"Bạo lực trắng", âm thầm nhưng dữ dội
Văn hóa - Xã hội

"Bạo lực trắng", âm thầm nhưng dữ dội

QUỐC THẮNG
Tác giả: QUỐC THẮNG
Vào ngày cuối năm 2022, trên mục Cà phê Tối này, kết thúc bài viết của mình về sức khỏe tâm thần học đường bằng hình ảnh trong ngôi trường “bị thương” có những đứa trẻ “im lặng và khóc”, “ngồi trong bóng tối” hay “ở một mình”… tôi đã có những dự cảm về một thứ bạo lực vô hình đang bủa vây các em học sinh đó.

Hình ảnh đó là dấu hiệu về một thứ bạo lực học đường mà càng ngày chúng ta càng thấy rõ: “bạo lực trắng”. Và rõ ràng, bạo lực học đường, từ lâu đã không chỉ còn là những cú đấm, cái tát, lời chửi bới dễ dàng nghe, thấy mà nguy hiểm hơn là sự chia rẽ, kỳ thị, ghẻ lạnh, tẩy chay... Phải hiểu rằng, bạo lực hay cụ thể hơn là sự bắt nạt cũng muôn màu như cuộc sống. Có khi chúng ta không thấy được vì nó đang diễn ra một cách âm thầm nhưng rất dữ dội và đưa lại kết cục đau đớn: ép một bạn trẻ lâm vào tình huống cô lập khiến bạn trẻ này cảm thấy bị bỏ rơi trong chính cuộc đời sôi động này.

Hình ảnh đó, nay, khi xảy ra vụ việc một nữ sinh lớp 10 của một trường THPT chuyên ở Nghệ An tự tử, làm tôi nhớ đến nhân vật cô đơn đến tột cùng và đi tìm cái chết trong bài hát C’était l’hiver (Đó là mùa đông) của nhạc sĩ người Pháp Francis Cabrel mà giáo sư tâm lý của chúng tôi đã nhắc đến trong dẫn nhập bài giảng kỹ năng tham vấn tâm lý cho sinh viên. Những câu hỏi mà giáo sư đặt ra cho chúng tôi giải quyết đi từ những cung bậc tâm lý của các khổ thơ trong bài hát: Làm sao để biết được một bạn trẻ đã quá nặng nề với những bí mật, cảm thấy mọi thứ đều không còn giá trị gì nữa? Vì sao bạn trẻ ấy lại có thể nghĩ cuộc sống thật tàn nhẫn, không còn tin vào mặt trời và chỉ còn là mùa đông lạnh lẽo? Hai khổ sau của bài hát tương ứng với hai lời cảnh báo mà giáo sư đưa ra: Do chính chúng ta đang tạo ra tình huống đó, phải hành động vì nó, nếu không, chính chúng ta là những người tàn nhẫn phải trả giá.

Hình ảnh đó cũng làm cho bất cứ ai am hiểu về chương trình đào tạo ngành Sư phạm ở nước ta đều muốn nhắc đến việc chúng ta vẫn chú trọng đến kỹ năng truyền thụ kiến thức hơn là kỹ năng tham vấn tâm lý, đời sống học đường. Một vài kỳ kiến tập, thực tập kỹ năng truyền thụ kiến thức và công tác chủ nhiệm chưa đủ để có thể giải quyết hết vấn đề. Đã đến lúc, một kỳ thực tập tham vấn tâm lý, cố vấn tâm lý đời sống học đường riêng rẽ, bài bản cần phải được thực hiện.

Quyết định 2138/QĐ-BGDĐT về kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 đã đi được một nửa chặng đường, những tình huống xấu về tâm lý của các em không chờ đợi chúng ta theo suy luận là hy vọng tốt hơn ở một kế hoạch mới. Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT cho thấy sức khỏe tâm thần của học sinh là một trong những mảng hoạt động quan trọng của công tác xã hội trong trường học nhưng không thể dừng lại ở vai trò của những “giáo viên chủ nhiệm thế vai”, thiếu khung đánh giá, sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần cho học sinh. Nghị định 80/2017/NĐ-CP20 cho thấy các khía cạnh cần quan tâm của bạo lực học đường; vậy nên, việc giải quyết một vụ việc bạo lực học đường không đơn thuần là giảng hòa, xin lỗi hay một quy trình nào đó chỉ xử lý phần “ngọn” mà quên mất rằng, tăng cường các hoạt động mang tính nhân văn, gắn kết, tư tưởng cộng đồng, … cho các em mới là gốc của vấn đề.

Cũng vậy, mô hình giáo dục phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội lâu nay chúng ta thường nói dường như đang trở thành sáo ngữ vì thiếu những hướng dẫn cụ thể. Nói phối hợp như thế, ai cũng hiểu, ai cũng biết nhưng chẳng ai biết cụ thể là làm gì, dấn thân như thế nào? Hoặc nếu tự cho mình đã biết thì đơn thuần chỉ là cho con cơm ăn, áo mặc, đưa đón con, thỉnh thoảng hỏi giáo viên chủ nhiệm “cháu ổn không cô?” và được đáp lại “ổn, cháu học tốt”; cho học sinh kiến thức, kỹ năng theo chương trình hoặc vài cuộc tham quan, dã ngoại, vài hoạt động, chia sẻ; đưa ra các hướng dẫn, tuyên truyền thiên về hình thức.

Cái chết của nữ sinh N. ở Nghệ An rồi cũng sẽ đi vào lãng quên, chúng ta sẽ nguôi ngoai dần và nguôi ngoai nhanh hơn khi hình ảnh những đám học sinh chạy nhảy, vui đùa trên sân trường lấn át hết tất thảy suy nghĩ của chúng ta. Đây là một tình huống cảnh báo: thầy cô, phụ huynh, nhà quản lý giáo dục không thể thờ ơ với những đợt sóng ngầm của bạo lực học đường đang len lỏi trong các em.

Những người xung quanh, thấy các em cô đơn nhưng mỗi người trong chúng ta không đến gần để cứu các em thì thật đáng trách. Và không thấy được các em đang cô đơn để rồi không làm gì cả, đó cũng rất đáng trách.

Vậy thì, thay vì thắc mắc “Vì sao em tìm kiếm sự giải thoát dễ dàng như vậy?” mà ngay lúc này chúng ta đang thường xuyên nói với nhau khi nhắc đến một nữ sinh đã phải tìm đến cái chết, hãy thắc mắc “Vì sao chúng ta để em tìm kiếm sự giải thoát dễ dàng như vậy?”

QUỐC THẮNG

Khi trường học “bị thương”, “chữa lành” bằng cách nào? Khi trường học “bị thương”, “chữa lành” bằng cách nào?

Con số 55% học sinh có biểu hiện “em cảm thấy cô đơn” và 69% có biểu hiện “em cảm thấy thất vọng, buồn rầu ...

Cú đấm vào sự tôn nghiêm của nghề giáo Cú đấm vào sự tôn nghiêm của nghề giáo

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Lệ Thủy (Quảng Bình) đã đánh đấm hiệu phó của trường này nhập viện. Cuối tháng 3 vừa ...

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.

Tin mới

Ôm bụng chịu đau, tiếp tục cấp cứu

Ôm bụng chịu đau, tiếp tục cấp cứu

Clip bác sĩ cấp cứu bệnh nhân trong tiếng la ó, miệt thị và cả cú đạp của người nhà bệnh nhân đang gây sốt trên truyền thông. Đáng nói, đây không phải là trường hợp cá biệt mà người nhà bệnh nhân trong cơn hoảng loạn đã tấn công bác sĩ và trực tiếp giảm cơ hội sống của bệnh nhân.
“Concert Quốc gia” và rung động thiêng liêng

“Concert Quốc gia” và rung động thiêng liêng

Không khí TP Hồ Chí Minh lúc này như một lễ hội. Người dân Thành phố cùng du khách khắp nơi tràn xuống phố xem sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền Nam- Thống nhất Đất nước tối qua. Trên mạng, giới trẻ ví von lễ diễu binh diễu hành là “concert Quốc gia”- nơi mà họ không muốn bỏ lỡ bất cứ khoảnh khắc nào.
Cướp ngân hàng, chơi “tài- xỉu”

Cướp ngân hàng, chơi “tài- xỉu”

Tên cướp táo tợn cướp ngân hàng giữa ban ngày với một con dao và một chai xăng. Như mọi vụ cướp ngân hàng khác, hắn bị bắt sau chưa đầy 48 giờ. Đáng nói, theo thông tin mới nhất, hắn cướp vì thua cờ bạc, và việc đầu tiên khi có tiền từ vụ cướp, hắn tiếp tục “nướng” vào đỏ đen.

Tin tức khác

Bài học lịch sử trên đường phố

Bài học lịch sử trên đường phố

Một chàng quân nhân xuất hiện trên chuyến tàu từ Bắc vào Nam chuẩn bị cho diễu hành gây sốt vì… đẹp trai. Một thanh niên đạp xe xuyên Việt từ Hà Nội và TP. HCM trên chiếc xe đạp Thống Nhất của ông. Vô vàn những câu chuyện sống động đang diễn ra trong những ngày tháng Tư lịch sử.
Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Sau sữa giả, lực lượng công an đã triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn. Vụ việc một lần nữa đặt ra những lời cảnh tỉnh về chất lượng sản phẩm và phương cách quản lý quảng cáo trong thời đại mạng xã hội.
Thìa sữa trong viện

Thìa sữa trong viện

Vụ 600 loại sữa giả vẫn khiến dư luận bức xúc. Không chỉ bởi cách mà những kẻ làm sữa giả đẩy vào thị trường mà còn là những câu hỏi về quản lý từ sản phẩm tới những người nổi tiếng.
Kinh hoàng sữa giả

Kinh hoàng sữa giả

Sữa giả được quảng cáo dành cho trẻ sinh non, bệnh nhân tiểu đường, suy thận và phụ nữ mang thai… vừa được lực lượng chức năng triệt phá gây chấn động. Chấn động về lượng hàng, và hơn cả là về nhân tâm khi con người vì lợi nhuận mà rắp tâm gây hại tới những nhóm rất dễ bị tổn thương.
“Miếng cơm” từ cây gạo

“Miếng cơm” từ cây gạo

Vụ việc lùm xùm quanh cây gạo ở Hà Nam khi người dân tự ý thu phí chụp ảnh gây xôn xao. Đáng nói, khi chính quyền vào cuộc, buộc gia đình người này phải gỡ lều tạm, không thu phí chụp ảnh nữa, một vài cành cây gạo “bị gãy” lại càng làm tranh cãi nổ ra.
Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.
Xem thêm