Bài trí bàn thờ ngày Tết
Đời sống
Phong tục Tết cổ truyền

Bài trí bàn thờ ngày Tết

Dương Minh Hoàng
Tác giả: Dương Minh Hoàng
Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc quan trọng không thể thiếu được ở mỗi gia đình. Trước đây, chỉ người chủ gia đình, có uy tín mới được làm việc này.
bai tri ban tho ngay tet
Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc tôn nghiêm, trước đây chỉ chủ gia đình mới được làm. Ảnh giadinh.net

Cách bài trí bàn thờ ngày Tết sao cho đúng cách là điều được rất nhiều người quan tâm. Với ý nghĩa tỏ lòng thương nhớ và kính trọng ông bà tổ tiên cũng như cầu mong ông bà ban phước cho năm mới bình an và hạnh phúc, bài trí bàn thờ ngày Tết vì vậy là việc không thể tùy tiện.

Không phải đến Tết người ta mới lau dọn và trang hoàng lại bàn thờ cho sạch sẽ nhưng đây là công việc được đặc biệt chú ý mỗi dịp Tết đến xuân về. Thông thường, sau lễ tiễn ông Công ông Táo, các gia đình sẽ mở toang các cửa để đón ánh nắng và gió cũng như luồng khí tốt vào nhà. Bàn thờ thường được bày ở trên cao nơi vị trí trang trọng nhất trong phòng khách. Khi quét dọn người ta bắc ghế cao, dùng chổi lông gà sạch phủi bụi bặm hoặc các côn trùng chết. Tiếp đến dùng khăn và nước sạch nhẹ nhàng lau chùi cho sạch sẽ các vật dụng trên bàn thờ. Sau đó mang tất cả các loại vật dụng trên bàn thờ xuống lau chùi cẩn thận rồi để lên theo thứ tự như cũ.

Đối với những loại đồ vật quá cũ hoặc có nhiều vết rạn nứt hoặc vỡ, cần tiến hành thay loại mới và bỏ loại cũ đi. Quá trình lau dọn bàn thờ phải hết sức tỉ mỉ, chi tiết để các đồ vật thực sự được làm sạch và tránh vô ý làm vỡ bởi đây là điều đại kỵ. Ngoài ra, tất cả đồ dùng lau dọn bàn thờ phải là đồ sạch sẽ. Bước quan trọng nhất trong cách bày bàn thờ ngày Tết là sắp xếp các loại đồ cúng sao cho đúng phong thủy, gọn gàng và đầy đủ nhất. Ở một số vùng miền, người thực hiện nghi lễ bày và cúng phải là người lớn nhất trong dòng họ hoặc gia chủ có vai vế trong gia đình.

bai tri ban tho ngay tet
Bài trí bàn thờ ngày Tết theo thứ tự chú không được tùy tiện. Ảnh sapthogomit.com

Các loại đồ vật trưng bày thường được sắp xếp như sau: Đĩa đựng hoa quả đặt ngay chính giữa bàn thờ; bát nhang đặt chính giữa bàn thờ ngay phía trước đĩa hoa quả; trên bất hương cắm cây trụ vòng lớn hoặc vòng nhang lớn với mùi thơm dễ chịu. Cây nhang này thường được cắm trong đêm 30 Tết và suốt trong các ngày mùng 1, mùng 2. Cũng có thể cắm thêm các loại hương nhang khác. Hai phía bên của bát hương là hai ngọn nến hoặc cây đèn dầu; phía bên góc phải của bàn thờ trong cùng là vị trí đặt lo hoa; bộ ấm chén và các li nước có thể đặt phía dưới ngay cạnh đĩa hoa quả hoặc đặt ngang hàng song song với đĩa hoa quả.

Thường người ta bày rất nhiều thứ lên bàn thờ cúng ngày Tết, từ các món ăn mặn đến món ăn ngọt. Nếu không đủ chỗ, người ta bày thêm một chiếc mâm phía dưới ngay bàn thờ để dọn các đồ cúng lên. Thư tự các loại món ăn mặn và ngọt như sau: Đĩa xôi gà và chút muối phía trên thường bày chính giữa mâm; khoảng 7 đến 10 chén chè đậu xanh hoặc chè nếp cẩm nhỏ bày hai bên; đĩa trái cây với 5 loại trái cây khác nhau được bày biện theo hình tròn gồm các loại quả như chuối, phật thủ, bưởi, táo, cam, quýt, mận…

Phía trên mâm hoa quả sẽ bày biện xấp giấy gồm vàng mã, tiền, quần áo hoặc các loại giấy tờ khác; nước trong, ấm được rót đầy và cũng rót đầy các li nước để ngay phía trước đĩa hoa quả; đĩa kẹo bánh và mứt Tết thường được bày biện một bên. Ngoài ra, các món ăn khác như nem cuốn, chả giò, thịt kho, cá kho, cơm trắng, trứng luộc… được bày biện xung quanh.

bai tri ban tho ngay tet
Bài trí bàn thờ ngày Tết thể hiện tấm lòng gia chủ kính vọng tổ tiên; ngoài ra, còn đòi hỏi khiếu thẩm mỹ. Ảnh hoitruongson.vn

Dân gian quan niệm mâm đồ cúng càng nhiều thứ, càng đầy đủ càng thể hiện được sự thành kính và kính trọng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Sau khi cúng tàn một tuần hương, mâm cỗ cũng mới được hạ xuống để mọi người thưởng thức. Tuy nhiên hoa quả vẫn thường được để lại khoảng 1 đến 2 ngày sau mới dùng.

bai tri ban tho ngay tet LĐLĐ TP. HCM: Tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết Canh Tý 2020 cho công nhân

Nhằm chăm lo cho công nhân, người lao động Tết Canh Tý 2020 được sum vầy, đủ đầy, được về quê ăn Tết, LĐLĐ thành ...

bai tri ban tho ngay tet Đột quỵ ngày cận Tết và bình an của người lao động

Nhọc nhằn mưu sinh những ngày cuối năm cũng để mong có được một cái Tết đủ đầy, con cái có thêm tấm áo mới. ...

bai tri ban tho ngay tet Hàng trăm người dân đổ xô đi làm chứng minh thư nhân dân trong ngày nghỉ Tết

Nghỉ tết nên hàng trăm người dân đã tranh thủ đến Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm