
![]() |
Ảnh minh họa. |
Phóng viên báo Nhân Dân, Phùng Nguyên đã hỏi, đúng lúc tôi đang ở Sài Gòn, chứng kiến đại dịch làm bộc lộ rõ hơn bao giờ hết những điểm dễ tổn thương của một nền kinh tế dựa trên sản xuất tập trung và lao động giản đơn.
Những người công nhân có việc làm phải chen chúc tạm bợ với chủ trương "3 tại chỗ" tại các nhà máy tập trung không thiết kế cho hàng ngàn người ở lại, mà cuối cùng cũng không ngăn được dịch bệnh. Những người công nhân thất nghiệp cùng quẫn như giam lỏng trong các nhà trọ chật chội, để rồi bùng lên thành làn sóng hồi hương. Con số có đến hàng triệu người. Nỗi sợ, làm cho khá nhiều trong số họ không dám nghĩ đến chuyện quay trở lại Sài Gòn hoa lệ.
Trong lúc đó, nói hơi xấu hổ, chứ tất cả các công nghệ thông tin (CNTT) mà tôi biết đều phát triển mạnh trong đại dịch. Tuy cũng là “nhà máy” nhưng internet đã giúp họ không phụ thuộc vào dây chuyền và cơ chế quản lý tập trung, họ có thể dễ dàng chuyển sang WFH mà năng suất không giảm đáng kể. Trong khi đó nhu cầu toàn cầu lại tăng vọt.
Vậy sao không tạo cơ hội “chuyển đổi số” các công nhân sang các công ty CNTT?
Tôi chia sẻ ý tưởng này trong nhóm 198, nhóm gần 100 doanh nghiệp đối tác của FUNiX, đã “thề” cùng nhau gánh vác nhiệm vụ “đào tạo con người cách mạng” cho cách mạng 4.0.
Nhiều ý kiến tỏ ra e ngại. Những người đi làm công nhân đã quen với công việc máy móc, và xuất thân là học lực có lẽ cũng chỉ trung bình, liệu có học được không?
Nhưng cũng có nhiều lãnh đạo lạc quan. Làm quen với máy móc và tác phong kỷ luật của công nhân chính là điểm mạnh khi học CNTT. Học lực thời phổ thông chỉ đánh giá qua điểm số, đâu có đánh giá sự quyết tâm, kiên trì, ham hỏi như mô hình tự học của FUNiX.
Tôi trao đổi với mấy anh bạn làm bên Tổng LĐLĐ Việt Nam. Họ cũng nghi ngờ: "Làm sao công nhân có thể học lập trình được?". Tôi đùa, công nhân là giai cấp tiên phong của Đảng, giờ Đảng kêu gọi làm “cách mạng” các chú lại nghi ngờ lực lượng tiên phong là sao. Trong suốt thời gian qua, với mô hình mở của FUNiX, chúng tôi đã giúp rất nhiều các bạn lao động tự do chuyển đổi thành công. Và so với các bạn đó, công nhân không hề có điểm gì thua kém.
Bàn chán rồi kết luận, cái gì cũng cần bắt đầu. Bạn phóng viên báo Nhân Dân "chốt": Tại sao không cho những người công nhân một cơ hội để có thể chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao tri thức, thực sự trở thành tiên phong. Ai cũng có cơ hội, thì đất nước sẽ có cơ hội!
Các công ty cam kết sẽ đồng hành FUNiX, tài trợ học bổng, theo dõi sát sao cam kết tuyển dụng. Các cố vấn xung phong thiết kế lại chương trình cho sát thực tế. Các cán bộ chăm sóc sinh viên của FUNiX rất háo hức được sát cánh cùng những người công nhân cam kết tự thay đổi vận mệnh của mình.
Ngày 20/11 đã có công nhân đầu tiên đăng ký tham gia chương trình!
![]() Sáng ngày 25/11, Lãnh đạo LĐLĐ TP Hà Nội đã trao danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến trong công nhân, viên chức, ... |
![]() Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hầu hết các mặt của đời sống xã hội. Tại các doanh nghiệp, việc tái khởi ... |
![]() Công đoàn Công ty Đầu tư thương mại Thành Công (trụ sở tại quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) đã hỗ trợ những công ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
