800 tỷ đồng và bản chất của vụ Việt Á
Cà phê tối - 08/01/2022 14:33 VŨ HÙNG
Những đối tượng đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố trong vụ án Việt Á. Ảnh: Báo Người lao động |
Theo ông Tô Ân Xô, Phan Quốc Việt thừa nhận qua việc nâng khống giá, "lót tay", Công ty Việt Á đã "thu lợi trên 500 tỷ đồng".
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang phối hợp với các cơ quan liên quan mở rộng điều tra. Bộ Công an tiếp tục thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để ngăn chặn, loại bỏ "biến thể Việt Á trong tương lai".
Cơ quan điều tra đã phong tỏa, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Việt và các bị can thuộc Công ty Việt Á, bao gồm: hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản. Riêng Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến bị kê biên 8 bất động sản. Một số người có liên quan tự nguyện giao nộp hơn 4,8 tỷ đồng.
Liên quan vụ án, hơn 20 ngày qua, cơ quan điều tra đã khởi tố 19 bị can. Ngày 17/12/2021, Phan Quốc Việt cùng 3 thuộc cấp và ông Tuyến là những bị can đầu tiên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau đó, ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế), Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế), Trịnh Thanh Hùng (Vụ phó Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Văn Định (Giám đốc CDC Nghệ An), Nguyễn Thành Danh (Giám đốc CDC Bình Dương) cùng một số người bị khởi tố với cáo buộc Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo dõi vụ Việt Á, chúng ta thấy rõ, việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm giá rất cao cho 62 CDC trong cả nước, trước hết nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận cho chính Công ty Việt Á (lấy tiền từ ngân sách Nhà nước rất nhiều). Tiếp theo đó, Công ty Việt Á lại chia nhiều % tiền từ việc bán kit test (tiền đều lấy từ ngân sách Nhà nước) cho các cán bộ biến chất ở các CDC khắp cả nước. Cách làm đó của Công ty Việt Á tạo ra động lực để việc móc ngoặc này được xảy ra phổ biến, rộng khắp trong thời kỳ đại dịch đang cực kỳ ác liệt và căng thẳng, số ca tử vong hơn 30 nghìn người.
Những hành vi của Công ty Việt Á gây thiệt hại rất nhiều sức người, sức của, trong khi cả nước dốc toàn lực để đối phó với đại dịch. Không chỉ gây ra thiệt hại to lớn về ngân sách quốc gia, họ còn làm hư hỏng nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước.
Ngày hôm qua, ngay sau khi Bộ Công an thông tin về con số 800 tỷ đồng “hoa hồng” trong vụ kit xét nghiệm Việt Á, một số tờ báo lớn lại tiếp tục dùng thuật ngữ "thổi giá", "nâng khống giá bán" làm sai lệch thông tin của vụ án và làm cho bạn đọc hiểu không đúng bản chất của vấn đề.
Nhà báo Nhật Minh trên trang facebook cá nhân đã phân tích rất chính xác, với vụ Việt Á, dùng thuật ngữ "nâng khống giá bán" là không chính xác. Vì Công ty Việt Á là bên sản xuất, họ được quyền đưa ra giá bán, miễn sao giá bán đó không vượt quá khung quy định của Bộ Y tế. Còn "thổi giá" là hành vi mua đi, bán lại một món hàng hóa, qua nhiều tay trung gian, dẫn đến giá bán cuối cùng cao hơn giá thật ban đầu được đưa ra của người sở hữu. Rõ nét nhất là trong buôn bán bất động sản, việc này luật pháp không cấm, miễn là nộp thuế thu nhập đầy đủ.
Còn ở vụ Việt Á là hành vi gửi giá. Đó là việc bắt tay giữa người mua và người bán. Người mua gửi % vào giá bán của bên bán, sau khi bên mua thanh toán cho bên bán, bên bán sẽ gửi trả lại cho bên mua số tiền % đã gửi.
Như vậy, theo thông tin mà Bộ công an đưa ra, bản chất của vụ Việt Á là một vụ gửi giá thông qua cách gọi là % "hoa hồng". Đây chính là sự tham nhũng của bên mua. Bên mua chi trả bằng tiền ngân sách nên về nguyên tắc, "hoa hồng" được bên bán chi trả, bên mua cũng phải nộp vào ngân quỹ và có hạch toán kế toán. Hành vi này cũng được xem là sự tiếp tay cho tham nhũng của bên bán, nếu Cơ quan điều tra chứng minh được trước đó có thỏa thuận gửi giá giữa hai bên. Gửi giá thực chất là móc ngoặc nhằm thu lợi riêng, hành vi này kín đáo và nguy hiểm hơn cả hành vi đưa, nhận hối lộ.
Không chỉ dừng lại ở hành vi gửi giá, nếu Cơ quan điều tra mở rộng điều tra, rất có thể còn chứng minh được là Công ty Việt Á đã không tự sản xuất ra kít xét nghiệm mà mua hàng lậu, hàng trôi nổi từ đâu đó rồi đóng nhãn Việt Á để mua đi, bán lại thì những người liên quan ở Công ty Việt Á còn mắc thêm tội lừa đảo.
Dư luận rất nghi ngờ Công ty Việt Á khi họ chỉ có một căn phòng 10 mét vuông, với tủ lạnh chỉ để thịt thì làm sao sản xuất kit test có chất lượng chuẩn ISO quốc tế và số lượng kit cực lớn như thế? Rồi căn cứ vào doanh thu, chi phí, lợi nhuận sẽ biết là họ có tự sản xuất hay không?
Hiện tại, các thông tin này chưa được minh bạch nên người dân bức xúc và nghi ngờ là điều không tránh khỏi... Còn nhiều vấn đề xung quanh và bên trong Công ty Việt Á cần phải được làm rõ để vạch trần bản chất của vụ án này.
Vụ án Việt Á chắc chắn còn là một vụ án tham nhũng chính sách, lợi dụng tình hình dịch bệnh không phải tổ chức đấu thầu, để chỉ định giá và chỉ định thầu. Những người trong đường dây liên kết để trục lợi này đều có sự sắp xếp mang tính kịch bản rất tinh vi nhằm hợp thức hoá quy trình xét duyệt và đấu thầu mua sắm thiết bị, sinh phẩm y tế chống dịch, cũng như đánh tráo khái niệm (giữa gửi giá với "thổi giá", "nâng khống giá bán") khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Mục đích nhằm che dấu việc tham nhũng có tổ chức liên kết giữa bên mua và bán.
Người dân cả nước đã thiệt hại, mất mát rất nhiều qua đại dịch, giờ qua vụ Việt Á lại phải chứng kiến một loạt các quan chức, cán bộ, nhân viên nghành Y tế “dính chàm”, trục lợi trên chính nỗi đau người dân. Ai ai cũng thấy căm phẫn và nhức nhối.
Càng căm phẫn, càng nhức nhối, người dân cả nước càng đặt nhiều hi vọng và niềm tin vào Cơ quan điều tra Bộ Công an, các cơ quan chức năng, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sẽ cương quyết không để lọt người, lọt tội, sẽ nhanh chóng vạch trần bản chất của vụ việc ở Việt Á, sẽ sớm đưa tất cả các kẻ chủ mưu và đồng lõa trong vụ án này ra xét xử và chịu sự trừng trị của pháp luật.
Phần trăm của Việt Á và công lý cho bé V. A Báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết kit test của Việt Á có kết quả kiểm định chính ... |
Cú lừa kit test Việt Á và trách nhiệm không chỉ Bộ Y tế! Khi vụ Công ty CP Công nghệ Việt Á (Việt Á) thông đồng thổi giá kit test vỡ lở, dư luận đi từ cú sốc ... |
Công ty Việt Á và những câu hỏi Suốt 2 ngày qua, sau khi sự việc Giám đốc CDC Hải Dương và Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.