Bình Dương sẵn sàng nhiều phương án dập dịch để đảm bảo an toàn cho người dân, lao động
Người lao động

Bình Dương sẵn sàng nhiều phương án dập dịch để đảm bảo an toàn cho người dân, lao động

Hoài Thương
Tác giả: Hoài Thương
Với tình hình diễn biến dịch bệnh căng thẳng tại Bình Dương hiện nay, việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch là rất cần thiết. Số ca nhiễm tăng lên từng ngày, trong đó có nhiều công nhân lao động, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp, đình trệ về kinh tế… Tuy nhiên trong thời gian tới tỉnh Bình Dương vẫn luôn ưu tiên sức khỏe, tính mạng của người dân, công nhân lao động. Cho nên những phương án dập dịch trong tình huống xấu hơn đã được lãnh đạo tỉnh Bình Dương đặt ra.
Rất nhiều người nên học tập anh tài xế xe ôm Phan Nguyễn 27.864 công nhân lao động đang nằm trong khu phong tỏa vì dịch Covid -19 tại TP HCM Ngã ngửa vì nghỉ việc mới biết bị công ty nợ 41 tháng bảo hiểm xã hội
Bình Dương sẵn sàng nhiều phương án dập dịch để đảm bảo an toàn cho người dân, lao động
Người lao động vừa làm việc vừa đảm bảo phòng dịch tại Bình Dương

Tính từ đợt dịch lần thứ 4 đến ngày 23/7, toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận gần 5.400 ca mắc Covid -19. Trong đó, có 360 người đã được điều trị khỏi bệnh và 13 người tử vong. Những con số ca nhiễm mỗi ngày được dự báo còn tăng nhanh, dịch bệnh vẫn rất căng thẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Bình Dương đã xây dựng nhiều kế hoạch phòng chống và dập dịch, như: huy động nhân lực truy vết nhanh F1, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cộng đồng; bố trí nhiều khu cách ly tập trung, lập các bệnh viện dã chiến; tiêm vaccine cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân... Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất trong thời điểm bùng phát dịch, địa phương này đã hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến". Hiện tại có 3.084 doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện này với 369.000 lao động đăng ký ở lại làm việc tại doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp không bảo đảm “3 tại chỗ” thì kiên quyết dừng hoạt động trên địa bàn.

Bình Dương sẵn sàng nhiều phương án dập dịch để đảm bảo an toàn cho người dân, lao động
Công nhân được xét nghiệm Covid -19 khi công ty phát hiện có ca nhiễm

Bình Dương hiện đang thực hiện mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng gần 1,8 triệu người. Điều đáng nói là đợt dịch này có nhiều công nhân lao động làm việc trên địa bàn nhiễm Covid -19. Từ ngày 14/6 đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại các doanh nghiệp đan xen khu nhà trọ có nhiều công nhân lưu trú tại 46 ổ dịch. Qua truy vết có 13.833 trường hợp F1; 33.723 trường hợp F2; 11.945 người đang cách ly tập trung; 25.324 người đang cách ly tại nhà…

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 dự báo: “Những ngày tới số ca mắc sẽ tăng lên, Bình Dương có thể sẽ phải áp dụng biện pháp quản lý chặt hơn theo hướng Chỉ thị 16+. Tuy nhiên, Bình Dương chấp nhận “hy sinh" về chỉ tiêu phát triển kinh tế để bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của người dân. Quyết tâm phòng, chống dịch hiệu quả”.

Bình Dương sẵn sàng nhiều phương án dập dịch để đảm bảo an toàn cho người dân, lao động
Công nhân tại khu trọ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được công đoàn đến thăm và tặng quà. Ảnh H.Trung

Các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện vẫn đẩy mạnh mọi công tác thực hiện nghiêm túc ”3 tại chỗ” để đảm bảo vừa sản sản xuất vừa an toàn phòng dịch.

Theo bà Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp VSIP Bình Dương cho biết tại đây các doanh nghiệp cũng đã áp dụng “3 tại chỗ” được hơn một tuần. Trong đó cũng có một số doanh nghiệp không đảm bảo được “3 tại chỗ” nên phải tạm dừng hoạt động.

Bình Dương sẵn sàng nhiều phương án dập dịch để đảm bảo an toàn cho người dân, lao động
Công ty tại Khu công nghiệp VSIP Bình Dương khử khuẩn nhà máy.

“Hầu hết doanh nghiệp đều lo lắng về dịch bệnh nên các biện pháp phòng dịch đều được kích hoạt để đảm bảo an toàn cho người lao động. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh này, công đoàn bên cạnh việc phối hợp với doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” còn vận động, liên kết nguồn lực để hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công nhân lao động khó khăn vì cách ly tập trung, cách ly tại nhà… để họ có cuộc sống ổn định trong mùa dịch”, bà Chi cho hay.

Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh Bình Dương phối hợp với công đoàn các cấp thực hiện nhiều hoạt động tặng quà cho công nhân khó khăn phải tạm ngừng việc vì dịch. Vận động doanh nghiệp cùng tham gia hỗ trợ công nhân lao động là F0, F1, F2 phải đi cách ly các nhu yếu phẩm cần thiết… Các nguồn hỗ trợ được LĐLĐ tỉnh tiếp nhận từ nhà hảo tâm, doanh nghiệp và đơn vị, đoàn thể tài trợ.

Công đoàn Bình Dương tập trung chăm lo người lao động khó khăn do Covid-19 Công đoàn Bình Dương tập trung chăm lo người lao động khó khăn do Covid-19

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đang nỗ lực chăm lo cho người lao động trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, đời sống công nhân gặp ...

Ăn uống thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch? Ăn uống thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch?

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, bên cạnh việc tuân thủ quy định 5K theo Chỉ ...

Số ca nhiễm tăng nhanh, công nhân Bình Dương cần được tiêm vắc xin để yên tâm sản xuất Số ca nhiễm tăng nhanh, công nhân Bình Dương cần được tiêm vắc xin để yên tâm sản xuất

Số ca mắc Covid -19 tại Bình Dương hiện tăng nhanh, riêng ngày 18/7 ghi nhận thêm 281 ca nhiễm trong đó có nhiều công ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm