Bác sĩ giúp nhau “trị bệnh” tâm lý tại tâm dịch Đà Nẵng
Người lao động
Phòng, chống dịch Covid-19

Bác sĩ giúp nhau “trị bệnh” tâm lý tại tâm dịch Đà Nẵng

Lê Mai - Minh Thùy
Tác giả: Lê Mai - Minh Thùy
Không chỉ chi viện cho Đà Nẵng nguồn nhân lực giỏi nhất cả nước, Bộ Y tế còn hỗ trợ cho thầy thuốc Đà Nẵng cả “liệu pháp” giải tỏa tâm lý để họ vững vàng trong cuộc chiến chống Covid-19.
5634 z2011995683650 49818e56767c3506a57221f6d9465b2d
Bác sĩ tâm lý Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với thầy thuốc Đà Nẵng. Ảnh: Lê Mai - Minh Thùy

Trước làn sóng thứ hai dịch Covid-19, Bộ Y tế đã thành lập “Bộ Chỉ huy tiền phương” chống dịch Covid-19 và cử cán bộ, y bác sỹ tham gia chi viện cho hệ thống y tế của 2 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng.

5818 z2011995693814 859e5ce31b04d48010c03a4083d9d3dc
Bác sĩ nội trú Bùi Văn San (Khoa Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai) - thành viên Tổ bác sĩ tâm lý tại thành phố Đà Nẵng. Ảnh: BYT

Không chỉ chi viện về con người, Bộ Y tế cũng điều động các bác sĩ tâm lý của Bệnh viện Bạch Mai để có giải pháp chia sẻ, chăm sóc “sức khỏe tinh thần” của đồng nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.

5939 z2011995690363 37061dea5e4a500ed329f31b906b8b8a
Các thầy thuốc Đà Nẵng trong phút giải lao được lắng nghe, giải tỏa tâm lý. Ảnh: BYT

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn: “Việc tham gia của chuyên gia tâm lý trong phòng chống dịch, thảm họa và tình huống khẩn cấp là rất cần thiết vì khi tinh thần hoảng loạn sẽ tạo sự hoang mang cho xã hội. Nếu ổn định được tâm lý sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng có hại cho xã hội. Do vậy bên cạnh công tác truyền thông thì việc ổn định tâm lý người dân cũng hết sức quan trọng, không chỉ bằng các bác sĩ mà còn bằng các thông tin cũng như các hành động để làm người dân an tâm và tin tưởng hơn trong công tác phòng chống dịch”.

Trong suốt 10 ngày qua, các y bác sĩ của thành phố Đà Nẵng làm việc với cường độ cao, thậm chí một số đơn vị các bác sĩ kiệt sức, mệt lả đi với giấc ngủ chập chờn trên manh chiếu mỏng hoặc thùng các - tông.

Dịch bệnh diễn biến bất ngờ và nguy hiểm. Các y bác sĩ là những người phải xung phong tuyến đầu. Những y bác sĩ được Bộ Y tế điều động chi viện cho Đà Nẵng đều quyết tâm ở lại cùng Đà Nẵng đến “ngày chiến thắng”.

Chia sẻ, giải tỏa tâm lý cho thầy thuốc tại Đà Nẵng là chiến lược mới của Bộ Y tế trong công tác phòng, chống Covid-19 lần này. Bởi trong cuộc chiến chống dịch bệnh, các y bác sĩ ngoài mệt nhọc về thể chất còn cần được chăm sóc về tâm lý.

Bác sĩ nội trú Bùi Văn San (Khoa Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai) - thành viên của Tổ bác sĩ tâm lý tại thành phố Đà Nẵng cho biết: “Tâm lý lo lắng, căng thẳng sợ dịch bệnh lây lan không chỉ xảy ra đối với người dân mà còn với cả các y bác sỹ. Chúng tôi hiểu rằng, khi dịch bệnh xảy ra, đội ngũ thầy thuốc phải gồng mình làm việc. Mất ngủ thường xuyên kèm lo lắng dẫn đến tâm lý căng thẳng, nếu không giải tỏa được sẽ rất nguy hiểm”.

Hằng ngày, các thầy thuốc tâm lý của Bệnh viện Bạch Mai đi khắp các bệnh viện là điểm “nóng” như Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Điện Bàn (Quảng Nam), Trung tâm Y tế Hòa Vang… Đơn thuốc đơn giản là lắng nghe, bắt chuyện nhằm nắm được “tâm bệnh” của đồng nghiệp. Từ đó hướng dẫn đồng nghiệp một số tư thế ngồi cho thật thoải mái, khuyên bảo các thầy thuốc suy nghĩ, hướng đến những điều tốt đẹp như đang chơi đùa cùng vợ con hay nghĩ tới trận thi đấu mình thích. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” - “liều thuốc” dân gian thật đúng trong hoàn cảnh này. Các y bác sĩ tâm lý còn chia sẻ, động viên các bệnh nhân để họ cùng chung suy nghĩ tích cực, thực hiện nghiêm các chỉ dẫn của y bác sĩ, cùng thầy thuốc chiến đấu với dịch bệnh Covid-19.

Theo các chuyên gia tâm lý của Bệnh viện Bạch Mai, đối diện với căng thẳng thì điều quan trọng là phải biết điều tiết tâm lý, giúp đầu óc trong trạng thái tốt nhất. Đặc biệt là các y bác sĩ làm việc với cường độ cao, thời gian cách ly, ít giao tiếp với xung quanh, cộng với lo lắng về sự lây lan của dịch bệnh. Cuộc chiến chống Covid-19 lần này, chiến thắng còn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý vững vàng của các y bác sĩ - những chiến sĩ tuyến đầu.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/8
Báo động tình trạng tiếp tục cắt giảm lao động vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 Báo động tình trạng tiếp tục cắt giảm lao động vì ảnh hưởng của dịch Covid-19
Ca nhiễm mới Covid-19 là công nhân khu công nghiệp, tiếp xúc nhiều người Ca nhiễm mới Covid-19 là công nhân khu công nghiệp, tiếp xúc nhiều người

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm