Ai bảo vệ cán bộ công đoàn khi cán bộ công đoàn bảo vệ đoàn viên, người lao động?

Hoạt động Công đoàn - TS. PHẠM THỊ THU LAN, Viện Công nhân và Công đoàn

Trong thực tế nhiều cán bộ công đoàn vẫn phải chịu các hành vi phân biệt đối xử mà không được bảo vệ như bị hạ thấp uy tín, không được đảm bảo điều kiện hoạt động công đoàn, bị luân chuyển, giáng chức hoặc sa thải khi thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi đoàn viên và người lao động.

Công đoàn bảo vệ đoàn viên, người lao động

Với vai trò là tổ chức đại diện cho đoàn viên và người lao động (ĐV&NLĐ) theo Hiến pháp và pháp luật, Công đoàn (CĐ) có thể thực hiện bảo vệ ĐV&NLĐ thông qua ba hình thức sau: chăm lo, tiếng nói và đồng quyết định.

Ai bảo vệ cán bộ công đoàn khi cán bộ công đoàn bảo vệ đoàn viên, người lao động?
Cán bộ công đoàn tỉnh Phú Thọ thăm hỏi công nhân lao động làm việc. Ảnh: Hoàng Tuấn.

Chăm lo là hoạt động sử dụng nguồn lực sẵn có của CĐ, nguồn ngân sách của CĐ để cung cấp các dịch vụ xã hội cho ĐV&NLĐ không phải thương lượng với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Các hoạt động chăm lo phổ biến được CĐ thực hiện như thăm hỏi ĐV&NLĐ khi ốm đau, tai nạn lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội, thăm hỏi, tặng quà, từ thiện trong các dịp lễ tết, ngày giỗ Tổ 10/3, Ngày Giải phóng 30/4, Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Ngày thành lập Công đoàn 28/7, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, tết Trung Thu, Ngày Quốc khánh 2/9… Tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có, CĐ có toàn quyền quyết định chăm lo cái gì, chăm lo như thế nào và mức độ chăm lo ra sao. Vai trò chăm lo ít đòi hỏi CĐ phải tác động hoặc gây ảnh hưởng tới NSDLĐ nhất.

Tiếng nói là việc CĐ tham gia ý kiến, tham vấn, đối thoại về các vấn đề liên quan tới ĐV&NLĐ với các bên liên quan, bao gồm Nhà nước, các hiệp hội… ở cấp vĩ mô, và NSDLĐ ở cấp vi mô. Ở hình thức này, CĐ lên tiếng về các vấn đề ĐV&NLĐ gặp phải tại nơi làm việc, nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về các bên liên quan. Xét ở mức độ hiệu quả trong việc gây ảnh hưởng tới NSDLĐ nhằm đại diện bảo vệ quyền lợi của ĐV&NLĐ, tiếng nói được xếp hạng thứ hai.

Đồng quyết định là cách CĐ cùng với các bên ra quyết định về các vấn đề liên quan tới ĐV&NLĐ, cả ở cấp vĩ mô và vi mô, chủ yếu tập trung vào lợi ích thương lượng giữa hai bên CĐ đại diện cho ĐV&NLĐ với NSDLĐ. Hình thức phổ biến nhất của đồng quyết định tại nơi làm việc là thương lượng tập thể. Đồng quyết định đòi hỏi sự dân chủ thảo luận trong nội bộ tổ chức CĐ và với bên ngoài tổ chức, đòi hỏi sự đồng thuận của các bên. Để thực hiện được đồng quyết định, CĐ phải có khả năng gây ảnh hưởng tới các bên ở mức độ cao bằng sức mạnh của mình.

Trong trường hợp không thể đạt được sự đồng thuận tự nguyện, CĐ phải đấu tranh thông qua vũ khí đình công. Đấu tranh đôi khi là sự đối đầu, nhưng sự đối đầu này là cần thiết để đi đến sự thỏa thuận và cùng quyết định. Khi thỏa thuận đạt được, sự đối đầu mất đi, sự ổn định lặp lại và bền vững hơn so với việc né tránh đối đầu và chấp nhận chịu đựng thua thiệt. Trong nhiều trường hợp nếu không đấu tranh, CĐ sẽ không thể tham gia vào quá trình ra quyết định của NSDLĐ. Đồng quyết định được xếp ở mức độ gây ảnh hưởng tới NSDLĐ cao nhất. Tùy theo tính chất, nội dung và bối cảnh cụ thể, CĐ quyết định lựa chọn mức độ gây ảnh hưởng phù hợp để thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi ĐV&NLĐ.

Ai bảo vệ cán bộ công đoàn khi cán bộ công đoàn bảo vệ đoàn viên, người lao động?

Khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho công nhân Công ty Cổ phần thủy sản NTSF(Cần Thơ) do Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức. Ảnh: LĐLĐ Cần Thơ.

Trong ba mức độ gây ảnh hưởng, mức độ chăm lo là mức độ an toàn nhất đối với cán bộ CĐ. Cán bộ CĐ chăm lo cho ĐV&NLĐ không chỉ mang lại lợi ích cho ĐV&NLĐ mà còn mang lại lợi ích cho cả NSDLĐ bởi ĐV&NLĐ được chăm lo tốt sẽ có động lực để làm việc với năng suất tốt hơn. Cán bộ CĐ ít khi bị phân biệt đối xử khi thực hiện vai trò chăm lo cho ĐV&NLĐ.

Tuy nhiên, không phải CĐ cứ chăm lo tốt cho ĐV&NLĐ là không có tranh chấp lao động xảy ra. Chẳng hạn khi khủng hoảng xảy ra, NSDLĐ thay đổi chính sách ảnh hưởng tới quyền lợi của ĐV&NLĐ. Lạm phát gia tăng làm giảm sức mua của tiền lương, đòi hỏi CĐ đôi khi phải dùng tới quyền đình công để thương lượng tăng lương cho ĐV&NLĐ. Vai trò tiếng nói của CĐ trong xây dựng chính sách của NSDLĐ cũng như thương lượng với NSDLĐ liên quan tới quyền lợi của ĐV&NLĐ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc lên tiếng bảo vệ quyền lợi ĐV&NLĐ lại tạo ra rủi ro cho cán bộ CĐ. Trong thực tế, nhiều cán bộ CĐ đã bị gây khó khăn trong công việc, bị ảnh hưởng tới quyền lợi hoặc bị mất việc khi lên tiếng bảo vệ ĐV&NLĐ.

Ai bảo vệ cán bộ công đoàn?

Bộ luật Lao động 2019 có quy định bảo vệ cán bộ CĐ thông qua việc luật hóa nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử đối với cán bộ CĐ khi CĐ thực hiện vai trò đại diện cho ĐV&NLĐ. Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm đối với NSDLĐ liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (CĐ là một tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở), bao gồm: (1) hành vi phân biệt đối xử đối với NLĐ, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện NLĐ, cụ thể: Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động; Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển NLĐ làm công việc khác; Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động; Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở; và (2) hành vi can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.

Ai bảo vệ cán bộ công đoàn khi cán bộ công đoàn bảo vệ đoàn viên, người lao động?
Đoàn viên công đoàn đến mượn sách tại Tủ sách Công đoàn thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế). Ảnh: ĐVCC.

Bên cạnh quy định cấm phân biệt đối xử tại nơi làm việc, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định bảo vệ cán bộ CĐ và ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, cụ thể: (1) Phải có thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (khoản 3, Điều 177); (2) Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động (khoản 4, Điều 177).

Để thực hiện các điều khoản pháp luật, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định biện pháp xử phạt hành chính có thể lên tới 50 triệu đồng nếu NSDLĐ phân biệt đối xử đối với cán bộ CĐ, đồng thời quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc NSDLĐ phải nhận cán bộ CĐ trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày không được làm việc (khoản 3b, Điều 35); buộc NSDLĐ phải cải chính thông tin sai sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ CĐ đối với NLĐ (khoản 3c, Điều 35); buộc NSDLĐ trả lương đầy đủ cho NLĐ trong thời gian hoạt động CĐ (khoản 2a, Điều 36); buộc NSDLĐ phải bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho tổ chức CĐ, bố trí thời gian làm công tác CĐ theo quy định của pháp luật (khoản 4, Điều 34) và các điều khoản khác.

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cán bộ CĐ vẫn phải chịu các hành vi phân biệt đối xử mà không được bảo vệ như bị hạ thấp uy tín, không được đảm bảo điều kiện hoạt động CĐ, bị luân chuyển, giáng chức hoặc sa thải khi thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi ĐV&NLĐ. Các hành vi phân biệt đối xử diễn ra khá phổ biến và tinh vi. Cho đến nay, rất ít vụ việc liên quan tới phân biệt đối xử và can thiệp thao túng chống CĐ được đưa ra trọng tài hay tòa án. Thông thường, khi cán bộ CĐ bị phân biệt đối xử, cách giải quyết là CĐ cấp trên đóng vai trò trung gian giữa cán bộ CĐ cơ sở và NSDLĐ để hòa giải và trọng tài nhằm giải quyết dựa trên quy định pháp luật. CĐ cấp trên thường thảo luận với cán bộ CĐ cơ sở về cách giải quyết và cán bộ CĐ cơ sở thường bày tỏ mong muốn giải quyết nội bộ bằng cách thỏa thuận giữa hai bên thay vì đưa ra khởi kiện vì liên quan tới việc tiếp tục mối quan hệ và công việc sau này. Trong nhiều trường hợp xấu nhất cần khởi kiện, cán bộ CĐ phải chịu thiệt và bị mất việc khi không có bằng chứng để chứng minh. Điều này cho thấy việc dựa vào cơ chế pháp luật để bảo vệ cán bộ CĐ trong giai đoạn hiện nay không phải là giải pháp hiệu quả.

Ai bảo vệ cán bộ công đoàn khi cán bộ công đoàn bảo vệ đoàn viên, người lao động?

Công nhân Công ty Cổ phần TKG TaeKwang Vina (Đồng nai) trong giờ làm việc. Ảnh: CĐ TKG.

Đoàn viên, người lao động là người bảo vệ cán bộ công đoàn hiệu quả nhất

Thực tế ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp cán bộ CĐ bị điều chuyển vị trí công việc khi lên tiếng bảo vệ quyền lợi ĐV&NLĐ, ĐV&NLĐ đã đình công hoặc có hành động tập thể phản ứng và yêu cầu NSDLĐ phục hồi lại vị trí công việc cho cán bộ CĐ. Ở một công ty Điện tử tại Khu công nghiệp Hà Nội, ĐV&NLĐ ký đơn tập thể yêu cầu NSDLĐ phải khôi phục lại chức vụ cũ cho chủ tịch CĐ cơ sở. Ở một doanh nghiệp may tại Thành phố Hồ Chí Minh, NLĐ đã đình công đòi giữ lại chủ tịch CĐ cũ. Đây là những minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của CĐ dựa vào ĐV&NLĐ trước khi trông đợi vào sự bảo vệ thông qua biện pháp pháp lý.

CĐ là tổ chức tự nguyện của ĐV&NLĐ. ĐV&NLĐ thành lập ra tổ chức, xác định mục đích, mục tiêu, nội dung và phương pháp hoạt động của tổ chức. Không có vai trò của ĐV&NLĐ, tổ chức CĐ giống như “cá ở ngoài nước”. Quyền làm chủ của ĐV&NLĐ đối với tổ chức CĐ thể hiện ở việc lựa chọn và bầu thủ lĩnh CĐ, đồng thời bảo vệ cán bộ CĐ để cán bộ CĐ thực hiện vai trò đại diện bảo vệ ĐV&NLĐ. Tình đoàn kết và sự sẵn sàng hưởng ứng hoạt động CĐ cũng như bảo vệ cán bộ CĐ của ĐV&NLĐ tạo ra sức mạnh bên trong của tổ chức - là sức mạnh dựa vào ĐV&NLĐ. Với vai trò ĐV&NLĐ giám sát thực thi pháp luật, CĐ có thể buộc NSDLĐ không thể vi phạm pháp luật. Với sự ủng hộ và bảo vệ của ĐV&NLĐ đối với cán bộ CĐ, NSDLĐ không thể vô cớ sa thải cán bộ CĐ. ĐV&NLĐ sẽ buộc NSDLĐ không thể từ chối thương lượng và phải đáp ứng các đề nghị hợp pháp, chính đáng của CĐ trong thương lượng tập thể.

Để ĐV&NLĐ bảo vệ cán bộ CĐ, CĐ cần tăng cường tiếp xúc thường xuyên với ĐV&NLĐ và thiết lập mạng lưới liên lạc hai chiều liên tục giữa CĐ với ĐV&NLĐ để ĐV&NLĐ hiểu hơn về vai trò và trách nhiệm của họ trong CĐ cũng như hành động bảo vệ cán bộ CĐ khi cần. Đây chính là nền tảng để CĐ hoạt động hiệu quả trong đại diện bảo vệ ĐV&NLĐ.

Nâng cao vai trò tổ chức Công đoàn trong xây dựng thỏa ước, xây dựng quan hệ lao động Nâng cao vai trò tổ chức Công đoàn trong xây dựng thỏa ước, xây dựng quan hệ lao động

Sáng 14/10, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo với chủ đề “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ ...

Vai trò của công đoàn trong tăng năng suất lao động Vai trò của công đoàn trong tăng năng suất lao động

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, việc cải thiện, thúc đẩy tăng năng suất lao động (NSLĐ) là yếu ...

Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn

Tại quyết định số 174/QĐ-TLĐ ngày 03/2/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành điều lệ Công đoàn Việt Nam ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nữ Chủ tịch Công đoàn trường tài năng, nhiệt huyết và sáng tạo

Hoạt động Công đoàn -

Nữ Chủ tịch Công đoàn trường tài năng, nhiệt huyết và sáng tạo

Trường THCS Đặng Thúc Vịnh (Đông Thạnh, Hóc Môn, TP. HCM) không chỉ nổi tiếng với những thành tích học tập xuất sắc mà còn bởi tinh thần đoàn kết, sự chăm lo tận tụy dành cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường. Trong đó, vai trò của Công đoàn và đặc biệt là sự lãnh đạo tận tâm của cô Nguyễn Thị Thanh Nhã - Chủ tịch Công đoàn trường - đã tạo nên môi trường làm việc đầy tình thương và sự sẻ chia.

Cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thúy yêu trẻ như con mình

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thúy yêu trẻ như con mình

“Có một nghề không trồng cây trên đất/ Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”. Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy, lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến và nghĩ tới cô giáo Nguyễn Thị Thúy – Công đoàn viên Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Cô đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người hơn 15 năm qua.

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Hoạt động Công đoàn -

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Hoạt động Công đoàn -

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Hoạt động Công đoàn -

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Thầy giáo Phạm Văn Chức - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một nhà giáo tiêu biểu, tận tụy và hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đọc thêm

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Hoạt động Công đoàn -

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên. Ở đây có một lãnh đạo Công đoàn với tác phong gần gũi, nụ cười hiền lành, dễ mến. Chị là Mai Thị Thu Phương, Phó Phòng Tổ chức Hành chính – Phó Chủ tịch Công đoàn của Chi nhánh.

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Hoạt động Công đoàn -

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Nhiều năm qua, Công đoàn Trường THCS Đông Thuận (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) không ngừng phát triển và trở thành điểm tựa cho viên chức, lao động. Để đạt được những thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò của cô Huỳnh Kim Diệu - Chủ tịch Công đoàn trường.

Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương

Công đoàn -

Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương

Thời gian qua, Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân (phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó, sự hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình đoàn viên Trần Thiện Minh Tâm là một hoạt động tiêu biểu, thể hiện tình yêu thương của tổ chức Công đoàn.

Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng

Hoạt động Công đoàn -

Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng

Cô Lê Thị Hoài Thương là giảng viên của Học viện Ngân hàng (Hà Nội), một người giàu nghị lực, đã vượt qua muôn vàn khó khăn để chăm lo cho con gái mắc bệnh hiểm nghèo đồng thời vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình.

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”

Công đoàn -

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”

12 năm công tác tại Trường Tiểu học Hiệp Phú (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) tôi cảm nhận được rằng, chính ngôi trường này là điển hình của mô hình “trường học hạnh phúc”. Vì ở đó, tổ chức Công đoàn đã làm tròn thiên chức “cha mẹ” của người lao động.

Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu

Hoạt động Công đoàn -

Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu

Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm, trao tặng xe đạp và học bổng cho con đoàn viên, công nhân lao động nhân dịp tết Trung thu 2024.