuổi nhưng hiện nay đã nghỉ học và đi làm ở quán trà chanh tại Hà Nội. Nhưng bản thân Sơn vẫn muốn đi học, “em vẫn thích học lắm, thích nhất môn lịch sử” - Sơn chia sẻ, dù biết đi học đồng nghĩa với nhiều chi phí khó khăn.

Bố mẹ cũng ủng hộ Sơn đi làm thêm ở xa. Trước khi đi họ cho em một chút tiền mang theo phòng thân. Và thế là cậu bé 17 tuổi lên đường đi làm công nhân thời vụ. Tôi hiểu rằng, con đường dài hàng trăm cây số phía trước là trải nghiệm, nhưng cũng là mong ước kiếm được chút tiền lo học hành, đồng quà tấm bánh, bộ quần áo mới để bước vào năm học mới.

Cậu bé lên đường, mang trong mình những “lý tưởng” đẹp đẽ và ngây thơ.

"Bỏ quên" mùa hè, cậu học sinh đi làm công nhân
Cậu học sinh đi làm thêm với mong muốn kiếm chút tiền trang trải cho năm học mới - Ảnh: KA

“Em mong có lương để có tiền đi học”.

Hè năm nay, Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting (thôn Khúc Lộng, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) là điểm đến của Sơn. Sau bao lần xin việc không thành công vì chưa đủ tuổi lao động, Sơn được anh họ giới thiệu tới Công ty SHB Lighting để làm khẩu trang thì được nhận.

Sơn bắt đầu làm việc tại đây từ 31/7, có lúc làm đóng gói, khi thì ngồi dập dây, cắt dây. Tiền lương được trả theo cân, 20.000 đồng/kg và Sơn thường làm được 10kg/ngày. Mỗi ngày đi làm, quản lý sẽ ghi vào sổ số lượng sản phẩm công nhân làm được, công nhân được chứng kiến điều đó nhưng thao tác ký xác nhận thì không có. Khi tới đây em cũng chỉ phải nộp duy nhất chứng minh thư thông qua môi giới.

5717 5059 46d7decf 30bf 40fc 9b6f 9160cdf199dc
Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting - nơi Sơn làm việc - Ảnh: PV

Đáng nói, trong tổng thời gian em làm tại công ty này khoảng gần 1 tháng (từ 31/7 – 26/8) có 2 tuần em phải làm đêm, cứ làm 2-3 ngày rồi chuyển ca. Những ca đêm như vậy kéo dài 12 tiếng và chỉ được nghỉ tay ăn suất cơm vào giữa đêm, không được chợp mắt. Được biết, có nhiều bạn trẻ làm việc ở đây, có em mới 13 tuổi, làm đóng gói cạnh Sơn.

Trước đó, Sơn có nguyện vọng làm đến cuối tháng 8 thì xin quản lý cho mình lấy hết tiền lương 1 lần rồi về quê nhập học, do em ở xa, đi lại tốn kém. Tuy nhiên, em chỉ nhận được tiền đúng hạn trong giai đoạn từ 14/8 đến 26/8. Từ 31/7 đến 14/8 thì công ty khất lần nên em rất lo lắng mong ngóng.

“Mùng 1/9 em phải vào nhập học rồi. Em muốn về nhà lắm rồi, nhưng phải cố chờ ở đây đợi lương. Làm thì em không mệt, nhưng bị nợ lương mới khiến em buồn” – Sơn ngậm ngùi.

Những ngày cuối ở Hưng Yên, trong người em chỉ còn vỏn vẹn 100.000 đồng, không đủ tiền về quê. Cậu học sinh rơi vào tình thế “đi không được, ở không xong”, cả dịp hè cố gắng chỉ mong có chút ít tiền sắm sửa cho năm học mới thì nay hy vọng bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu.

5715 0139 118481246 313321593211435 6028575980257885119 n
Bên trong xưởng làm khẩu trang - Ảnh: PV

May sao, sau nhiều ngày chờ đợi và thúc giục, cuối cùng vào 31/8 công ty đã thanh toán nốt khoản lương còn lại cho Sơn. Em vừa kịp chuyến xe cuối trở về quê hương, đón chào năm học mới, trở lại là cậu học sinh của núi rừng Sơn La.

Hưng Yên, những ngày nắng

Gặp Sơn vào một ngày Hưng Yên nắng chói chang, chàng trai nhỏ bé với đôi mắt sâu thăm thẳm tiến về phía tôi. Không ai biết được đằng sau vẻ ngoài thư sinh đó là những ngày lao động vất vả nơi đây. Ở lứa tuổi mà lẽ ra em đang có một mùa hè rực rỡ bên chúng bạn, tuổi được ăn được chơi, được trải qua tuổi thơ bình yên hơn.

Sơn đã có những ngày hè đầy trải nghiệm như em mong muốn, nhưng cũng đầy vất vả, nỗi buồn và sự lo âu. Sơn không giấu được những ngại ngùng, tủi thân khi tôi chạm tới những câu chuyện tận sâu bên trong trái tim cậu.

Đứa trẻ nào mà không muốn được hạnh phúc, được vui chơi chứ? Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng trải thảm hoa hồng.

Có thể ngày nắng hôm nay, Sơn nói “em buồn lắm”, nhưng ngày mai, trở về mái trường, về với bản làng, núi rừng, Sơn sẽ vui trở lại và chắc chắn em sẽ không quên những ngày gian khó nơi đất khách quê người – những điều sẽ làm nên một chàng trai mạnh mẽ và kiên cường của tương lai.

Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực

Tình trạng trộm cắp khu nhà trọ đã được nói đến nhiều, song vấn nạn này vẫn có xu hướng gia tăng trong sự bất ...

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/8

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 25 triệu, gần 846 ...

Hai chuyện nhỏ về ông Nguyễn Đức Chung Hai chuyện nhỏ về ông Nguyễn Đức Chung

Khi một người nào đó vừa "ngã ngựa", trong thiên hạ thường lập tức chia làm hai luồng dư luận.

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm