Bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Sức khỏe - 07/12/2021 19:21 TS. Mai Thị Hường - TS. Hoàng Bích Hồng, Trường Đại học Lao động - Xã hội
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành thăm hỏi sức khỏe công nhân, tình hình sản xuất của Công ty Tôn Đông Á (Bình Dương). Ảnh: Đức Tuân. |
Các khuyến nghị này có rất nhiều, thường xuyên thay đổi và thường thiếu cách tiếp cận hệ thống tổng thể. Do đó, giới thiệu một cách tiếp cận tại nơi làm việc, gợi mở một số biện pháp nhằm đảm bảo điều kiện an toàn về sức khỏe cho NLĐ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam hiện nay là một việc rất cần thiết.
Thách thức đối với sự an toàn, sức khỏe và hạnh phúc của NLĐ
Đại dịch Covid-19 khiến một số công việc NLĐ có thể làm việc từ xa, nhưng những NLĐ trong các lĩnh vực thiết yếu như thực phẩm, dịch vụ vận chuyển, kho hàng, xây dựng, bán lẻ và giao hàng - phải đối mặt với việc tiếp xúc với vi-rút tại nơi làm việc.
Thêm vào đó, khả năng người khác mắc bệnh làm tăng thêm nguy cơ cho mỗi lần tương tác và tiếp xúc. Ngoài ra, các phản ứng về sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như làm việc từ xa, thay đổi lịch trình và không đươc hỗ trợ các dịch vụ tại nhà (ví dụ: dọn dẹp, giữ trẻ, đi học), đã thay đổi cơ bản cách sống, làm việc và tương tác. Những thay đổi này gây căng thẳng cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt căng thẳng hơn cho những người phải tiếp tục đến nơi làm việc.
Do đó, họ bị ảnh hưởng tâm lý sợ hãi cũng như những đe dọa đến sức khỏe và tính mạng trong quá trình làm việc. Bên cạnh những giải pháp chung của Chính phủ như tăng cường tiêm chủng thì doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho NLĐ cũng như ổn định tâm lý cho họ.
TS. Mai Thị Hường, Trường Đại học Lao động - Xã hội.
Dựa trên các cuộc khảo sát về NLĐ, các lý thuyết về công thái học và các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho NLĐ trong đại dịch, Trung tâm Nghiên cứu về sức khỏe, hạnh phúc và việc làm tại Trường Đại học Y tế cộng đồng thuộc Đại học Havard (THW) đã đề xuất một mô hình “sử dụng cách tiếp cận toàn diện, hệ thống để áp dụng lý thuyết, nguyên tắc và dữ liệu vào việc thiết kế và đánh giá các nhiệm vụ, công việc, sản phẩm, môi trường và hệ thống” (Dennerlein và cộng sự, 2020).
Cách tiếp cận này sử dụng một mô hình khái niệm nêu rõ vai trò trung tâm của các điều kiện làm việc, các chính sách, chương trình và thực tiễn của tổ chức nhằm thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp tiếp cận cấp hệ thống, thay vì tập trung vào các hành vi cá nhân của NLĐ.
Theo đó, các yếu tố liên quan nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe và hạnh phúc cho NLĐ phải có sự kết hợp từ cả các cam kết lãnh đạo, sự tham gia của NLĐ cũng như những thay đổi cần thiết về điều kiện làm việc mới có thể đạt được các hiệu quả cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh.
Công ty CP Than Hà Lầm (Quảng Ninh) sáng chế buồng khử khuẩn toàn thân cho cán bộ, công nhân, lao động trong công ty. |
2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho NLĐ
Dựa trên các kết quả nghiên cứu và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức và các doanh nghiệp trong quá trình triển khai hoạt động cần lưu ý các khía cạnh sau đây:
Tăng cường các cam kết của lãnh đạo
Cam kết của lãnh đạo được thể hiện bởi hệ thống thông tin liên lạc rõ ràng, nhất quán, minh bạch và đồng cảm với tất cả NLĐ từ tất cả các cấp quản lý về các chính sách, chương trình và thực hành bảo vệ NLĐ khỏi Covid-19.
Thông qua cam kết này, lãnh đạo chứng tỏ rằng tổ chức đặt ưu tiên cao vào sức khỏe và an toàn của NLĐ, điều này tạo tiền đề cho việc đảm bảo trách nhiệm giải trình và hỗ trợ ở tất cả các cấp của tổ chức. Cam kết phải được thể hiện thông qua hành động cụ thể như sửa đổi, bổ sung các điều kiện làm việc, thực hành các chương trình tập huấn, tổ chức các buổi đối thoại cho NLĐ…
Thay đổi điều kiện làm việc
Kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, đã có rất nhiều các biện pháp được áp dụng nhằm tăng cường giãn cách và hạn chế tiếp xúc trong các doanh nghiệp, nhà xưởng như đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn, xét nghiệp, lắp đặt vách ngăn trong các nhà ăn KCN hay bố trí lịch làm việc luân phiên theo nhóm cho từng chu kỳ. Tuy nhiên, cũng cần có các biện pháp kiểm soát kỹ thuật như tăng cường thông gió cho không khí trong lành và bộ lọc không khí hiệu quả cao để giảm các mầm bệnh.
Thêm vào đó, hệ thống y tế trong các doanh nghiệp cũng cần được bổ sung và đào tạo để đối phó với những tình huống khi dịch bệnh xảy ra. Xây dựng hệ thống theo dõi và bố trí nguồn lực phù hợp để kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho NLĐ như thực hiện test nhanh nhằm sàng lọc và phát hiện kịp thời các ca lây nhiễm trong doanh nghiệp.
Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ về mặt vật chất đã được đề cập khá nhiều, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động to lớn và ảnh hưởng về tâm lý đối với NLĐ khi làm việc trong dịch bệnh. Những NLĐ này phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe tâm lý của họ, bao gồm sợ tiếp xúc, lo lắng khi mang bệnh về nhà, căng thẳng liên quan đến nhu cầu và tốc độ công việc tăng lên, sự cân bằng công việc với trách nhiệm cá nhân. Do đó, cần có những hỗ trợ kịp thời về mặt tâm lý.
Việc phối hợp giữa tổ chức Công đoàn và Y tế để tiến hành các buổi tư vấn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và giúp NLĐ xử lý tình huống khi đối mặt với những nguy cơ lây nhiễm trong quá trình làm việc cũng như đảm bảo an toàn lao động trong tiếp xúc. Có thể cung cấp sự linh hoạt với thời gian nghỉ ngơi, lập lịch trình thay thế, sử dụng các phương pháp tiếp cận có sự tham gia, thông tin liên lạc rõ ràng và chính xác cung cấp một môi trường xã hội hỗ trợ để giải quyết các nhu cầu bổ sung đối với NLĐ. Điều này sẽ làm giảm các áp lực tâm lý cho NLĐ, tạo điều kiện cho họ yên tâm sản xuất và làm việc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác tiêm vắc xin cho công nhân tại Công ty TNHH Hana Kovi Việt Nam (Bắc Giang). |
Tăng cường sự tham gia cho NLĐ
Sự tham gia tạo ra cơ chế để NLĐ cung cấp thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động hiệu quả và bền vững trong Covid-19 dựa vào việc nhân viên cảm thấy được trao quyền để xác định các mối nguy và mối đe dọa an toàn mà không sợ bị ảnh hưởng. Bản thân NLĐ là những người có hiểu biết tốt nhất về cách mà môi trường làm việc hiện tại tác động đến họ và cách nó có thể được cải thiện.
Do đó, khi các nhà quản lý lắng nghe NLĐ, điều đó có thể thúc đẩy sự phát triển của các cải tiến đơn giản và sáng tạo tại nơi làm việc (Hofmann và cộng sự, 2017). Ngoài ra, khi được lắng nghe có thể làm giảm căng thẳng cho NLĐ và giúp họ tăng cảm giác thân thiết, gắn kết nhóm.
Ứng dụng công nghệ và cơ sở dữ liệu trong quản lý NLĐ và điều kiện làm việc
Có một loạt dữ liệu định lượng mức độ rủi ro và có thể cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch. Ví dụ, theo dõi mức độ carbon dioxide ở không khí trong nhà cung cấp một dấu hiệu về lượng không khí trong lành ở nơi làm việc. Khả năng cung cấp rộng rãi của các xét nghiệm Covid-19 đáng tin cậy và truy tìm liên lạc có thể giúp xác định những nhân viên cần cách ly và được tiếp cận điều trị, đồng thời giảm thiểu việc phơi nhiễm những công nhân khác.
Dữ liệu cũng có thể được sử dụng để đo lường các cải tiến liên quan đến những nỗ lực được thực hiện nhằm giảm các tác động đến sức khỏe của Covid-19. Các cuộc khảo sát về NLĐ có thể cung cấp phản hồi bí mật và truyền đạt giá trị của lãnh đạo đối với đầu vào của NLĐ. Việc chia sẻ những phát hiện với nhân viên mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật là rất quan trọng trong việc phát triển lòng tin.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tặng khẩu trang cho công nhân tại Công ty TNHH may RNS Global. |
Trong khi cả các tiêu chuẩn đang thay đổi nhanh chóng, việc bảo đảm an toàn và sức khỏe của NLĐ là điểm khởi đầu để bảo vệ NLĐ. Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp, bên cạnh việc phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện có cũng như vận dụng sáng tạo các giải pháp để giảm nguy cơ lây nhiễm, thì cũng phải sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đổi mới nhằm hỗ trợ sức khỏe và sự an toàn cho nhân viên.
Điều này góp phần tạo ra sự tôn trọng các giá trị và niềm tin của NLĐ trong thời gian này để NLĐ không phải đối mặt với gánh nặng tâm lý, từ đó góp phần ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
- Dennerlein Jack T, Lisa Burke, Erika L Sabbath, Jessica AR Williams, Susan E Peters, Lorraine Wallace, Melissa Karapanos và Glorian Sorensen (2020), An integrative total worker health framework for keeping workers safe and healthy during the COVID-19 pandemic, Tạp chí Human factors, Số 62(5),Trang: 689-696.
- Guidance CDC Industry (2020), Interim guidance for businesses and employers to plan and respond to coronavirus disease 2019 (COVID-19), soạn): Nhà xuất bản February.
- Hofmann David A, Michael J Burke và Dov Zohar (2017), 100 years of occupational safety research: From basic protections and work analysis to a multilevel view of workplace safety and risk, Tạp chí Journal of Applied Psychology, Số 102(3),Trang: 375.
Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Bạn Nguyễn Thị Minh Thùy (Đồng Nai) hỏi: Tôi được biết Chính phủ vừa có chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) bị ảnh ... |
Trong dịch bệnh, Công đoàn càng cần nới rộng vòng tay, ôm chặt người lao động Phát biểu tại tọa đàm “Vòng tay Công đoàn” và gặp mặt kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống xuất bản Tạp chí Lao động ... |
Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa và nâng cao sức khỏe cho người lao động Chiều 12/10, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị ký kết và triển ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.