Bài 4: Tính ưu việt của chính sách lao động và tiền lương ở nước ta
Pháp luật lao động - 18/06/2023 09:04 PHẠM XUÂN DŨNG
Chính sách đối với người lao động ngày càng hoàn chỉnh hơn
Bộ Luật Lao động cho đến năm 2012 mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn những hạn chế, không theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội và tình hình thực tiễn nói chung nên cần phải tiếp tục sửa đổi để bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người lao động. Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2019, có hiệu lực vào 1/1/2021 đã khắc phục một số hạn chế.
Mục đích ban hành Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm sửa đổi cơ bản, toàn diện một số nội dung như:
- Góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường lao động phát triển; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 5 năm áp dụng trên thực tế và tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về tuyển dụng, sử dụng lao động bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam.
- Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
- Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) được xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau đây:
Thứ nhất, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về hội nhập kinh tế quốc tế, về cải cách chính sách tiền lương, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và kiến tạo khung pháp luật về lao động nhằm phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, cụ thể hóa Hiến pháp 2013 để bảo vệ quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân trong lĩnh vực lao động và thúc đẩy, bảo đảm bình đẳng giới tại nơi làm việc, bảo vệ nhóm lao động yếu thế; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động, từng bước hình thành thị trường lao động đồng bộ và lành mạnh.
Thứ ba, bảo đảm tính khả thi trong thực thi các điều kiện, tiêu chuẩn lao động; bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Thứ tư, nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.
Thứ năm, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, thị trường lao động và hỗ trợ, hướng dẫn các bên xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Bộ Luật Lao động 2019. Ảnh chụp màn hình. |
Có thể khẳng định một số điểm mới của bộ Luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
1. Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Nếu như Bộ luật Lao động 2012 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động... trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thì Bộ luật Lao động 2019 mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng.
2. Không còn hợp đồng lao động mùa vụ
Trước đây có quy định về hợp đồng mùa vụ, còn theo Điều 20 của Luật mới thì đã bỏ quy định này, thay vào đó là hai loạt hợp đồng lao động gồm: Hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không có thời hạn.
3. Công nhận hợp đồng điện tử
Trước đây, hình thức hợp đồng lao động chủ yếu bằng văn bản trên giấy, nay thì có thể bằng lời nói, hành vi khác và cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nên Điều 14 của Luật mới công nhận hình thức hợp đồng bằng văn bản điện tử
4. Lễ Quốc khánh được nghỉ hai ngày
Theo Luật cũ thì người lao động chỉ được nghỉ một ngày, Luật mới cho phép được nghỉ hai ngày và vẫn được hưởng nguyên lương
5. Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi
Theo Luật cũ, người cao tuổi thường là những người có nhiều năm làm việc với nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là những công việc yêu cầu trình độ cao. Do đó, để phát huy giá trị của người cao tuổi, theo Điều 149 Bộ luật Lao động cho phép người sử dụng lao động thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với người cao tuổi thay vì kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới như trước đây.
6. Tăng thời gian làm thêm mỗi tuần lên 40 giờ
Về thời giờ làm việc, trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của Bộ luật hiện hành và có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp.
Về thời giờ làm thêm, mặc dù trước đó rất nhiều phương án được đưa ra, tuy nhiên, tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, Quốc hội đã quyết định không tăng thời giờ làm thêm giờ trong năm.
Điều khác biệt duy nhất về thời gian làm thêm giờ quy định tại Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động 2012 ở điểm: Số giờ làm thêm trong tháng tăng lên 40 giờ thay vì 30 giờ và cụ thể hơn các trường hợp được làm thêm tới 300 giờ/năm như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, linh kiện điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản; cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước,…
7. Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập từ việc áp dụng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do mà chỉ cần báo trước 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
Đồng thời, người lao động cũng được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động; các chi phí của việc cung cấp do người sử dụng lao động chi trả...
8. Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương
Trước đó, nội dung này không được quy định tại Bộ luật Lao động 2012. Việc cho phép người lao động ủy quyền cho người khác nhận lương được cho là hợp lý, nhất là trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn không thể trực tiếp nhận lương…
Chính sách tiền lương ngày càng cải thiện
Cải cách tiền lương luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước khi quan tâm đến đời sống của những người lao động, làm công ăn lương. Mặt khác, cải cách tiền lương còn là biện pháp cần thiết đối phó với sự trượt giá của thị trường.
Theo các chuyên gia thì việc trả lương đúng, lương đủ cho người lao động sẽ có tác dụng rất quan trọng về nhiều mặt. Đó chính là sự đầu tư cho tốc độ phát triển, tạo động lực cho người lao động phấn khởi tăng năng suất và hiệu quả công việc, góp phần thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 với hệ số từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, tức là 20,8%. Ảnh minh họa. |
Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia khi trao đổi với báo Quân đội Nhân dân thì, lương đủ sống là mức lương tối thiểu được trả cho một người làm việc trong giờ làm việc tiêu chuẩn (8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần) đủ để trang trải những chi phí cơ bản cần thiết cho người lao động và gia đình của họ, bao gồm thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở phù hợp, các tiện ích, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại và giáo dục, quan hệ xã hội, cùng với một khoản tiền tiết kiệm cho tương lai và các sự việc bất thường xảy ra.
Trong thời gian qua, mặc dù đã có những cải cách tiên lương nhiều lần và đã cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động, tuy vậy cũng chưa như mong muốn của toàn xã hội. Lần cải cách tiền lương vào 1/7/2023 với hệ số lương cơ bản từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, tức là 20,8% là một việc làm rất có ý nghĩa trong bối cảnh sau đại dịch Covid - 19 còn rất nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp thiếu đơn hàng, nhiều người lao động công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh. Tăng lương lần này là một sự động viên tinh thần rất quan trọng và góp phần giảm bớt khó khăn cho người lao động, mặc dù so với yêu câu vẫn còn khoảng cách khá xa.
Có 8 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp từ 1/7/2023:
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
5. Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
6. Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 1/1/1995.
Chính sách lao động và tiền lương mặc dù có nhiều tiến bộ rất đáng ghi nhận, nhưng lộ trình này vẫn cần được tiếp tục với nhiều biện pháp quan trọng mới có thể đạt được mục đích đã đề ra đối với công ăn, việc làm và thu nhập của người lao động. Những nỗ lực cải cách về chính sách lao động - tiền lương cho thấy Đảng và Nhà nước luôn đặt người lao động lên vị trí hàng đầu trong các mối quan tâm. Bởi vì, chính nguồn lực con người là yếu tố then chốt trong tạo ra của cải vật chất và phát triển xã hội.
Bộ Nội vụ trả lời về tăng lương công chức, phụ cấp y bác sĩ và giáo viên Bộ Nội vụ trả lời các kiến nghị của cử tri nhiều tỉnh thành, trong đó có Hà Nội và TP.HCM liên quan đến cải ... |
Lâm Đồng: Đối thoại chính sách với hơn 200 doanh nghiệp Ngày 19/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Sở Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh ... |
Hội thảo đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn Chiều 19/9, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Công đoàn 2012. |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.