Apple, ký túc xá công nhân và một thông điệp nhân văn?
Đời sống - 28/08/2020 06:10 Minh Hoàng
Trụ sở Tập đoàn công nghệ Apple trị giá 5 tỷ đô la tại thung lũng Silicon ở bang California, Mỹ, nơi có 12.000 người làm việc. Ảnh: Zing |
Bài viết “Ký túc xá công nhân: Chuyện không lừng chừng được nữa” nhận được khá nhiều chia sẻ của bạn đọc, nhất là bạn đọc công nhân. Một số bạn lấy làm lạ vì sao Apple lại không đặt nhà máy lắp ráp iPhone tại Việt Nam chỉ vì chỗ ở của công nhân không bảo đảm; một số bạn khác cho rằng các tập đoàn lớn của các nước văn minh rất coi trọng đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trong đó có việc bảo đảm quyền được thụ hưởng đời sống tối thiểu của người công nhân - mà một trong số đó là quyền có nhà ở.
Cách đây nhiều năm, khi thế giới bóng đá còn sử dụng quả bóng khâu (chưa có bóng đúc), một quốc gia Nam Á đã sản xuất và xuất khẩu rất nhiều trái bóng cho thị trường châu Âu. Nhưng khi có những thước phim về việc quốc gia này sử dụng lao động trẻ em trong điều kiện thiếu thốn để sản xuất những trái bóng đó, châu Âu đã tẩy chay quả bóng da khâu của quốc gia này.
Chiếc điện thoại iPhone của Apple được người tiêu dùng toàn thế giới ưa chuộng. Ảnh baoquocte.vn |
Một ví dụ khác, một quốc gia châu Phi có sản lượng khai thác, chế tác kim cương hàng đầu thế giới; sản phẩm của quốc gia này đến với hầu hết các thị trường kim cương của thế giới. Nhưng khi những hình ảnh về việc sử dụng nhân công tàn bạo trong điều kiện nguy hiểm, không an toàn, người lao động làm việc như nô lệ dưới roi vọt - trong đó phần đông là người da đen để khai thác kim cương - thì thế giới đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ. Hollywood còn làm cả một bộ phim truyện “Kim cương máu” về vấn đề này.
Kim cương, sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao, có mặt trong một số ngành công nghiệp, là đồ trang sức cho các cá nhân, gia đình giàu có hoặc được sử dụng như một loại tài sản, tiền tệ - giống như vàng - không phải ai cũng có điều kiện sở hữu. Nên tiếng vọng về máu và mồ hôi đổ ra để có hạt kim cương ít đến được thế giới. Nhưng quả bóng da hay chiếc điện thoại iPhone là sản phẩm đại chúng, bất cứ ai cũng có thể trang bị cho mình để sử dụng. Chiếc điện thoại iPhone, đó còn là niềm tự hào công nghệ, một trong những đỉnh cao của trí tuệ loài người.
Khu nhà ở, trường mầm non cho công nhân và con cái họ của Công ty Cổ phần Dụng cụ thể thao Delta tại xã Hoằng Đồng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cách làm căn cơ như công ty này chưa nhiều. Ảnh baothanhhoa.vn |
Hình ảnh chiếc iPhone đẹp đẽ “long lanh” và thông minh sẽ ra sao nếu nó được sản xuất ra bởi những người công nhân chui lủi trong những căn phòng tồi tàn, chật hẹp, không bảo đảm điều kiện vệ sinh và an toàn tối thiểu? Người tiêu dùng thế giới sẽ nghĩ gì về Tập đoàn Apple, chủ sở hữu nhãn hàng nổi tiếng này? Họ có lên án không, có cân nhắc mua sản phẩm iPhone sản xuất trong điều kiện đó không, khi mỗi người bỏ tiền ra mua sản phẩm này đồng nghĩa cổ vũ cho việc “đày ải” chính những người công nhân làm ra nó? Chiếc iPhone có đáng được tôn sùng và sử dụng rộng rãi không, khi nó có được một phần do nỗi thống khổ của những người lao động?
Tôi nghĩ đây là bài học nhân văn thật lớn và sâu sắc. Một thông điệp gián tiếp mà các nhà sản xuất, nhà quản lý và người công nhân phải học thuộc lòng. Không thể sản xuất chỉ để sản xuất; không thể tự hào với sản phẩm được sản xuất ra khi nó được hình thành bởi sự vắt kiệt chính người công nhân làm ra sản phẩm ấy.
Mô hình nhà ở cho công nhân Khu Công nghiệp Hòa Cầm tại thành phố Đà Nẵng. Công trình trị giá gần 200 tỷ đồng này đã được khởi công xây dựng từ tháng 4/2019. Ảnh: nguoitieudung.vn |
Nếu chúng ta bằng lòng quanh quẩn với “ao làng” theo kiểu “tự sản tự tiêu” thì cứ làm như cách cũ, như giai đoạn tích lũy tiền tư bản “dã man” cách đây hàng trăm năm ở phương Tây. Còn nếu chúng ta muốn bơi ra biển lớn thì cần đặt người công nhân vào trung tâm của sự phát triển. Họ cần được đáp ứng những điều kiện ăn ở tốt hơn nữa.
Việc Apple quyết định không đặt nhà máy lắp ráp iPhone ở Việt Nam vì thế cần được coi là một bài học nghiêm túc, một thông điệp nhân văn.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/8 |
Ngồi giữa Ba Đình mơ đảo Síp |
Món quà của người Ca Dong đã đến được mâm cơm người lao động khó khăn mùa dịch |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.